ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ 5S CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2021

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ 5S CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2021

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ 5S CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2021
Nguyễn Văn Nguyên1, Lã Ngọc Quang2, Nguyễn Văn Tập3, Nguyễn Quỳnh Trúc4
1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thẩm mỹ FOB
2 Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội
3 Trường Đại học Trà Vinh
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
5S là một hình thức quản lý trực quan có hệ thống, được áp dụng như một phương pháp chuẩn hóa tại bệnh viện. Để triển khai phương pháp đạt hiệu quả, cần nâng cao kiến thức của nhân viên, tuy nhiên hiện nay rất ít nghiên cứu đánh giá về kiến thức áp dụng 5S tại các bệnh viện. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá về kiến thức 5S của nhân viên y tế tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả, chọn mẫu toàn bộ tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ. Đối tượng nghiên cứu là nhân viên y tế hiện đang làm việc lại tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ. Sử dụng bảng kiểm 5S của tổ chức JICA. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức 5S đạt là 57,3%. Trong đó tỷ lệ kiến thức đạt cao nhất ở lĩnh vực Sạch sẽ (67,8%) và thấp nhất là Sàng lọc (49,8%). Nhóm tuổi có mối liên quan đến kiến thức áp dụng về 5S. Kiến thức đúng về 5S cao nhất ở yếu tố sạch sẽ và thấp nhất ở sàng lọc. Cần triển khai thêm các lớp tập huấn về 5S, tăng cường bổ sung kiến thức đặc biệt ở nhóm dưới 30 tuổi.

5S là một hình thức quản lý trực quan có hệ thống. 5S gồm Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc,  Sẵn  sàng. Phương  pháp  quản  lý  5S  được công nhận là nền tảng của phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh gọn, bằng cách loại bỏ tất cả các yếu tố không tạo ra giá trị giúp tối đa hóa mức giá trị gia tăng  [1]. Hiện nay 5S được áp dụng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như một phương pháp tổ chức và chuẩn hóa tại bệnh viện [2]. 5S đã được công nhận là phương pháp tiếp cận công nghệ chi phí thấp, đóng vai trò là điểm khởi đầu để cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe[3]. Để triển khai một phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng đạt hiệu quả thì điều kiện quan trọng là nâng cao kiến thức của nhân viên vềchất lượng. Tại Việt Nam cho đến nay, nhiều bệnh viện đã triển khai mô  hình  5S  hiệu  quả  nhưBệnh  viện  Quận  2, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn,….[4 –6].Tuy nhiên, tại Cần Thơ, hiện chưa có bệnh viện nào đạtđược những thành tựu cao về triển khai mô hình 5S. Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ với đội ngũ nhân viên y tế chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực, nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ hiện đang tập trung triển khai vàohệ thống quản lý chất lượng. Cho tới nay Bệnh viện chưa triển khai lớp đào tạo về mô hình 5S, cũng như kiến thức về 5S của nhân viên y tế còn chưa được đánh giá để làm căn cứ cho các biện pháp can thiệp, nâng cao hiệu quả 5S tại Bệnh viện. Nghiên cứu này nhằm đánh giá về kiến thức 5S của nhân viên y tế Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và một số yếu tố liên quan

Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh viện, Cần Thơ, 5S

Tài liệu tham khảo
1. Masaaki I. Gemba Kaizen: A commonsense approach to a continuous improvement strategy. New York:McGraw Hill. 2012. 
2. Jackson TL. 5S for healthcare. New York: Productivity Press. 2009. 
3. Hadfield D. Lean healthcare—implementing 5S in lean or Six Sigma projects. Chelsea: MCS Media Inc. 2006. 
4. Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh. 80 sản phẩm chất lượng khám chữa bệnh của Ngành y tế thành phố: Xây dựng mô hình “5S”- cải tiến chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, TPHCM. Nhà xuất bản Y học. 2017. 
5. Võ Thị Lan Kết. Báo cáo kết quả thực hiện 5S tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn. 2018. 
6. Tất Mỹ Hoa, Võ Văn Nhanh, Nguyễn Thị Tuyết Mai. Khảo sát thực hiện 5S tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2017, 21 (3): 98 – 105. 
7. JICA – The Japan International Cooperation Agency. Monitoring and evaluation sheet for the progress of 5S activities. 2010; 76. 
8. Vijay PP, et al. Evaluation of implementation of “5S Campaign” in urban health center run by municipal corporation, Gujarat, India. Int J Community Med Public Health. 2015; 2: 217-222. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment