Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một trong các bệnh phổ biến gây tử vong nhiều nhất cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Tần suất mắc bệnh trung bình trong một năm cho mỗi trẻ ỏ vùng thành thị khoảng từ 5 đến 7 lần, ở vùng nông thôn từ 3 đến 5 lần [3],[11]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) thì trong số 11,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong hàng năm ở các nước đang phát triển, có khoảng 19,0% là do NKHHCT [10]. Chương trình toàn cầu về Phòng chống NKHHCT trẻ em của TCYTTG bắt đầu năm 1982, là một hoạt động thực sự quan trọng nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi [3], [42].

Tại Việt Nam, số liệu thống kê trong cả nước cho thấy NKHHCT là lý do phổ biến nhất ở trẻ em đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế và tử vong do viêm phổi (VP) chiếm vị trí hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong ở trẻ em [2], [3], Theo kết qua điều tra tại nhà và thống kê tại một số bệnh viện thì tỷ suất tử vong do NKHHCT khoảng 2,8 – 3,0/1000, chiếm 1/3 tổng số tử vong chung của trẻ em dưới 5 tuổi [3]. Tần suất mắc bệnh có khác nhau tuỳ theo vùng, theo mùa, nhưng trung bình mỗi trẻ mắc từ 3 đến 4 lần/nãm [3]. Nước ta với khoảng 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, thì mỗi năm có từ 30 đến 40 triệu lượt trẻ mắc và 28.000 đến 30.000 trẻ tử vong do NKHHCT [3]. Như vậy, NKHHCT ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ, đến ngày công lao động của bà mẹ. Thêm vào đó, những chi phí cho việc chữa trị thực sự là gánh nặng về kinh tế cho gia đình cũng như xã hội.
Chương trình Phòng chống NKHHCT ở Việt Nam đã được triển khai từ năm 1984 và đến nay đã phủ kín được khắp toàn quốc. Qua nhiều số liệu điều tra về mắc bệnh và tử vong, Chương trình đã đưa ra kết luận về nguyên nhân chính gây tử vong do viêm phổi ở trẻ là:
Không được đưa đến ỵ tế kịp thời
Đến kịp thời nhưng không được điều trị đủng đắn
Trên cơ sở đó Chương trình NKHHCT đã nhấn mạnh tầm quan trọng nội dung hoạt động:
Giáo dục nàng cao kiến thức cho các bà mẹ (hoặc người trông nom chăm sóc trẻ) có hiểu biết để phát hiện bệnh sớm, đưa trẻ đến y tế kịp thời.
Hoạt động này đã đề cập đến vai trò hết sức quan trọng của bà mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ. Nếu bà mẹ có kiến thức phòng chống và nhận biết được các dấu hiệu sớm của VP, đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm mắc và tử vong do NKHHCT. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này cho thấy vẫn còn nhiều bà mẹ không nhận biết được dấu hiệu NKHHCT, đặc biệt là dấu hiệu VP, cũng như không biết chăm sóc đúng cho trẻ mắc NKHHCT [6], [15], [17], [30], [35], nhiều bà mẹ tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ không có chỉ định của cán bộ y tế (CBYT) [40]. Tinh trạng lạm dụng kháng sinh để chữa ho, sốt đơn thuần còn rất phổ biến [47].
Đống Đa là một quận đông dân thứ hai ở nội thành Hà Nội, với diện tích là 10km2, dân số năm 2001 là 331.435, gồm 21 phường. Chương trình NKHHCT ở đây đã được triển khai năm 1990, đến nay 100% trẻ dưới 5 tuổi được bảo vệ. Theo báo cáo chưa đầy đủ của Trung tâm Y tế (TTYT), năm 2001 có 1058 trẻ mắc NKHHCT đến khám và điều trị tại 21 Trạm Y tế (TYT) phường trong quận, chiếm khoảng 5% tổng số trẻ dưới 5 tuổi, trung bình hàng tháng mỗi TYT chỉ có khoảng trên dưới 15-20 lượt trẻ NKHHCT đến khám. Với mạng lưới hành nghề Y Dược tư nhân phát triển như hiện nay (trên toàn quận có 462 cơ sở, trong đó có 217 cơ sở hành nghề Dược) các bà mẹ có thể có nhiều lựa chọn trong hệ thống dịch vụ y tế hoặc có thể mua thuốc tự điều trị cho con mình. Vậy kiến thức về bệnh NKHHCT của các bà mẹ như thế nào, các bà mẹ chăm sóc, xử trì khi con mình bị NKHHCT ra sao? Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về vâh đề này trên địa bàn. Để đánh giá thực trạng và hiệu quả của hoạt động này, trong điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội“. Với nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho TTYT một số kết quả đáng tin cậy, có cơ sở khoa học giúp cho việc can thiệp phòng chống NKHHCT ở trẻ em có hiệu quả hơn. 
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
7. Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng chống, chăm sóc và xử trí NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, năm 2002.
Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị thích hợp nhằm tăng cường kiến thức, thực hành của bà mẹ góp phần giảm tử vong do NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1.    Mô tả kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống, chăm sóc và xử trí NKHHCT.
2.2.    Mô tả thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống, chăm sóc và xử trí NKHHCT.
2.3.    Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống, chăm sóc và xử trí NKHHCT.

MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt    IV
Danh mục các bảng    
Danh mục các biểu đồ    Vl
ĐẶT VẤN ĐỂ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu    3
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.    Khái niệm về NKHHCT    4
1.2.    Tình hình mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng    4
1.3.    Tình hình tử vong    3
1.4.    Nguyên nhân gây bệnh    7
1.5.    Các yếu tố nguy cơ    3
1.6.    Chương trình NKHHCT trẻ em    3
1.7.    Cơ sở khoa học của phác đồ phổ cập chẩn đoán NKHHCT trẻ em        10
1.8.    Phân loại NKHHCT theo TCYTTG     12
1.9.    Vai trò của người mẹ trong chăm sóc trẻ     13
1.10.    Tình hình nghiên cứu kiến thức, thực hành của bà mẹ về NKHHCT     10
Chương II. ĐÓI TUỢNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.    Đối tượng nghiên cứu     19
2.2.    Phương pháp nghiên cứu     19
2.3.    Cỡ mẫu nghiên cứu     19
2.4.    Chọn mẫu nghiên cứu     19
2.5.    Kỹ thuật thu thập số liệu     20
2.6.    Phương pháp xử lý số liệu     20
2.7.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu     20
2.8.    Hạn chế của nghiên cứu     20
2.9.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu     21
2.10.    Các biến số nghiên cứu     21
2.11.    Cách đánh giá kiến thức, thực hành về NKHHCT của bà mẹ        24
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1.    Thông tin chung     25
3.2.    Kiến thức của    các bà mẹ     27
3.2.1.    Kiến thức    vẻ dấu hiệu bệnh     27
3.2.2.    Kiến thức    về xử trí, chăm sóc tại nhà     28
3.2.3.    Kiến thức    về các yếu tố nguy cơ     29
3.2.4.    Kiến thức    về phòng NKHHCT    
3.2.5.    Đánh giá kiến thức     21
3.3.    Thực hành của các bà mẹ     21
3.3.1.    Thực hành xử trí, chăm sóc     21
3.3.2.    Thực hành phòng bệnh     27
3.3.3.    Đánh giá thực hành     28
3.4.    Một số yếu tố ảnh hưởng     29
3.4.1.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức     29
3.4.2.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành    44
Chương IV. BÀN LUẬN    48
4.1.    Kiến thức bà mẹ về NKHHCT     49
4.1.1.    Kiến thức về dấu hiệu bệnh     49
4.1.2.    Kiến thức về dấu hiệu nguy kịch     49
4.1.3.    Kiến thức về xử trí, chăm sóc tại nhà     20
4.1.4.    Kiến thức vé các yếu tố nguy cơ và kiến thức phòng bệnh     21
4.2.    Thực hành của bà mẹ về NKHHCT     22
4.2.1.    Thực hành xử trí, chăm sóc của bà mẹ khi trẻ mắc NKHHCT        22
4.2.2.    Lựa chọn dịch vụ khám, điếu trị của bà mẹ khi trẻ mắc NKHHCT     23
4.2.3.    Thực hành phòng NKHHCT     26
4.3.    Một số yếu tố ảnh hưởng     27
4.3.1.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức     27
4.3.2.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành     28
KẾT LUẬN    60
KIẾN NGHỊ    63
TÀI LIỆU THAM KHẢO    65
PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn bà mẹ    
Phụ lục 2: Hướng dẫn thảo luận nhóm trọng tâm    

