Đánh giá kiến thức, thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh Đái tháo đường típ 2
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Đánh giá kiến thức, thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh Đái tháo đường típ 2.Trong các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì Đái tháo đường đang trở thành căn bệnh phổ biến và gia tăng nhanh trên thế giới, trong đó khoảng 90% là ĐTĐ típ 2 [3]. ĐTĐ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn đang tiến gần đến tỷ lệ dịch bệnh trên toàn cầu [52]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn cầu, có 422 triệu người trưởng thành trên 18 tuổi mắc bệnh ĐTĐ. Riêng khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương chiếm khoảng 50% số trường hợp mắc bệnh ĐTĐ so với trên toàn thế giới. Từ năm 1980 đến 2014, số người mắc bệnh tiểu đường tăng hơn khoảng 4 lần, từ 108 triệu đến khoảng 422 triệu người [56]. ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây nên biến chứng và tử vong ở các nước đang phát triển [38], [43].
Tại Việt Nam tính đến năm 2016, WHO đã báo cáo: tỷ lệ mắc ĐTĐ đang gia tăng ở mức đáng báo động và đã tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Hiện tại, ước tính cứ 20 người Việt Nam thì có một người mắc ĐTĐ [55].
Gánh nặng của bệnh ĐTĐ típ 2 đang trở thành một bệnh dịch và là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [34]. Bệnh tiến triển âm thầm gây nhiều biến chứng: tim mạch, thận, thần kinh, mạch máu và bàn chân ĐTĐ. Trong đó biến chứng bàn chân được coi là phổ biến và dự hậu đe dọa lớn về sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kinh tế và hệ thống chăm sóc y tế [20], [23], [31], [40], [53]. Tỷ lệ lưu hành loét chân là từ 4% đến 10%, trong đó, nguy cơ suốt đời đối với sự phát triển của loét chân ở bệnh nhân ĐTĐ dao động từ 15% đến 25% [23]. Tỷ lệ cắt cụt chi dưới ở dân số mắc bệnh ĐTĐ được chẩn đoán gấp 10 – 20 lần người không mắc bệnh ĐTĐ [47], [56], [60].
Việc điều trị vết loét vô cùng khó khăn, là một thách thức lớn, thời gian nằm viện kéo dài, tốn kém chi phí và công sức chăm sóc [54].
Trong quản lý bệnh ĐTĐ, thì thực hành tự chăm sóc ở những người mắc bệnh ĐTĐ típ 2 là rất quan trọng vì tự chăm sóc bàn chân kém sẽ dẫn đến nhiều biến chứng [39]. Ngược lại, tự chăm sóc bàn chân phù hợp có thể ngăn ngừa sự xuất hiện loét chân và cắt cụt chi [54].
Kiến thức về bệnh ĐTĐ là một trong những yếu tố chính quyết định đến việc thực hành tự chăm sóc của NB. Do đó, khi NB càng có kiến thức nhiều về bệnh của họ, thì họ càng có khả năng hiểu được bệnh của mình và có thể tự chăm sóc bản thân phù hợp [39]. Tuy nhiên, người bệnh ĐTĐ ở nước ta thiếu thông tin/kiến thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng thực hành tự quản lý CSBC, sự tuân thủ kém và thường bị đánh giá thấp trong thực hành tự CSBC ở bệnh nhân ĐTĐ [29], [39], [43].
Tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu theo số liệu báo cáo thống kê năm 2017, 2018 và 2019 của Trung tâm thì lượt bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú mỗi năm càng tăng với số bệnh nhân hàng năm lần lượt là 1139, 1430, 1740 bệnh [1].
Xuất phát từ những nhu cầu muốn hiểu rõ về kiến thức và thực hành tự CSBC trên NB ĐTĐ típ 2, từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe về bàn chân ĐTĐ để nâng cao kiến thức và thực hành tự chăm sóc nhằm giảm biến chứng, góp phần nâng cao chất lượng điều trị người bệnh ĐTĐ típ 2 và hiện tại cũng chưa có nghiên cứu về vấn đề này tại địa phương. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kiến thức, thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh Đái tháo đường típ 2” tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng với các mục tiêu như sau:
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Đánh giá kiến thức, thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường típ 2.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỷ lệ người bệnh ĐTĐ típ 2 có kiến thức và thực hành đúng về tự chăm sóc bàn chân ĐTĐ.
