Đánh giá kỹ thuật khâu vắt trong phẫu thuật thay van hai lá tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch-Bệnh viện Bạch Mai

Đánh giá kỹ thuật khâu vắt trong phẫu thuật thay van hai lá tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch-Bệnh viện Bạch Mai

Đánh giá kỹ thuật khâu vắt trong phẫu thuật thay van hai lá tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch-Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh van hai lá (VHL) là bệnh lý gặp nhiều nhất trong các bệnh van tim ở Việt Nam và chủ yếu là bệnh van hai lá mắc phải. Bệnh VHL bẩm sinh ít gặp và thường nằm trong bệnh cảnh phức tạp gồm nhiều dị tật bẩm sinh khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh VHL thường gặp là thấp tim, nhiễm trùng, thoái hóa với tỷ lệ khác nhau tùy theo sự phát triển của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, nguyên nhân do thấp còn chiếm tỷ lệ cao, nên bệnh van hai lá do thấp còn rất phổ biến, chiếm gần 90% số bệnh van hai lá được phẫu thuật tại các trung tâm mổ tim ở trong nước.

Có 2 kỹ thuật thay van 2 lá được áp dụng là: khâu vắt và khâu từng mũi rời. Với sự phát triển nhanh của phẫu thuật tim trong nước thì nhu cầu đánh giá hiệu quả của từng kỹ thuật thay van là một nhu cầu thiết yếu. Tại Việt Nam hiện nay có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của kỹ thuật khâu mũi rời nhưng về kỹ thuật khâu vắt thì ít được biết đến. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:

1. Khảo sát tình hình thay van 2 lá tại Bệnh viện Bạch Mai

2. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật khâu vắt trong thay van 2 lá tại Bệnh viện Bạch Mai.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối tượng
Bao gồm 352 bệnh nhân được phẫu thuật thay van 2 lá tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai.

Thời gian từ 1/12/2019 đến 1/12/2020.

Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu, thu thập các số liệu: giới, kỹ thuật thay van (khâu vắt hay khâu mũi rời), các loại phẫu thuật liên quan đến thay van 2 lá, thời gian cặp động mạch chủ, thời gian CEC. Theo dõi sớm sau mổ và sau khi ra viện các biến chứng: vỡ tim, hở cạnh van, kẹt van.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment