Đánh giá mối liên quan giữa FMD động mạch cánh tay và tình trạng stress oxy hoá ở đối tượng tiền đái tháo đường

Đánh giá mối liên quan giữa FMD động mạch cánh tay và tình trạng stress oxy hoá ở đối tượng tiền đái tháo đường

Đánh giá mối liên quan giữa FMD động mạch cánh tay và tình trạng stress oxy hoá ở đối tượng tiền đái tháo đường.Tiền ĐTĐ là thuật ngữ được sử dụng để phân biệt những người có khiếm khuyết chuyển hoá glucose tiềm tàng và có nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ typ 2.
Ngày nay, tiền ĐTĐ được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc ĐTĐ và các bệnh lý tim mạch. Chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ Mỹ cho biết, nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ typ 2 hàng năm ở những người bị rối loạn dung nạp glucose là 11%, còn ở những người có cả rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose máu lúc đói thì nguy cơ này tăng gấp nhiều lần [1]. Tóm lại, nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ typ 2 ở những đối tượng mắc tiền ĐTĐ tăng cao gấp 6 lần so với người bình thường [2]. Song song với nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ typ 2 thì những người mắc tiền ĐTĐ có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và tử vong do bệnh lý tim mạch cao gấp 2 – 3 lần người có mức dung nạp glucose bình thường. Ở Úc, các nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng nồng độ triglyceride, giảm nồng độ HDLcholesterol huyết thanh, THA và béo bụng tăng cao ở những người trưởng thành mắc tiền ĐTĐ so với những người có mức dung nạp glucose bình thường [2]. Việc phát hiện sớm nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch ngay từ giai đoạn tiền ĐTĐ có một vai trò quan trọng, giúp phòng ngừa các biến cố trong tương lai hoặc có các biện pháp theo dõi, điều trị sớm giúp làm chậm tiến triển của biến chứng, giảm chi phí cho người bệnh cũng như gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Do đó, nhu cầu phát hiện sớm nguy cơ biến cố tim mạch ở giai đoạn tiền ĐTĐ hiện đang trở thành một nhu cầu cấp thiết của y học hiện đại với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Với mục tiêu như vậy, nên ngày càng có nhiều nghiên cứu đi sâu vào những thay đổi mạch máu từ giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện VXĐM trên lâm sàng, trong đó phải kể đến các nghiên cứu về biến đổi chức năng nội mạc mạch máu. Ở giai đoạn tiền ĐTĐ, bên cạnh sự thay đổi của các thông số2 truyền thống như nồng độ glucose máu, bilan lipid người ta còn thấy có dấu ấn của tình trạng viêm, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, tình trạng stress oxy hoá và hệ thần kinh tự động tăng lên. Có thể đánh giá rối loạn chức năng nội mạc mạch máu bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó đo giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay bằng siêu âm sau nghiệm pháp gây tắc mạch tạm thời hiện là phương pháp có độ tin cậy cao và được sử dụng nhiều nhất hiện nay [3],[4]. Cơ chế quan trọng gây giảm giãn mạch qua trung gian dòng chảy ở đối tượng tiền ĐTĐ được cho là do giảm hoạt tính NO nội mạc dưới tác dụng của gốc superoxide được tăng tạo ở những đối tượng này . Như vậy, khi có sự mất cân bằng giữa quá trình sinh gốc tự do và quá trình đào thải chúng trong cơ thể – tình trạng stress oxy hoá – sẽ dẫn đến những thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, là tiền đề dẫn đến các biến cố tim mạch sau này. Trên Thế giới đã có một số nghiên cứu đánh giá vai trò của stress oxy hoá trong bệnh ĐTĐ cũng như các biến chứng mạch máu của bệnh, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về biến đổi của một số enzyme chống oxy hoá và mối liên quan của các enzyme này với các biến đổi sớm của mạch máu ở đối tượng ĐTĐ typ 2 mới phát hiện khi chưa có biểu hiện VXĐM trên siêu âm doppler cũng như ở giai đoạn rất sớm là tiền ĐTĐ.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mối liên quan giữa FMD động mạch cánh tay và tình trạng stress oxy hoá ở đối tượng tiền đái tháo đường”.
Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay (FMD), hoạt tính enzyme SOD, GPx ở đối tượng tiền đái tháo đường.
2. Nghiên cứu mối liên quan giữa độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay (FMD) với hoạt tính enzyme SOD, GPx và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở đối tượng tiền đái tháo đường

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………………..3
1.1. Tiền đái tháo đường……………………………………………………………………..3
1.1.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….3
1.1.2. Dịch tễ học ……………………………………………………………………………3
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán: ……………………………………………………………4
1.1.4. Tiền đái tháo đường và nguy cơ biến cố tim mạch:…………………….5
1.1.5. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở đối tượng tiền đái tháo đường..6
1.2. Rối loạn chức năng nội mạc mạch máu và ý nghĩa của độ giãn mạch
qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay………………………………11
1.2.1. Cấu trúc và chức năng của nội mạc mạch máu…………………………11
1.2.2. Vai trò của rối loạn chức năng nội mạc mạch máu và nguy cơ biến
cố tim mạch ………………………………………………………………………..11
1.2.3. Các phương pháp đánh giá rối loạn chức năng nội mạc ở mạch máu
ngoại biên và ý nghĩa của phương pháp đo độ giãn mạch qua trung
gian dòng chảy động mạch cánh tay ………………………………………15
1.3. Mối liên quan giữa stress oxy hoá với tăng glucose máu…………………24
1.3.1. Khái niệm stress oxy hoá ………………………………………………………24
1.3.2. Mối liên quan giữa stress oxy hoá với các biến chứng mạch máu do đái
tháo đường…………………………………………………………………………..25
1.4. Vai trò của enzyme SOD và GPx với độ giãn mạch qua trung gian dòng
chảy động mạch cánh tay ở đối tượng tăng glucose máu ………………..29
1.5. Một số nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới có liên quan………….36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………43
2.1. Đối tượng tham gia…………………………………………………………………….43
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia………………………………….44
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………….45
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………..45
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….452.3.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………45
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………46
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………46
2.3.4. Phương tiện nghiên cứu: ……………………………………………………….47
2.3.5. Các bước tiến hành nghiên cứu………………………………………………47
2.3.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu……………………………………………60
2.4. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………………..62
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………..65
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………..66
3.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu …………………………………………..66
3.2. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay ở đối
tượng tiền đái tháo đường …………………………………………………………..71
3.3. Hoạt tính enzyme SOD, GPX ở đối tượng tiền đái tháo đường………..77
3.4. Mối liên quan giữa độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch
cánh tay với hoạt tính enzyme SOD, GPx và một số yếu tố nguy cơ tim
mạch ở đối tượng tiền đái tháo đường ………………………………………….81
Chương 4: 102BÀN LUẬN……………………………………………………………………………102
4.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu …………………………………………102
4.2. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay, hoạt tính
enzyme SOD và GPx ở các đối tượng tiền đái tháo đường…………………..104
4.2.1. Đường kính động mạch cánh tay trước khi tạo kích thích tăng dòng
chảy và độ giãn tuyệt đối của động mạch cánh tay…………………104
4.2.2. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay ….106
4.2.3. Hoạt tính enzyme SOD ở các đối tượng tham gia nghiên cứu…..113
4.2.4. Hoạt tính enzyme GPx:……………………………………………………….119
4.3. Mối liên quan giữa độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch
cánh tay với hoạt tính enzyme SOD, GPx và một số yếu tố nguy cơ tim
mạch ở đối tượng tiền đái tháo đường ………………………………………..122