2. Xác định các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ típ 2
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………………..3
1.1. Đại cương về đái tháo đường………………………………………………………………………3
1.1.1. Định nghĩa ………………………………………………………………………………………….3
1.1.2. Tình hình đái tháo đường trên Thế giới và Việt Nam……………………………….3
1.1.3. Chẩn đoán…………………………………………………………………………………………..4
1.1.4. Kiến thức và thực hành…………………………………………………………………………4
1.2. Phân loại, đặc điểm bệnh ĐTĐ……………………………………………………………………7
1.3. Tổn thương bàn chân trên người bệnh ĐTĐ …………………………………………………8
1.4. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành…………………………..15
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ……………………………………………………………….16
1.6. Học thuyết điều dưỡng …………………………………………………………………………….16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………..19
2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………………19
2.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………………19
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………………..19
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………………………….19
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………..19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………….19
2.3.1. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………….19
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………………………20
2.4. Thu thập và xử lý số liệu ………………………………………………………………………….20
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………21
.
.v
2.4.2. Công cụ thu thập số liệu……………………………………………………………………..23
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………………………..23
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ…………………………………………………………………………………..25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………………………25
3.1.1. Nhóm tuổi…………………………………………………………………………………………25
3.1.2. Giới………………………………………………………………………………………………….25
3.1.3. Dân tộc …………………………………………………………………………………………….25
3.1.4. Nơi cư trú………………………………………………………………………………………….26
3.1.5. Trình độ học vấn………………………………………………………………………………..26
3.1.6. Nghề nghiệp ……………………………………………………………………………………..26
3.1.7. Thời gian mắc bệnh……………………………………………………………………………27
3.1.8. Bệnh kèm theo…………………………………………………………………………………..27
3.1.9. Tiền sử gia đình NB ĐTĐ …………………………………………………………………..27
3.1.10. Thông tin về các hướng dẫn chăm sóc ………………………………………………..28
3.1.11. Mức độ tổn thương bàn chân……………………………………………………………..29
3.2. Kiến thức về chăm sóc bàn chân ĐTĐ ……………………………………………………….30
3.2.1. Mức độ kiến thức trả lời……………………………………………………………………..30
3.2.2. Kiến thức đúng về chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc ………………………30
3.2.3. Kiến thức đúng về các nguy cơ tổn thương bàn chân ……………………………..31
3.2.4. Kiến thức đúng về chăm sóc bàn chân………………………………………………….31
3.2.5.Kiến thức mang dày dép………………………………………………………………………32
3.2.6. Kiến thức khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc, xử lý bàn chân ………………….33
3.2.7. Điểm trả lời đúng về kiến thức…………………………………………………………….33
.
.vi
3.3. Thực hành về tự chăm sóc bàn chân ĐTĐ ………………………………………………….34
3.3.1. Mức độ thực hành………………………………………………………………………………34
3.3.2. Thực hành đúng về chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc……………………..34
3.3.3. Thực hành mang dày dép ……………………………………………………………………36
3.3.4. Thực hành về khám sức khỏe định kỳ và xử lý các vấn đề bàn chân ………..37
3.3.5. Tổng điểm thực hành………………………………………………………………………….37
3.4. Các mối liên quan về các đặc điểm chung, kiến thức và thực hành của đối
tượng nghiên cứu. ………………………………………………………………………………………….38
3.4.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội với kiến thức……38
3.4.2. Mối liên quan giữa các đặc điểm chung với thực hành……………………………40
3.4.3. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành CSBC………………………………….42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………43
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu………………………………………..43
4.2. Kiến thức về tự chăm sóc bàn chân ……………………………………………………………49
4.3. Thực hành về tự chăm sóc bàn chân…………………………………………………………..52
4.4. Các mối liên quan đến kiến thức và thực hành…………………………………………….56
4.5. Ưu, nhược điểm của nghiên cứu………………………………………………………………..58
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………..59
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………………….61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LUC 3
PHỤ LỤC 4
.
.vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi ………………………………………………………………….25
Bảng 3.2. Phân bố theo giới …………………………………………………………………………..25
Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc ………………………………………………………………………25
Bảng 3.4. Phân bố nơi cư trú………………………………………………………………………….26
Bảng 3.5. Phân loại về trình độ học vấn ………………………………………………………….26
Bảng 3.6. Phân bố theo nghề nghiệp……………………………………………………………….26
Bảng 3.7. Phân bố theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ …………………………………………….27
Bảng 3.8. Bệnh kèm theo ………………………………………………………………………………27
Bảng 3.9. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ ………………………………………..27
Bảng 3.10. Thông tin về người sống chung ……………………………………………………..28
Bảng 3.11. Thông tin về các hướng dẫn chăm sóc ĐTĐ, CSBC…………………………28
Bảng 3.12. Nguồn thông tin chăm sóc bàn chân ĐTĐ mà NB nhận được ……………28
Bảng 3.13. Nguồn thông tin CSBC ĐTĐ mà NB muốn nhận được nhất ……………..29
Bảng 3.14. Mức độ tổn thương bàn chân theo phân độ của Wagner……………………29
Bảng 3.15. Mức độ kiến thức về CSBC ĐTĐ…………………………………………………..30
Bảng 3.16. Kiến thức chung đúng về CSBC ĐTĐ ……………………………………………30
Bảng 3.17. Kiến thức về tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc ……………30
Bảng 3.18. Kiến thức về các nguy cơ, tổn thương của bàn chân NB ĐTĐ …………..31
Bảng 3.19. Kiến thức về chăm sóc bàn chân NB ĐTĐ ……………………………………..31
Bảng 3.20. Kiến thức về mang giày, dép …………………………………………………………32
Bảng 3.21. Kiến thức về khám, chăm sóc, xử lý bàn chân …………………………………33
Bảng 3.22. Mức độ thực hành về CSBC ĐTĐ………………………………………………….34
Bảng 3.23. Thực hành chung đúng về CSBC ĐTĐ …………………………………………..34
Bảng 3.24. Thực hành về tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc …………..34
Bảng 3.25. Thực hành tự kiểm tra, chăm sóc bàn chân NB ĐTĐ ……………………….35
Bảng 3.26. Thực hành về mang giày dép…………………………………………………………36
Bảng 3.27. Thực hành về khám, chăm sóc, xử lý bàn chân………………………………..37
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa các đặc điểm chung với kiến thức………………………38
.
.viii
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa các đặc điểm của bệnh với kiến thức ………………….39
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa các đặc điểm chung với thực hành……………………..40
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa các đặc điểm của bệnh với thực hành …………………41
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành ……………………………………..4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo năm (2017, 2019), Báo cáo thống kê Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu:
thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
2. Tạ Văn Bình (2006), “Dịch tể học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam các phương
pháp điều trị và biện pháp dự phòng”, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
3. Tạ Văn Bình (2006), “Đái tháo đương-Tăng glucose máu”, Nhà xuất bản Y học
Hà Nội.
4. Tạ Văn Bình (2003), “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và
các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành
phố lớn”, NXB Y học Hà Nội.
5. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 (Ban hành kèm
theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y
tế), 2017. pp. 1-37.
6. Bộ Y tế, Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015,
2015.
7. Bộ Y tế (2007), “Điều dưỡng cơ bản I”, Nhà xuất bản Y học pp. 33-44.
8. Cổng thông tin điện tử thị xã Vĩnh Châu (2019), “Giới thiệu chung về thị xã Vĩnh
Châu”.
9. Đặng Văn Chinh, Nguyễn Phan Ái Hà, Nguyễn Quang Vinh và cộng sự (2016),
“Tỷ lệ viêm loét giác mạc tại thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng từ 2006 – 2014”, Y Học
TP. Hồ Chí Minh, 20 (5).
10. Nguyễn Thị Bích Đào, Vũ Thị Là (2012), “Kiến thức, thái độ và hành vi tự
chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường týp 2 khám và điều trị tại Bệnh
viện Chợ Rẫy”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16 (2), pp. 60-69.
11. Huỳnh Tấn Đạt (2014), “Đánh giá vết loét bàn chân đái tháo đường”, Y Học TP.
Hồ Chí Minh, 18 (4), pp. 22-30.
12. Thái Xuân Đệ (2019), “Từ điển tiếng việt”, Nhà xuất bản Hải Phòng, pp.
325,679.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.13. Hà Thị Huyền và cộng sự (2016), “Kiến thức, thái độ, hành vi và nhu cầu chăm
sóc y tế của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị tại phòng khám nội tổng
hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum tháng 7 năm 2016″.
14. Giang Xuân Thiện (2015), “Nghiên cứu biến chứng và kiến thức, thực hành
chăm sóc biến chứng bàn chân trước, sau can thiệp ở bệnh nhân Đái tháo
đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 5 năm
2014-2015″, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
15. Hồ Phương Thúy, Ngô Huy Hoàng (2018), “Thay đổi kiến thức và thực hành tự
chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 1 (2), pp. 7-14.
16. Mai Thế Trạch & Nguyễn thi Khuê (1999), “Nội tiết học đại cương”, Nhà xuất
bản Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Bá Trí và cộng sự (2016), “Thực trạng bệnh đái tháo đường ở người
45-69 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy,tỉnh Kon
Tum năm 2016″.
18. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012), “Đái tháo đường”, Bệnh học nội khoa tập 2,
NXB Y học, pp. 322-34
Nguồn: https://luanvanyhoc.com