ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU HẠT XƠ DÂY THANH QUA NỘI SOI, THANG GRBAS VÀ PHÂN TÍCH CHẤT THANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU HẠT XƠ DÂY THANH QUA NỘI SOI, THANG GRBAS VÀ PHÂN TÍCH CHẤT THANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU HẠT XƠ DÂY THANH QUA NỘI SOI, THANG GRBAS VÀ PHÂN TÍCH CHẤT THANH.Hạt xơ dây thanh (HXDT) là tổn thương niêm mạc lành tính tại điểm nối 1/3 trước – 2/3 sau của bờ tự do dây thanh, có tính chất đối xứng hai bên. Đây là bệnh lý điển hình của những người sử dụng giọng chuyên nghiệp hoặc nghề phải nói nhiều như giáo viên, người bán hàng, ca sĩ [1]. Các nguyên nhân chính gây ra HXDT gồm lạm dụng giọng nói, sử dụng giọng nói sai cách [1], có thể có vai trò đóng góp của các yếu tố như trào ngược dạ dày – thực quản [2] và dị ứng [3]. Đây là một trong những bệnh lý thanh quản phổ biến nhất gặp tại các cơ sở Tai Mũi Họng. Trong HXDT thường có tình trạng rối loạn chức năng phát âmdo cường năng thanh quản kéo dài. Do đó, việc điều trị HXDT tiềm ẩn nhiều phức tạp và dễ tái phát [4]. Hiện tại, các phương pháp điều trị HXDT bao gồm trị liệu giọng nói – ngôn ngữ, phẫu thuật, hoặc phối hợp cả hai phương pháp này [5].

Trong điều trị HXDT dù bằng trị liệu giọng nói hay vi phẫu thanh quản (VPTQ), việc đánh giá cảm thụ giọng nói trước và sau điều trị có tầm quan trọng đặc biệt. Thứ nhất, đánh giá cảm thụ giúp thầy thuốc chẩn đoán được tình trạng rối loạn chức năng phát âm, từ đó đề ra phương thức điều trị phù hợp. Thứ hai, cảm thụ giọng nói là cách đơn giản và trực quan nhất để đánh giá kết quả điều trị. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng các thang cảm thụ trong đánh giá giọng nói trước và sau điều trị đóng vai trò rất quan trọng.

Đánh giá cảm thụ giọng nói là một phương pháp thăm khám trong Tai Mũi Họng trong đó thầy thuốc dùng tai lắng nghe để đánh giá chất giọng của bệnh nhân [6]. Cho đến nay, mặc dù công nghệ về thăm khám và đánh giá khách quan phát triển, đánh giá cảm thụ giọng nói vẫn được coi là một biện pháp không thể bỏ qua [7]. Vì tai người rất nhạy trong việc xác định và phân biệt nhiều loại âm thanh khác nhau, nghe để đánh giá giọng nói là một công cụ hữu ích [8] giúp thầy thuốc định hướng chẩn đoán, từ đó kết hợp với khám thực thể để đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh giọng – thanh quản của bệnh nhân. Khi không có sẵn trang thiết bị khám thực thể (nội soi), thì đánh giá cảm thụ là phương pháp duy nhất giúp định hướng chẩn đoán. Đánh giá cảm thụ cũng giúp thầy thuốc theo dõi, tiên lượng các rối loạn giọng (RLG) trong suốt quá trình điều trị.

Do tầm quan trọng của đánh giá cảm thụ, hiện tại có nhiều thang đánh giá được xây dựng để làm công cụ khám giọng nói. Một trong những thang đánh giá cảm thụ được sử dụng rộng rãi trên thế giới là GRBAS,được giới thiệu và khuyến cáo sử dụng bởi Ủy ban Thăm dò Chức năng phát âm của Hội Thanh học Nhật Bản [8]. Đây được coi là một thang đánh giá giọng có các thông số được định nghĩa rõ ràng, rất phù hợp với các bệnh lý thường gặp ở thanh quản [9, 10]. Các thông số của thang này gồm G (grade = mức độ RLG), R (roughness = giọng khàn thô), B (breathiness = giọng thở), A (asthenia = giọng nhược), và S (strain = giọng căng).

Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có đề tài nào ứng dụng thang GRBAS trong đánh giá giọng nói trước và sau VPTQ điều trị các tổn thương lành tính thanh quản nói chung và HXDT nói riêng. Do đó, chúng tôi áp dụng thang này trong đánh giá kết quả vi phẫu HXDT để nghiên cứu khả năng ứng dụng của nó. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:

1. Đánh giá kết quả vi phẫu hạt xơ dây thanh qua nội soi, thang GRBAS và phân tích chất thanh.