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.    Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi     25
Bảng 2.    Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn     25
Bảng 3.    Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thu nhập gia đình     26
Bảng 4.    Hiểu biết của bà mẹ vể dấu hiệu nguy kịch trong NKHHCT        27
Bảng 5.    Hiểu biết của bà mẹ về xử trí và chăm sóc NKHHCT tại nhà     28
Bảng 6.    Hiểu biết của bà mẹ vế các yếu tố nguy cơ gây mắc NKHHCT     29
Bảng 7.    Hiểu biết của bà mẹ về phòng bệnh NKHHCT     30
Bảng 8.    Tỷ lệ mắc NKHHCT trong vòng 1 tháng     31
Bảng 9.    Thực hành nuôi dưỡng trẻ mắc NKHHCT của bà mẹ     32
Bảng 10.    Thực hành của bà mẹ    về xử trí chảy, nghẹt mũi     33
Bảng 11.    Thực hành của bà mẹ    về xử trí sốt     34
Bảng 12.    Xử trí của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT     34
Bảng 13.    Lý do lựa chọn dịch vụ    khám và điều trị     36
Bảng 14.    Thực hành của bà mẹ    về phòng NKHHCT     37
Bảng 15.    Đánh giá thực hành của bà mẹ về phòng NKHHCT     38
Bảng 16.    Đánh giá thực hành của bà mẹ về xử trí và chăm sóc trẻ NKHHCT … 38
Bảng 17.    Mối liên    quan giữa tuổi và kiến thức bà mẹ về NKHHCT     39
Bảng 18.    Mối liên    quan giữa trình độ học vấn và kiến thức bà mẹ về NKHHCT..    40
Bảng 19.    Mối liên    quan giữa nghề nghiệp và kiến thức bà mẹ về NKHHCT     41
Bảng 20.    Mối liên    quan giữa thu nhập và kiến thức bà mẹ về NKHHCT        42
Bảng 21.    Mối liên    quan giữa tiếp cận thông tin và kiến thức bà mẹ vế NKHHCT    43
Bảng 22.    Mối liên    quan giữa kiến thức và thực hành bà mẹ về NKHHCT        44
Bảng 23.    Mối liên    quan giữa tuổi và thực hành bà mẹ vê NKHHCT     44
Bảng 24.    Mối liên    quan giữa trình độ học vấn và thực hành bà mẹ về NKHHCT    45
Bảng 25.    Mối liên    quan giữa nghề nghiệp và thực hành bà mẹ về NKHHCT….    46
Bảng 26.    Mối liên    quan giữa thu nhập gia đình và thực hành bà mẹ về NKHHCT    46
Bảng 27.    Mối liên    quan giữa tiếp cận thông tin và thực hành bà mẹ về NKHHCT    47 
DANH MỤC CÁC BIÊU Đồ
Biểu đồ 1.    Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ     26
Biểu đồ 2.    Hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu biểu hiện bệnh NKHHCT     27
Biểu đồ 3.    Đánh giá kiến thức của các bà mẹ về NKHHCT     31
Biểu đồ 4.    Thực hành về xử trí ho đơn thuần ở trẻ của bà mẹ     32
Biểu đồ 5.    Thực hành xử trí chảy, nghẹt mũi ở trẻ của bà mẹ     33
Biểu đồ 6.    Lựa chọn dịch vụ khám, điều trị NKHHCT của bà mẹ     35
Biểu đồ 7.    Lý do lựa chọn dịch vụ khám, điều trị     36
Biểu đồ 8.    Đánh giá thực hành của bà mẹ về NKHHCT     39
Biểu đồ 9.    Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức của bà mẹ        40 

 

Leave a Comment