ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ DỊ DẠNG TAI TRONG

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ DỊ DẠNG TAI TRONG

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ DỊ DẠNG TAI TRONG
Cao Minh Thành1,, Lê Duy Chung1, Nguyễn Xuân Nam 1, Vũ Minh Thục 2, Nguyễn Văn Hùng1, Cao Minh Hưng1, Nguyễn Bá Thuấn 1, Nguyễn Thị Như1, Bùi Thị Hà1

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá một số khó khăn trong phẫu thuật cấy ốc tai ở bệnh nhân dị dạng tai trong. Thiết kế nghiên cứu: mô tả từng ca. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đại học y Hà Nội, Bệnh viên đa khoa Tâm anh. Thời gian nghiên cứu từ 2017 đến 2022. Bệnh nhân nghiên cứu: 31. Kết quả nghiên cứu: Chẩn đoán hình ảnh dị dạng tai trong cả ốc tai và tiền đình chiếm tỷ lệ  54,8% (17/31), dị dạng chỉ riêng phần tiền đình chiếm tỷ lệ 38,7% (12/31), chỉ dị dạng ốc tai loại thiểu sản type II còn tiền đình bình thường chiếm tỷ lệ 6,5% (2/31). Có 12/31 bệnh nhân không thấy dây ốc tai ở vị trí giải phẫu bình thường. Phẫu thuật: dây VII bất thường gặp 11/31 trường hợp chiếm tỷ lệ 35,4%, ngách mặt hẹp < 2,5 mm gặp 12/31(38,7%) trường hợp, không thấy cửa sổ tròn có 9/31 trường hợp. Loại điện cực sử dụng 11/31 bệnh nhân sử dụng điện cực ngắn, đáp ứng thính giác(ART) 19/31 đáp ứng toàn bộ các điện cực khi kích thích, 12/31 bệnh nhân đáp ứng không toàn bộ, trong số này có một trường hợp chỉ có 5 điện cực có đáp ứng. Kết luận: Phẫu thuật cấy ốc tai ở bệnh nhân dị dạng tai trong rất khó khăn  vì thường kèm theo các dị dạng ở tai giữa, do đó tiềm ẩn gặp biến chứng nhiều. Không thấy dây ốc tai ở vị trí bình thường trên chẩn đoán hình ảnh, vẫn có thể phẫu thuật cấy ốc tai tùy từng trường hợp cụ thể.

Điếc bẩm sinh là tình trạng bệnh nhân không nghe thấy âm thanh từ lúc sinh ra, với sức nghe trên 90 dB. Hậu quả là trẻ không nói được, và được xếp vào nhóm người tàn tật1. Tỷ lệ trẻ điếc bẩm sinh theo các nghiên cứu trên thế giới khoảng 0,3% đến 0,5% hàng năm, như vậy như vậy có mỗi năm khoảng 400.000 trẻ bị điếc bẩm sinh ra đời2. Trên thế giới có 360 triệu người bị điếc hoặc nghe kém (tương đương với 5,3% dân số). Trong số đó, 328 triệu bệnh nhân (91%) là người trưởng thành (183 triệu nam, 145 triệu nữ) và 32 triệu bệnh nhân (9%) là trẻ em3. Tỉ lệ trẻ em có vấn đề về thính giác cao nhất lần lượt là ở Nam Á – 2,4% (khoảng 12,3 triệu trẻ), châu Á Thái Bình Dương – 2,0% (khoảng 3,4 triệu trẻ)1,2. Việt Nam hàng năm có từ 1 triệu đến 1,2 triệu trẻ được sinh ra sẽ có từ 3500 đến 6000 trẻ điếc và nghe kém bẩm sinh, trong số này có 75% trẻ cần được phẫu thuật cấy ốc tai. Tương đương với 2500 đến 4500 trẻ cần phẫu thuật cấy ốc tai trong một năm.
Phẫu thuật cấy ốc tai là phương pháp duy nhất hiện nay để giúp trẻ điếc bẩm sinh có thể nghe và nói được, có thể thay đổi một đứa trẻ từ tàn tật thành bình thường, tuổi phẫu thuật hiện nay từ 10- 12 tháng4. Phẫu thuật cấy ốc tai là một phẫu thuật khó, khó từ chỉ định phẫu thuật, khó ở kỹ thuật phẫu thuật vì có nhiều tai biến, khó vì giá thành thiết bị cao gây áp lực tâm lý rất lớn đến phẫu thuật viên.
Với những trẻ điếc bẩm sinh mà có dị dạng tai trong thì phẫu thuật còn khó hơn nhiều5,6,7, chẩn đoán dị dạng tai trong phải dựa vào chẩn đoán hình ảnh8,9, và có nhiều loại dị dạng tai trong5,6, trong đó có một vài loại rất khó khăn trong chỉ định phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá một số khó khăn trong phẫu thuật cấy ốc tai trên bệnh nhân điếc bẩm sinh có dị dạng tai trong

 

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ DỊ DẠNG TAI TRONG

Leave a Comment