4.3.1. Mối tương quan giữa độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động
mạch cánh tay với hoạt tính SOD, GPx ………………………………..1224.3.2. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay với
tuổi…………………………………………………………………………………..128
4.3.3. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay với
giới…………………………………………………………………………………..129
4.3.4. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay và
tình trạng hút thuốc lá…………………………………………………………130
4.3.5. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay và chỉ
số khối cơ thể ……………………………………………………………………131
4.3.6. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay và
vòng bụng…………………………………………………………………………131
4.3.7. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay và
huyết áp ……………………………………………………………………………133
4.3.8. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay với
glucose máu………………………………………………………………………134
4.3.9. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay với
bilan lipid………………………………………………………………………….137
4.3.10. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay với
hs-CRP …………………………………………………………………………….138
4.3.11. Độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay với
tình trạng kháng insulin………………………………………………………139
4.3.12. Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa độ giãn mạch qua trung
gian dòng chảy động mạch cánh tay với hoạt tính enzyme SOD,
GPX và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở các đối tượng tiền đái
tháo đường………………………………………………………………………..141
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………..142
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………….144
NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN………………………………………………..145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh các phương pháp đánh giá chức năng nội mạc ………..23
Bảng 2.1. Phân độ béo phì áp dụng cho người Châu Á………………………..49
Bảng 2.2. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp theo ESH/ESC 2013 ….50
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu theo ATP III………….54
Bảng 2.4. Các biến số về đặc điểm nhân trắc ……………………………………..60
Bảng 2.5. Các biến số về đặc điểm lâm sàng………………………………………60
Bảng 2.6. Các biến số xét nghiệm máu………………………………………………61
Bảng 2.7. Các biến số chỉ số stress oxy hoá ……………………………………….62
Bảng 2.8. Các biến số siêu âm đánh giá FMD…………………………………….62
Bảng 2.9. Các mức nguy cơ tim mạch trong vòng 10 năm……………………63
Bảng 3.1. Phân bố các đối tượng tham gia theo nhóm tuổi …………………..66
Bảng 3.2. Phân bố các đối tượng tham gia theo giới tính……………………..66
Bảng 3.3. Một số đặc điểm lâm sàng của các đối tượng tham gia………….67
Bảng 3.4. Phân bố tình trạng hút thuốc lá ở các đối tượng tham gia………68
Bảng 3.5. Phân bố tình trạng tăng huyết áp ở các đối tượng tham gia
nghiên cứu ………………………………………………………………………68
Bảng 3.6. Một số đặc điểm cận lâm sàng của các đối tượng tham gia
nghiên cứu ………………………………………………………………………69
Bảng 3.7. Đường kính động mạch cánh tay trước khi tạo kích thích
tăng dòng chảy (D1) của các đối tượng tham gia………………….71
Bảng 3.8. Độ giãn tuyệt đối của động mạch cánh tay sau kích thích gây
tăng dòng chảy (D2-D1) ở các đối tượng tham gia nghiên cứu…….71
Bảng 3.9. FMD động mạch cánh tay ở các đối tượng tham gia nghiên cứu ….73
Bảng 3.10. FMD động mạch cánh tay theo nhóm tuổi ở các đối tượng
tiền ĐTĐ…………………………………………………………………………74
Bảng 3.11. FMD động mạch cánh tay ở các phân nhóm tiền ĐTĐ………….75
Bảng 3.12. Tỉ lệ giảm FMD động mạch cánh tay ở các đối tượng tham
gia nghiên cứu …………………………………………………………………75
Bảng 3.13. Tỉ lệ giảm FMD động mạch cánh tay ở các phân nhóm tiền ĐTĐ..76
Bảng 3.14. Hoạt tính enzyme SOD ở các đối tượng tham gia nghiên cứu ..77
Bảng 3.15. Hoạt tính enzyme SOD ở các phân nhóm tiền ĐTĐ ……………..78Bảng 3.16. Hoạt tính enzyme SOD theo nhóm tuổi ở đối tượng tiền ĐTĐ…….79
Bảng 3.17. Hoạt tính enzyme GPx ở các đối tượng tham gia nghiên cứu…79
Bảng 3.18. Hoạt tính enzyme GPx ở các phân nhóm tiền ĐTĐ ………………80
Bảng 3.19. Hoạt tính enzyme GPx theo nhóm tuổi ở đối tượng tiền ĐTĐ .81
