Đánh giá kiến thức, kỹ năng thực hành của mẹ bệnh nhân nhi hen phế quản trước và sau tham gia
Luận văn Đánh giá kiến thức, kỹ năng thực hành của mẹ bệnh nhân nhi hen phế quản trước và sau tham gia chương trình quản lý hen.Hen phế quản là bệnh mạn tính đường hô hấp phổ biến ở tất cả các lứa tuổi và có tỷ lệ ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em. Tỷ lệ mắc hen phế quản đặc biệt ở trẻ em tại tất cả các quốc gia đang ngày một gia tăng. Theo báo cáo của Tổ chức Phòng chống hen toàn cầu (Global Intiniative for Asthma – GINA) (2005), hàng năm thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen và 25 vạn người chết vì hen. Tại Việt Nam, theo Hiệp hội Hen, Dị ứng và Miễn dịch (2005) có khoảng hơn 5% dân số bị bệnh. Hen phế quản diễn biến kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhi, gia đình và xã hội. Cơn hen kịch phát còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vài năm trở lại đây đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và chứng minh rằng bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nhưng thực tế hiện nay vẫn còn số lượng lớn bệnh nhi hen phải nhập viện, nguyên nhân là do sự hiểu biết của người bệnh, đặc biệt đối với bệnh nhân nhi thì bố, mẹ bệnh nhi về bệnh hen còn chưa đúng và chưa đầy đủ. Vì vậy việc cung cấp kiến thức cho bệnh nhi và bố, mẹ bệnh nhi bị bệnh hen phế quản về cách nhận biết các dấu hiệu lên cơn hen, các yếu tố gây hen, làm bùng phát cơn hen, sử dụng thuốc cắt cơn, dự phòng hen là rất quan trọng.
Để cung cấp kiến thức cho bệnh nhi, bố, mẹ người bệnh bị bệnh hen phế quản trên Thế giới đã triển khai nhiều mô hình truyền thông: Phòng tư vấn hen phế quản, câu lạc bộ bệnh nhân hen. Tại Việt Nam một số cơ sở y tế cũng đã bắt đầu tiến hành các trung tâm tư vấn hen, câu lạc bộ hen. Đã có một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của bố, mẹ bệnh nhi bị bệnh hen phế quản tại bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Nhi Đồng II. Khoa Miễn dịch dị ứng bệnh viện Nhi trung ương đã triển khai chương trình quản lý hen từ nhiều năm gần đây bao gồm khám và tư vấn, tổ chức câu lạc bộ hen. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kiến thức, thực hành của mẹ bệnh nhi hen phế quản trước và sau tham gia chương trình quản lý hen” với các mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá sự thay đổi về kiến thức của mẹ bệnh nhi bị bệnh hen về bệnh hen,
cách điều trị, dự phòng hen phế quản trước và sau tham gia chương trình quản
lý hen.
2. Đánh giá sự thay đổi về kỹ năng thực hành sử dụng bình xịt của mẹ bệnh nhi bị bệnh hen trong điều trị, dự phòng hen phế quản trước và sau tham gia chương trình quản lý hen.
MỤC LỤC Đánh giá kiến thức, thực hành của mẹ bệnh nhi hen phế quản trước và sau tham gia chương trình quản lý hen
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………….. 3
1.1. Lịch sử hen ……………………………………………………………………………………….. 3
1.2. Định nghĩa………………………………………………………………………………………… 4
1.3. Dịch tễ học ……………………………………………………………………………………….. 4
1.4. Yếu tố nguy cơ của hen phế quản …………………………………………………………. 5
1.5. Cơ chế bệnh sinh trong hen phế quản. …………………………………………………… 6
1.6. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. …………………………………………………. 9
1.7. Chẩn đoán hen phế quản. …………………………………………………………………… 10
1.8. Điều trị. …………………………………………………………………………………………… 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………………………………… 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ………………………………………………………………….. 16
2.3. Kiểm soát sai số: ………………………………………………………………………………. 17
2.4. Phân tích và xử lý số liệu …………………………………………………………………… 17
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………….. 18
2.6. Tính khả thi của đề tài……………………………………………………………………….. 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………… 20
3.1. Thông tin chung của nhóm nghiên cứu……………………………………………….. 20
3.2. Kiến thức của mẹ bệnh nhi về bệnh hen phế quản trước và sau tham gia
quản lý hen …………………………………………………………………………………………….. 22
3.3. Tìm hiểu mối liên quan giữa trình độ học vấn của các mẹ bệnh nhi với kiến
thức về bệnh hen …………………………………………………………………………………….. 28
3.4. Đánh giá kỹ năng thực hành của mẹ bệnh nhi trong sử dụng các thuốc điều
trị hen trước và sau khi tham gia chương trình quản lý hen ………………………….. 28
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………… 31
4.1. Thông tin chung của nhóm nghiên cứu……………………………………………….. 31
4.1.1. Thông tin chung của bệnh nhi hen phế quản trong nhóm nghiên cứu … 31
4.1.2. Thông tin về mẹ bệnh nhi ……………………………………………………………. 31
4.2. Kiến thức của mẹ bệnh nhi về bệnh hen phế quản trước và sau tư vấn ……. 32
4.2.1. Kiến thức chung về bệnh ……………………………………………………………. 32
4.2.2. Kiến thức của mẹ bệnh nhi về bệnh hen phế quản trước và sau tư vấn 32
4.3. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ bệnh nhi với kiến thức về bệnh
hen phế quản ………………………………………………………………………………………….. 33
4.4. Kỹ năng xịt thuốc bằng bình xịt định liều babyhaler …………………………….. 33
4.5. Kỹ năng xịt thuốc bằng bình xịt định liều …………………………………………… 33
4.6. Thực hành xịt thuốc của mẹ bệnh nhi hen phế quản trước và sau tư vấn …. 33
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………… 34
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………….. 35