ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CHẾ PHẨM VIÊM DA AD TRÊN THỰC NGHIỆM

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CHẾ PHẨM VIÊM DA AD TRÊN THỰC NGHIỆM

Luận văn ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CHẾ PHẨM VIÊM DA AD TRÊN THỰC NGHIỆM.Viêm da cơ địa (VDCĐ) hay Atopic dermatitis (AD) là bệnh viêm da mạn tính hay tái phát. Bệnh liên quan đến tăng IgE huyết thanh, tiền sử cá nhân và gia đình có VDCĐ, viêm mũi dị ứng và hen phế quản [24].

Bệnh thường xuất hiện rất sớm ở thời kỳ ấu thơ và trẻ em, nhưng cũng có thể bắt đầu ở thời kỳ trưởng thành, hoặc tiến triển từ ấu thơ sang tuổi trẻ em và đến khi trưởng thành mà không khỏi [43]. VDCĐ chiếm khoảng 10 – 20% ở trẻ em và từ 1 – 3% ở người lớn [29], [40].

Hình ảnh lâm sàng của bệnh VDCĐ thay đổi theo giai đoạn bệnh, theo từng thời kỳ và theo lứa tuổi. Thương tổn cơ bản ở trẻ nhỏ chủ yếu là đám mụn nước khu trú ở hai má, đối xứng. Trong khi ở trẻ lớn và người trưởng thành thương tổn là các san, mảng dày da, lichen hóa, thường khu trú ở nếp gấp và rất ngứa. Ngoài ra bệnh còn nhiều đặc điểm khác như khô da, viêm lòng bàn tay…[25], [29], [41].

Căn nguyên của bệnh rất phức tạp [36]. Cho đến nay người ta vẫn chưa biết một cách rõ ràng về sinh bệnh học của VDCĐ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy VDCĐ là hậu quả của sự tương tác giữa các gen mẫn cảm di truyền dẫn đến khiếm khuyết hàng rào da, khiếm khuyết hệ thống miễn dịch tự nhiên, tăng đáp ứng miễn dịch với các dị nguyên và các kháng nguyên vi sinh vật [31].

Điều trị VDCĐ còn là vấn đề nan giải do căn nguyên của bệnh rất phức tạp. Chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng corticoid bôi tại chỗ kết hợp với giữ ẩm cho da, dùng kháng histamin H1 theo đường uống và các vitamin nhưng kết quả không ổn định, tác dụng không mong muốn nhiều, tỷ lệ tái phát cao.

Thuốc Y học cổ truyền (YHCT) quan tâm đến việc điều trị căn nguyên của bệnh, giúp bình ổn vệ khí, nhuận dưỡng bì phu với các dạng viên uống, sắc, hãm… Tuy nhiên các dạng thuốc điều trị VDCĐ có nguồn gốc từ thảo dược còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng của YHCT.

Theo kinh nghiệm lâu năm trong việc sử dụng dược liệu Long đởm dưới dạng uống, nước sắc bôi và tắm với hiệu quả điều trị khả quan trên các tổn thương da gây nên bởi VDCĐ (người bệnh đỡ ngứa và giảm nhanh các biểu hiện viêm). Đe hiện đại hóa YHCT và đưa ra một dạng thuốc có tác dụng tốt và tiện dụng trong điều trị VDCĐ, đề tài này được tiến hành nhằm đánh giá khả năng và tác dụng của chế phẩm Viêm da AD, bào chế từ dược liệu Kiên Long đởm với hai mục tiêu:

1.  Nghiên cứu độc tính cấp và khả năng kích ứng da của chế phẩm viêm da AD trên thực nghiệm.

2.  Nghiên cứu tác dụng chống viêm của chế phẩm Viêm da AD trên thực nghiệm.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10

