Đánh giá kết quả xạ trị tiền phẫu ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-IIA bằng iridium 192 tại bệnh viện K

Đánh giá kết quả xạ trị tiền phẫu ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-IIA bằng iridium 192 tại bệnh viện K

Luận văn Đánh giá kết quả xạ trị tiền phẫu ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-IIA bằng iridium 192 tại bệnh viện K.Ung thư cổ tử cung là bênh ung thư thường gặp ở phụ nữ, tỷ lê mắc bênh tuỳ thuộc vào từng khu vực địa lý. Tỷ lê tử vong của ung thư cổ tử cung ở nữ giới cao chỉ sau ung thư vú, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, theo thống kê của năm 2001-2004 cho thấy tại Hà Nội ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ tư trong số các ung thư ở phụ nữ, tỷ lệ mắc 7,5/100.000 dân. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai trong các ung thư gặp ở nữ giới, tỷ lệ mắc 16,5/100.000 dân [6],[7],[8], [51].

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm. Tiên lượng bệnh ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào kích thước của khối u, loại mô bệnh học và đặc biệt là giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung. Ngày nay với tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán và điều trị đã giúp các phác đồ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đã ngày càng được hoàn thiện.

Thời kì những năm cuối của thế’ kỷ 19 và đầu thế’’ kỷ 20 ung thư cổ tử cung chỉ được điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần. Xạ trị được ứng dụng điều trị phối hợp ung thư cổ tử cung ở Mỹ với việc sử dụng Radium 226 lần đầu tiên vào năm1913 [42]. Đối với ung thư giai đoạn sớm, xạ trị có tác dụng điều trị triệt để tương đương phương pháp phẫu thuật triệt căn. Phương pháp xạ trị cổ điển đã được thay đổi qua nhiều năm, nhằm tăng hiệu quả điều trị và giảm biến chứng của phóng xạ trong điều trị, cũng như cải thiện về mặt an toàn bức xạ. Vào giữa những năm 60 của thế’ kỷ XX, kỹ thuật xạ trị áp sát nạp nguồn sau (afterloading) được Henschke et al đề xuất và áp dụng đầu tiên tại Mỹ [56]. Kỹ thuật này đã giúp giảm thiểu được nguy cơ bị phơi nhiễm phóng xạ đối với nhân viên y tế” và môi trường xung quanh so với kỹ thuật xạ áp sát nạp nguồn trực tiếp bằng tay. Tùy theo loại nguồn phóng xạ được sử dụng mà xạ áp sát lại chia ra hai kỹ thuật chính là: xạ áp sát xuất liều thấp (LDR – sử dụng nguồn phóng xạ Caesium 137…) và xạ áp sát suất liều cao (HDR – sử dụng nguồn phóng xạ Iridium 192, Cobal 60…) [42], [51], [57], [60].

Kỹ thuật xạ trị áp sát suất liều cao sử dụng nguồn Iridium 192 đã và đang được ứng dụng rông rãi ở các trung tâm xạ trị trên thế giới để điều trị nhiều loại bênh ung thư. Kỹ thuật này có ưu việt là thời gian cho môt lượt điều trị chỉ từ 8-30 phút, rút ngắn hơn rất nhiều so với thời lượng từ 15 – 48 giờ/ lượt điều trị khi sử dụng kỹ thuật xạ trị áp sát suất liều thấp. Do vậy xạ trị áp sát suất liều cao giảm thiểu sự khó chịu cho bênh nhân, giảm bớt sai số do viêc di lêch trong quá trình điều trị, trong khi vẫn đảm bảo hiêu quả điều trị tương đương với kỹ thuật xạ áp sát suất liều thấp [51], [62], [77], [85].

ở Viêt Nam, bệnh viện K là một trong những cơ sở y tế đầu tiên ứng dụng kỹ thuật xạ trị áp sát suất liều cao sử dụng nguồn Iridium 192 để điều trị bênh ung thư nói chung và phối hợp trong điều trị bênh ung thư cổ tử cung giai đoạn IB – IIA nói riêng. Nhưng hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị của phương pháp xạ trị tiền phẫu ung thư cổ tử cung bằng Iridium 192 nạp nguồn sau tại bênh viên K. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu sau:

1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư co tử cung giai đoạn IB-IIA có xạ trị tiền phẫu.

2.  Đánh giá kết quả xạ trị tiền phẫu ung thư co tử cung giai đoạn IB – IIA bằng Iridium 192 tại Bệnh viện K.

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan tài liệu 3

1.1. Đại cương 3

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, mô học và phôi thai học của cổ tử cung 3

1.1.2. Dịch tễ học ung thư cổ tử cung 6

1.2. Đặc điểm bênh học ung thư cổ tử cung 6

1.2.1. Sinh bênh học 6

1.2.2. Tính chất phát triển của ung thư cổ tử cung 8

1.2.3. Mô bênh học 10

1.3. Chẩn đoán 12

1.3.1. Khám sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung 12

1.3.2. Chẩn đoán xác định 13

1.3.3. Chẩn đoán giai đoạn bênh 15

1.3.4. Chẩn đoán tái phát di căn 16

1.4. Điều trị 17

1.4.1. Các phương pháp điều trị 17

1.4.2. Điều trị cụ thể theo giai đoạn bênh 22

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28

2.1. Đối tượng nghiên cứu 28

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: 28

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29

2.2.2. Kỹ thuật thu thập số liêu: 29

2.2.3. Kỹ thuật xạ trị áp dụng trong nghiên cứu 30

2.3. Các bước tiến hành 34

2.4. Xử lý số liêu 37

2.5. Khía cạnh đạo đức 37

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 38

3.1. Đặc điểm lâm sàng 38

3.1.1. Tuổi 38

3.1.2. Lí do vào viên và thời gian xuất hiên triệu chứng 39

3.1.3. Triệu chứng cơ năng và toàn thân 40

3.1.4. Triệu chứng thực thể 41

3.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng 42

3.2. Kỹ thuật điều trị và kết quả 45

3.3. Biến chứng sau điều trị 47

3.4. Tái phát và di căn sau điều trị 49

3.4.1. Tái phát 49

3.4.2. Di căn 49

3.5. Sống thêm tích lũy 50

3.5.1. Sống thêm toàn bô  50

3.5.2. Sống thêm không bệnh 51

3.6. Liên quan giữa đáp ứng sau xạ trị, tái phát, di căn và biến chứng sau

điều trị với môt số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị 52

3.7. Liên quan biến chứng sau xạ trị tiền phẫu với phương pháp xạ trị, liều

xạ trị tiền phẫu 57

Chương 4: Bàn luận  58

4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 58

4.1.2. Tuổi 58

4.1.2. Lí do vào viện 59

4.1.3 Thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đến khi nhập viện 59

4.1.4. Hôi chứng thiếu máu 60

4.1.5. Đặc điểm tổn thương nguyên phát 60

4.1.6. Giai đoạn bênh 62

4.1.7. Đạc điểm chất chỉ điểm u SCC-Ag huyết thanh 63

4.1.8. Đạc điểm mô bênh học 64

4.2. Kết quả Điều trị 66

4.2.1. Cách thức xạ trị và liều xạ 66

4.2.2. Đáp ứng lâm sàng và mô bênh học với xạ trị tiền phẫu 67

4.2.3. Biến chứng muôn sau xạ trị tiền phẫu 69

4.2.4. Tái phát và di căn 71

4.2.5. Sống thêm toàn bô và sống thêm không bênh 71

Kết luận 73

Kiến nghi 75

Tài liệu tham khảo Phụ lục 

Leave a Comment