Đánh giá kết quả xạ trị bổ trợ một số Sacôm mô mềm tại bệnh viện K giai đoạn 2006-2011
Luận văn Đánh giá kết quả xạ trị bổ trợ một số Sacôm mô mềm tại bệnh viện K giai đoạn 2006-2011.Sacôm mô mềm (SCMM) là ung thư của mô liên kết có nguồn gốc trung mô (trừ xương, tạng, tổ chức liên võng nội mô) và mô thần kinh ngoại vi. SCMM là loại ung thư không nằm trong 10 ung thư hay gặp, nhưng đa dạng về vị trí và loại mô bệnh học. Bệnh phân bố ở hai vị trí mô mềm chủ yếu: vị trí ngoại vi gồm đầu cổ, thân mình, tứ chi. Vị trí trung tâm gồm trung thất, khoang sau phúc mạc, mạc treo ruột. Chẩn đoán sacôm mô mềm ngoại vi thường dễ hơn sacôm mô mềm trung tâm do u hay gặp hơn, dễ dàng nhìn thấy và sờ nắn, thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn gặp nhiều bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn do bệnh nhân chủ quan và phẫu thuật viên ở những cơ sở chưa có kinh nghiệm chẩn đoán, xử trí đúng theo nguyên tắc phẫu thuật ung thư nên tỷ lệ tái phát cao [44],[51].
Điều trị sacôm mô mềm phụ thuộc vào vị trí u, giai đoạn bệnh và độ ác tính của tế bào. Trước đây, điều trị sacôm mô mềm chủ yếu bằng phẫu thuật. Gần đây, với sự hiểu biết sâu về bệnh lý sacôm mô mềm, về các biện pháp điều trị bổ trợ như xạ trị và hóa trị đã giúp hạn chế tái phát, kết quả điều trị sacôm mô mềm có khả quan hơn. Theo Rosenberg và cộng sự (1982), nhờ phối hợp phẫu thuật với xạ trị bổ trợ đã giảm tỷ lệ cắt chi từ 32% xuống còn 10% trong khi tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt 54% – 74% [45],[78].
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về đánh giá kết quả điều trị sacôm mô mềm. Năm 2000, Nguyễn Đại Bình báo cáo kết quả nghiên cứu 141 bệnh nhân SCMM: tỷ lệ sống thêm 3 năm sau phẫu thuật đơn thuần là 39,6%, phẫu thuật có xạ trị bổ trợ 46,8% [9], [10]; theo độ mô học I, II và III tương ứng là 57,6%; 49,4% và 26,7%; sống thêm theo T: T1= 81,8%; T2 = 50,6%; T3 = 13,6% [13],[14],[15] .
Để ngày càng nâng cao chất lượng điều trị sacôm mô mềm, cần nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, các phương thức điều trị và mối liên quan, cũng như ảnh hưởng của nó tới kết quả điều trị. Mặc dự điều trị sacôm mô mềm chủ yếu là phẫu thuật, song xạ trị bổ trợ đã được chứng minh giúp hạn chế tái phát sau phẫu thuật, có thể tạo điều kiện chuyển khối u từ không thể mổ bảo tồn sang có thể mổ bảo tồn, tránh phẫu thuật quá rộng không cần thiết ảnh hưởng đến chức năng chi. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sacôm mô mềm được xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật tại Bệnh viện K từ năm 2006 – 2011.
2. Đánh giá kết quả xạ trị bổ trợ một số sacôm mô mềm tại Bệnh viện K 2006-2011.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1. DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN 13
1.1. Lịch sử bệnh 13
1.2. Tỷ lệ mắc sacôm mô mềm 13
1.3. Nguyên nhân 15
2. CHẨN ĐOÁN 15
2.1. Chẩn đoán xác định 15
2.1.1. Lâm sàng 15
2.1.2. Cận lâm sàng 16
2.1.3. Một số thăm dò cận lâm sàng khác 19
2.2. Chẩn đoán phân biệt: 19
2.3. Phân loại mô bệnh học sacôm mô mềm 19
2.3.1. Nguyên tắc phân loại: 19
2.3.2 Phân loại mô bệnh học sacôm mô mềm 22
2.3.3. Xếp độ mô học 25
2.4. Giai đoạn bệnh 28
2.4.1. U nguyên phát 28
2.4.2. Hạch khu vực 28
2.4.3. Di căn xa 29
2.4.4. Bảng xếp giai đoạn bệnh: 29
3. ĐIỀU TRỊ 30
3.1. Nguyên tắc điều trị 30
3.2. Phẫu thuật 30
3.3. Điều trị bổ trợ 34
3.3.1. Xạ trị bổ trợ: 34
3.3.2. Hoá trị bổ trợ 41
3.4. Phác đồ điều trị sacôm mô mềm 42
3.5. Các nghiên cứu về kết quả điều trị Sacôm mô mềm 44
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 47
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 47