2. Đối chiếu kết quả nội soi, phương pháp đánh giá bằng thang GRBAS và phân tích chất thanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU HẠT XƠ DÂY THANH QUA NỘI SOI, THANG GRBAS VÀ PHÂN TÍCH CHẤT THANH

17. Nguyễn Giang Long (2000). Hạt xơ dây thanh: Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và ảnh hưởng phát âm thanh điệu, Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.

19. Nguyễn Tuyết Xương (2004). Nghiên cứu tình hình u lành tính dây thanh và đánh giá kết quả vi phẫu qua phân tích ngữ âm, Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.

83. Nguyễn Khắc Hòa (2014). Nghiên cứu nội soi hoạt nghiệm, phân tích chất thanh và đánh giá kết quả điều trị u nang dây thanh, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.

84. Nguyễn Duy Dương, Livesey JR (2006). Bước đầu nghiên cứu các thông số rung động dây thanh trên người không có bệnh thanh quản.Tạp Chí Tai Mũi Họng, 2, 64-70.

MỤC LỤC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU HẠT XƠ DÂY THANH QUA NỘI SOI, THANG GRBAS VÀ PHÂN TÍCH CHẤT THANH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1. Nghiên cứu về HXDT 3
1.1.2. Nghiên cứu về đánh giá cảm thụ 4
1.1.3. Nghiên cứu đối chiếu thông số cảm thụ và chất thanh 6
1.2. Sinh lý phát âm 8
1.2.1. Thuyết đàn hồi cơ – khí động học 8
1.2.2. Thuyết thân – vỏ (body – cover) về điều khiển phát âm 11
1.3. Đánh giá cảm thụ giọng nói 12
1.3.1. Tổng quan các thang đánh giá cảm thụ 12
1.3.2. Thang GRBAS 17
1.4. Độ tin cậy trong đánh giá cảm thụ 21
1.4.1. Độ tin cậy trong cùng 1 người đánh giá 21
1.4.2. Độ tin cậy giữa nhiều người đánh giá 22
1.5. Phân tích chất thanh của giọng nói 24
1.5.1. Nguyên lý 24
1.5.2. Thu thập số liệu ngữ âm 25
1.5.3. Các thông số chất thanh cơ bản của giọng nói 25
1.6. Hạt xơ dây thanh 26
1.6.1. Nguyên nhân 26
1.6.2. Cơ chế bệnh sinh 27
1.6.3. Triệu chứng 27
1.6.4. Điều trị 29
Chương 2:ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.1. Nhóm nghiên cứu 31
2.1.2. Nhóm đánh giá cảm thụ 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Các bước nghiên cứu 32
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 33
2.2.4. Công cụ nghiên cứu 33
2.2.5. Thông số nghiên cứu 34
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu 36
2.2.7. Phương pháp thống kê 39
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 40
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU 41
3.1. Thông tin chung 41
3.1.1. Tuổi 41
3.1.2. Giới 42
3.1.3. Nghề nghiệp 42
3.1.4. Triệu chứng cơ năng 42
3.1.5. Kết quả nội soi Tai Mũi Họng và thanh quản trước mổ 43
3.1.6. Độ tin cậy trong đánh giá bằng thang GRBAS 45
3.1.7. Điểm số của thang GRBAS trước mổ 48
3.1.8. Kết quả phân tích chất thanh trước mổ 51
3.2. Đánh giá kết quả vi phẫu hạt xơ dây thanh qua nội soi, thang GRBAS và phân tích chất thanh 52
3.2.1. Đánh giá kết quả vi phẫu HXDT qua nội soi thanh quản 52
3.2.2. Đánh giá kết quả vi phẫu HXDT qua thang GRBAS 55
3.2.3. Đánh giá kết quả vi phẫu HXDT qua phân tích chất thanh 58
3.3. Đối chiếu kết quả nội soi, phương pháp đánh giá bằng thang GRBAS và phân tích chất thanh. 60
3.3.1. Đối chiếu kết quả nội soi và phương pháp đánh giá bằng thang GRBAS 60
3.3.2. Đối chiếu kết quả nội soi và phương pháp đánh giá bằng phân tích chất thanh 60
3.3.3. Đối chiếu thang GRBAS với phân tích chất thanh 61
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN 65
4.1. Thông tin chung 65
4.1.1. Tuổi 65
4.1.2. Giới 65
4.1.3. Nghề nghiệp 66
4.1.4. Triệu chứng cơ năng 66
4.2. Độ tin cậy trong đánh giá bằng thang GRBAS 68
4.2.1. Độ tin cậy trong cùng 1 người đánh giá 68
4.2.2. Độ tin cậy giữa các cá nhân trong nhóm đánh giá 69
4.3. Tình trạng thanh quản, điểm số GRBAS và chất thanh trước phẫu thuật 71
4.3.1. Thanh quản 71
4.3.2. Điểm số cảm thụ của các thông số GRBAS trước phẫu thuật 74
4.3.3. Chất thanh trước phẫu thuật 75
4.4. Đánh giá kết quả vi phẫu hạt xơ dây thanh qua nội soi, thang GRBAS và phân tích chất thanh 77
4.4.1. Đánh giá kết quả vi phẫu HXDT qua nội soi thanh quản 77
4.4.2. Đánh giá kết quả vi phẫu HXDT bằng thang GRBAS 79
4.4.3. Đánh giá kết quả vi phẫu HXDT qua phân tích chất thanh 81
4.5. Đối chiếu kết quả nội soi, phương pháp đánh giá bằng thang GRBAS và phân tích chất thanh 83
4.5.1. Đối chiếu kết quả nội soi và thang GRBAS 83
4.5.2. Đối chiếu kết quả nội soi và phân tích chất thanh 84
4.5.3. Đối chiếu thang GRBAS với phân tích chất thanh 86
KẾT LUẬN 88
KHUYẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các bước nghiên cứu 32
Bảng 2.2. Cơ sở cách cho điểm các thông số thanh quản 35
Bảng 3.1. Tình trạng thanh quản trước phẫu thuật 43
Bảng 3.2. Các dấu hiệu cường năng thanh quản trước phẫu thuật 45
Bảng 3.3. Tỷ lệ điểm số lần 2 trùng khít hoặc chênh ± 1 điểm so với điểm số lần 1 cho cả 5 thông số 45
Bảng 3.4. Tần suất điểm số lần 2 trùng khít hoặc chênh ± 1 điểm so với điểm số lần 1 cho từng thông số 46
Bảng 3.5. So sánh điểm GRBAS trung bình lần 1 và 2 của 5 người đánh giá 46
Bảng 3.6. Hệ số tương quan (r) giữa điểm số đánh giá lần 1 và lần 2 của 5 người đánh giá 47
Bảng 3.7. Hệ số tương quan đồng hạng ICC* 47
Bảng 3.8. Ma trận tương quan giữa 5 người đánh giá 48
Bảng 3.9. Điểm số trung bình GRBAS trước phẫu thuật 49
Bảng 3.10. Tương quan giữa các thông số trong thang GRBAS 50
Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất thanh trước mổ 51
Bảng 3.12. So sánh các thông số thanh quản trước và sau mổ 1 tháng 52
Bảng 3.13. So sánh điểm số thực thể thanh quản trước và sau mổ 54
Bảng 3.14. Các dấu hiệu cường năng phát âm trước và sau mổ 54
Bảng 3.15. Điểm số trung bình GRBAS sau mổ 55
Bảng 3.16. So sánh điểm số GRBAS của /a/ trước và sau mổ 56
Bảng 3.17. So sánh điểm số GRBAS của /i/ trước và sau mổ 57
Bảng 3.18. Kết quả chất thanh sau mổ 58
Bảng 3.19. So sánh chất thanh trước và sau mổ 59
Bảng 3.20. Đối chiếu kết quả nội soi với thang GRBAS 60
Bảng 3.21. Đối chiếu nội soi thanh quản và chất thanh 61
Bảng 3.22. Mối tương quan giữa G và các thông số chất thanh 62
Bảng 3.23. Mối tương quan giữa R và các thông số chất thanh 62
Bảng 3.24. Mối tương quan giữa B và các thông số chất thanh 63
Bảng 3.25. Mối tương quan giữa A và các thông số chất thanh 63
Bảng 3.26. Mối tương quan giữa S và các thông số chất thanh 64
Bảng 4.1. So sánh chất thanh giữa HXDT trước phẫu thuật và kết quả của Nguyễn Duy Dương và Livesey 76
Bảng 4.2. So sánh chất thanh giữa HXDT sau phẫu thuật và kết quả của Nguyễn Duy Dương và Livesey 82


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi 41
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp 42
Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng cơ năng về giọng 42
Biểu đồ 3.4. Điểm số trung bình GRBAS trước mổ 49
Biểu đồ 3.5. Điểm số nội soi thanh quản trước mổ và sau mổ của 30 bệnh nhân 53
Biểu đồ 3.6. Điểm số trung bình GRBAS sau mổ 55
Biểu đồ 3.7. So sánh điểm số trung bình GRBAS của /a/ trước và sau mổ 56
Biểu đồ 3.8. So sánh điểm số trung bình GRBAS của /i/ trước và sau mổ 57

Leave a Comment