Bảng 3.20. Hoạt tính enzyme SOD ở đối tượng tiền ĐTĐ có FMD giảm
và bình thường…………………………………………………………………81
Bảng 3.21. Hoạt tính enzyme GPx ở đối tượng tiền ĐTĐ có FMD giảm
và bình thường…………………………………………………………………82
Bảng 3.22. Giá trị FMD động mạch cánh tay theo giới ở đối tượng tiền
ĐTĐ……………………………………………………………………………….84
Bảng 3.23. Giá trị trung bình FMD động mạch cánh tay ở đối tượng tiền
ĐTĐ có hút thuốc lá và không hút thuốc lá………………………….84
Bảng 3.24. FMD động mạch cánh tay ở đối tượng tiền ĐTĐ có BMI cao
và bình thường…………………………………………………………………85
Bảng 3.25. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với BMI ở
đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2 …………………………………………85
Bảng 3.26. FMD động mạch cánh tay ở đối tượng tiền ĐTĐ có vòng
bụng tăng và bình thường………………………………………………….86
Bảng 3.27. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với vòng
bụng ở đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2………………………………86
Bảng 3.28. FMD động mạch cánh tay ở đối tượng tiền ĐTĐ có và
không có THA …………………………………………………………………87
Bảng 3.29. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với HbA1c
ở đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2………………………………………90
Bảng 3.30. FMD động mạch cánh tay ở các đối tượng tiền ĐTĐ có nồng
độ Cholesterol toàn phần ở mức có nguy cơ và bình thường….91
Bảng 3.31. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với nồng độ
Cholesterol toàn phần ở đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2………91
Bảng 3.32. FMD động mạch cánh tay ở các đối tượng tiền ĐTĐ có nồng
độ Triglyceride ở mức có nguy cơ và bình thường ……………….92
Bảng 3.33. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với nồng độ
Triglyceride ở đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2 ……………………92
Bảng 3.34. FMD động mạch cánh tay ở các đối tượng tiền ĐTĐ có nồng
độ LDL-Cholesterol ở mức có nguy cơ và bình thường ………..93Bảng 3.35. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với nồng độ
LDL-Cholesterol ở đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2 …………….93
Bảng 3.36. FMD động mạch cánh tay ở các đối tượng tiền ĐTĐ có nồng
độ HDL-Cholesterol ở mức có nguy cơ và bình thường ………..94
Bảng 3.37. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với nồng độ
HDL-Cholesterol ở đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2…………….94
Bảng 3.38. Giá trị hs-CRP ở nhóm không RLCH glucose theo các mức
của tứ phân vị ………………………………………………………………….95
Bảng 3.39. FMD động mạch cánh tay ở các đối tượng tiền ĐTĐ có nồng
độ hs-CRP ở mức có nguy cơ và bình thường………………………95
Bảng 3.40. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với nồng độ
CRP-hs ở đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2 ………………………….96
Bảng 3.41. Giá trị HOMA-IR ở nhóm không RLCH glucose theo các
mức của tứ phân vị …………………………………………………………..96
Bảng 3.42. FMD động mạch cánh tay ở các đối tượng tiền ĐTĐ có và
không có đề kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR ………………..97
Bảng 3.43. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với HOMAIR ở đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2………………………………….97
Bảng 3.44. Mối tương quan giữa FMD động mạch cánh tay với nồng độ
Insulin huyết tương lúc đói ở đối tượng tiền ĐTĐ, ĐTĐ typ 2 …….98
Bảng 3.45. Mô hình hồi quy logistics đa biến giữa FMD động mạch
cánh tay với hoạt tính enzyme SOD, GPx và một số yếu tố
nguy cơ tim mạch ở các đối tượng tiền ĐTĐ ……………………….99
Bảng 3.46. Phương trình dự đoán tỉ lệ xuất hiện giảm FMD (< 7,5%)
dựa vào mô hình hồi quy logistic đa biến cho nhóm tiền đái
tháo đường…………………………………………………………………….1

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nghiên cứu FMD động mạch cánh tay, hoạ tính enzyme SOD, GPx ở đối tượng tiền đái tháo đường. (Tạp chí Y học Lâm sàng, 2020).
2. Nghiên cứu mối liên quan giữa FMD động mạch cánh tay với hoạt tính enzyme SOD, GPx và các chỉ số glucose máu ở đối tượng tiền đái tháo đường. (Tạp chí Y học Lâm sàng, 2020)

Leave a Comment