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 47
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu : 47
2.2.2. Tính cỡ mẫu 48
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 48
2.3.1. Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học 48
2.3.2. Nghiên cứu về điều trị: 50
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC 53
3.1.1. Tuổi 53
3.1.2. Giới tính 54
3.1.3. Triệu chứng đầu tiên 55
3.1.4. Thời gian bị bệnh 56
3.1.5. Tiền sử bệnh 57
3.1.6. Vị trí u 57
3.1.7. Kích thước U 58
3.1.8. Triệu chứng U 59
3.1.9. Độ mô học 60
3.1.10. Đánh giá T 61
3.1.11. Đánh giá N 62
3.1.12. Giai đoạn bệnh 62
3.1.13. Mô bệnh học 63
3.1.14. Liên quan độ mô học và tiến triển 64
3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 64
3.2.1. Phương pháp phẫu thuật 64
3.2.2. Điều trị bổ trợ 65
3.2.3. Phương pháp xạ trị 65
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 66
3.3.1. Thông tin theo dõi chung 66
3.3.2. Sống thêm sau từng năm 66
3.3.3. Sống thêm 5 năm 67
3.3.4. Tình trạng tái phát, di căn 68
3.3.5. Liên quan sống thêm 5 năm với một số yếu tố 71
Chương 4: BÀN LUẬN 79
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 79
4.1.1. Tuổi và giới 79
4.1.2. Bàn luận tiền sử, bệnh sử và một số biểu hiện lâm sàng 80
4.1.3. Vị trí và kích thước tổn thương u nguyên phát 81
4.1.4. Tình trạng di căn hạch 81
4.1.5. Đặc điểm về mô bệnh học 82
4.1.6. Giai đoạn bệnh 84
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 85
4.2.1. Đặc điểm điều trị 85
4.2.2. Kết quả điều trị 87
4.2.3. Liên quan sống thêm với một số yếu tố 89
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.TIẾNG VIỆT
1 . Phạm Hoàng Anh, VũHoài Nga, Trần Hồng Trường cs [1995]: Ung thư trên người Hà Nội 1994. Tạp chí YHTH, Chuyên san ung thưhọc 11/95, tr. 96-98.
2 . Phạm Hoàng Anh, VũHoài Nga, Trần Hồng Trường cs [2002]: Tình hình bệnh ung thư ởHà Nội giai đoạn 1996-1999. YHTH, số431/2002, Hội thảo quốc gia vềphòng chống ung thư10/2002, tr. 4-11.
3 . Nguyễn Đại Bình [1997]:Ung thưphần mềm, Trong : Bài giảng ung thưhọc, Bộmôn ung thưTrường đại học Y Hà Nội, NXB Y học, 1997, tr.239-245.
4 . Nguyễn Đại Bình, Đoàn Hữu Nghị, Hoàng Xuân Kháng cs [1997]:Đánh giá kết quảsửdụng kim sinh thiết chẩn đoán u xương và phần mềm qua 103 trường hợp tại bệnh viện K Hà nội từ1/1996 đến 6/1997. YH thành phốHCM, Sốdặc biệt chuyên đềung thư, tháng 9/1997. Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư, tr. 68-71. xg,pm
5 . Nguyễn Đại Bình [1997]: Nguyên nhân ung thư, Trong : Bài giảng ung thưhọc, Bộmôn ung thưTrường đại học Y Hà Nội, NXB Y học, 1997, tr.31-38.
6 . Nguyễn Đại Bình [1998]:Phân bốung thưphần mềm theo giới, tuổi, vịtrí và mô bệnh học qua 372 trường hợp tại Bệnh viện K Hà Nội. YH thành phốHCM, Phụbản số3, Tập 2/ 1998. Hội thảo phòng chống ung thưTP. HồChí Minh, tr. 260-265.pm
7 . Nguyễn Đại Bình (1999), “Ung thưphần mềm”. Hướng dẫn thực hành chẩn đoán điều trịung thư. 1999. Nhà xuất bản Y học, tr. 337-348.
8 . Nguyễn Đại Bình, Ngô Thu Thoa [1999]: Chẩn đoán nhanh ung thư phần mềm bằng áp lam tếbào và hút kim nhỏ. YH thành phốHCM, Phụbản tập 4, Số3/ 1999. Hội thảo phòng chống ung thưthành phốHCM, tr.32-36. pm
9 . Nguyễn Đại Bình [2000]:Tái phát, di căn, sống thêm sau điều trịung thưphần mềm ởchi qua theo dõi 3-5 năm tại bệnh viện K Hà Nội. YH thành phốHCM, Phụbản số4, Tập 4/ 2000. Hội thảo phòng chống ung thưTP. HồChí Minh, tr. 430-435.pm
10 . Nguyễn Đại Bình [2000]:Kết quả điều trịung thưphần mềm tại Bệnh viện K 1994-1997. Tạp chí thông tin y dược, Hội thảo quốc tếphòng chống ung thư– Hà Nội 2000, tr.154- 159. pm
11 . Nguyễn Đại Bình (2001), “Ung thưphần mềm”. Bài giảng Ung thưhọc. 2001. Nhà xuất bản Y học, tr. 238-244.