1.1. Viêm da cơ địa theo Y học hiện đại 10

1.1.1. Thuật ngữ 10

1.1.2. Dịch tễ 10

1.1.3. Cơ chế bệnh sinh 11

1.1.4. Đặc điểm lâm sàng của viêm da cơ địa 12

1.1.5. Chẩn đoán 15

1.1.6. Biến chứng 16

1.1.7. Điều trị 16

1.2. Viêm da cơ địa theo y học cổ truyền 17

1.2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh 17

1.2.2. Triệu chứng lâm sàng 18

1.2.3. Điều trị viêm da cơ địa theo Y học co truyền 20

1.3. Tổng quan về vị thuốc Long đởm 21

1.3.1. Tên khoa học, phân bố 21

1.3.2. Mô tả 22

1.3.3. Chế biến 22

1.3.4. Tác dụng theo y học cổ truyền 22

1.3.5. Tác dụng theo y học hiện đại 23

1.3.6. Ứng dụng: 23

1.3.7. Một số nghiên cứu về Long đởm 23

CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

• 7 •

NGHIÊN CỨU 26

2.1. Chất liệu và đối tượng nghiên cứu 26

2.2. Động vật nghiên cứu 26

2.3. Hóa chất, dụng cụ phục vụ nghiên cứu 27

2.4. Phương pháp nghiên cứu 27

2.4.1. Nghiên cứu độc tính cấp 27

2.4.2. Thử khả năng gây kích ứng da 28

2.4.3. Tác dụng chống viêm 30

2.5. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 34

2.6. Phương pháp xử lý số liệu 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1. Độc tính cấp của chế phẩm Viêm da AD 36

3.1.1. Độc tính cấp của cao đặc chiết nước và cao đặc chiết ethanol 36

3.1.2. Độc tính cấp của kem Viêm da AD 10% 36

3.1.2.1. Kết quả độc tính cấp theo đường uống 36

3.2. Khả năng gây kích ứng da của chế phẩm Viêm da AD 38

3.2.1.  Khả năng gây kích ứng da của cao đặc chiết nước và cao đặc

chiết ethanol  38

3.2.2. Khả năng gây kích ứng da của kem Viêm da AD 10% 40

3.3. Tác dụng chống viêm của chế phẩm Viêm da AD  41

3.3.1. Tác dụng ức chế viêm cấp trên mô hình phù chân chuột bằng

carrageenin của cao đặc chiết nước 41

3.3.2. Tác dụng chống viêm mạn 43

3.3.3. Tác dụng chống viêm cấp trên da của kem Viêm da AD 46

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52

4.1. Độc tính cấp 54

4.1.1. Mẫu cao đặc chiết nước và cao đặc chiết ethanol 54

4.1.2. Mẫu kem Viêm da AD 10% 55

4.2.  Khả năng gây kích ứng da 57

4.2.1. Cao đặc chiết nước 57

4.2.2. Cao đặc chiết ethanol 57

4.2.3. Kem Viêm da AD 10% 58

4.3. Tác dụng chống viêm 59

4.3.1. Tác dụng chống viêm cấp 60

4.3.2. Tác dụng chống viêm mạn của cao đặc chiết nước 62

4.3.3. Tác dụng chống viêm cấp tại chỗ của kem Viêm da AD 63

4.3.4. Tác dụng chống viêm mạn tại chỗ của kem Viêm da AD 65

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Triệu An (1997), Miễn dịch học, Nxb Y học, tr. 23-39.
2. Tạ Văn Bình và Trần Thị Thúy (2003), “Nghiên cứu tác dụng của viên trừ ngứa B trên mô hình viêm da dị ứng tiếp xúc”, Tạp chí nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Việt Nam, tr. 25-26.
3. Bộ môn Da liễu, ĐHY Hà Nội. (1992), Bệnh chàm. Bệnh da liễu, Nxb Y học, tr.173 – 191.
4. Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Dược lý học lâm sàng, Nxb y học, tr. 11-30.
5. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ 4, Nxb Y học, tr. 812 – 813.
6. Bộ Y tế (2011), Dược lý học tập 2, Nxb Giáo dục, tr. 214-248.
7. Da liễu học (2010), Các dạng thuốc bôi ngoài da, Nxb giáo dục Việt nam, tr. 20 – 27.
8. Đỗ Trung Đàm (2001), Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm, Tạp chí dược học, số 2, tr. 7-9.
9. Đỗ Trung Đàm (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, Nxb khoa học và kỹ thuật, tr 321 – 333.
10. Lê Kinh Duệ. (2000), “Những hiểu biết hiện nay về atopy và viêm da atopy”, Nội san da liễu, số 1, tr 1 – 9.
11. Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Cảnh Cầu, Trương Mộc Lợi, Bùi Khánh Duy. (1991), Chàm, Bệnh ngoài da và hoa liễu, Nxb Y học, tr. 114 – 132.
12. Phạm Văn Hiển. (2001), “Tình hình chàm thể tạng tại Viện da liễu từ 1995 – 2000”, Nội san da liễu, số 3, tr.1 – 9.13. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y
học, tr.375 – 377.
14. Trần Văn Trung. (2001), “Tình hình, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
15. Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Bộ môn Dược lý (2001), Dược lý học, Nxb Y học, tr. 176-18

Leave a Comment