12 . Nguyễn Đại Bình, Lê Đình Roanh, Đặng ThếCăn [2002]:Nghiên cứu xếp độmô học và thời gian sống thêm của sacôm mô mềm tại Bệnh viện K. YHTH, số431/2002, Hội thảo quốc gia vềphòng chống ung thư, tr.168-171.pm
13 . Nguyễn Đại Bình, Đoàn Hữu Nghị[2002]:Sống thêm 5 năm sau phẫu thuật bảo tồn chi ung thưphần mềm. YHTH, số431/2002, Hội thảo quốc gia vềphòng chống ung thư, tr.172-175.pm
14 . Nguyễn Đại Bình, Đoàn Hữu Nghị[2002]:Sống thêm 5 năm sau phẫu thuật đơn thuần ung thưphần mềm tại Bệnh viện K. YH thành phốHCM, Phụbản số4, Tập 6/ 2002. Hội thảo phòng chống ung thư thành phốHCM, tr. 527-532.pm
15 . Nguyễn Đại Bình, Lê Đình Roanh [2002]:Phân tích một số yếu tố liên quan đến tái phát ung thư phần mềm tại Bệnh viện K. YH thành phố HCM, Phụbản số4, Tập 6/ 2002. Hội thảo phòng chống ung thưthành phốHCM, tr. 533-539.pm
16 . Nguyễn Đại Bình [2003]:Nghiên cứu sinh thiết kim lớn, xếp độmô học và một sốyếu tốtiên lượng của sacôm mô mềm tại Bệnh viện K. Luận án tiến sĩY học. Hà Nội 2003.
17 . Nguyễn Đại Bình[2007] Sacôm mô mềm. Trong : Chẩn đoán và điều trịbệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, tr. 369- 382.
18 . Đặng Thế Căn, Hoàng Xuân Kháng, Giang Ngọc Hùng, Lê Đình Roanh [1999], “Giá trị của chẩn đoán sinh thiết tức thì: Nghiên cứu trên 757 trường hợp tại Bệnh viện K Hà Nội” , Tạp chí thông tin y dược, số chuyên đề ung thư, tr.201-203.
19 . Phạm Hùng Cường, Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Sào Trung (1997),“Góp phần nghiên cứu các sacôm phần mềm”. Y học TP. HồChí Minh. 1997. Số đặc biệt chuyên đề Ung thư, tr. 312-320.
- Phạm Hùng Cường, Huỳnh Thảo Luật (1998),“Khảo sát về dịch tễhọc, lâm sàng và giải phẫu bệnh các sacôm phần mềm”. Y học TP. HồChí Minh. 1998(3,2). Số đặc biệt chuyên đề Ung bướu học, tr. 264-271.
21 . Nguyễn Bá Đức [2000]:Ung thưphần mềm, Trong: Hoá chất điều trịbệnh ung thư. NXB Y hoc Y học, tr. 231-235.
22 . Nguyễn Bá Đức [2002]:Những tiến bộ mới trong điều trịung thư. YHTH, số431/2002, Hội thảo quốc gia vềphòng chống ung thư10/2002, tr.12-18. chung
23 . Kramarova E., Cung Tuyết Anh, Hoàng Đình Cầu, Vũ Ngọc Phan, Lê Cao Đài [ 1999]: Nghiên cứu bệnh chứng vềnhiễm chất độc màu da cam và sự xuất hiện ung thư phần mềm và u lympho ác tính không Hodgkin. Tạp chí thông tin y dược, số đặc biệt chuyên đềung thư, tr12-16.
24 . Trần Nguyên Hà, Võ Ngọc Đức, Đoàn Hữu Nam & CS [2004]:Sacôm xương và phần mềm, Trong : Ung bướu học nội khoa, Chủ biên: Nguyễn Chấn Hùng, NXB Y học, 2004, tr. 308-318.xg,pm
25 . Bùi ThịMỹHạnh, Nguyễn Vượng , Lê Đình Roanh và CS [2004]:Phân loại mô bệnh học của ung thưphần mềm tại bệnh viện K. YHTH, số489/2004, Hội thảo quốc gia vềphòng chống ung thư, tr. 168-171.pm
26 . Lê Lộc,Tôn Thất Cầu,Phạm Nguyên Tường, Nguyễn ThịKỳGiang[2006]. Ung thưphần mềm: Điều trịvà theo dõi tại khoa Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí y học thực hành số541. tr. 595.
27 . Đoàn Hữu Nghị, Đặng Vũ Đông [1995]: Đặc điểm bệnh học ung thưphần mềm và kết quảtheo rõi 5 năm trên 602 bệnh nhân tại bệnh viện K từ1977 đến 1995. Tạp chí YHTH, Chuyên san ung thư học 11/95, tr.54-57.
28 . Võ Văn Xuân [2003]:Ung thưphần mềm, Trong : Thực hành xạ trị ung thư, Chủbiên: Nguyễn Bá Đức, NXB Y học, 2003, tr.427-436.