Đánh giá mức độ nhạy cảm với ciprofloxacin của các chủng Streptococcus pneumoniae phân lập từ họng mũi trẻ em đến 60 tháng tuổi tại Ba vì, Hà Nội
Nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) là một trong những nhóm bênh phổ biến nhất trong mô hình bênh tật trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong số các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn hô hấp dưới là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi. Ước tính mỗi năm, có khoảng 4 triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp [6, 7]. Ở các nước đang phát triển, nhiều nghiên cứu cho thấy Streptoccocus pneumoniae (phế cầu) là căn nguyên hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp [33]. Mặc dù tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ em khá cao do bệnh lý gây ra bởi S. pneumoniae nhưng vi khuẩn này vẫn được coi như tác nhân gây bệnh ngẫu nhiên với lý do sự cư trú là trạng thái phổ biến của vi khuẩn này và trường hợp gây bệnh chỉ là ngoại lệ.
S. pneumoniae là thành phần của vi hệ ở đường hô hấp trên. Chùng cùng với các vi khuẩn khác như Moraxella catarrhalis, Neisseria meningitidis, Staphylococcus aureus và các liên cầu tan máu khác nhau cư trú thường xuyên ở họng mũi. Tỷ lệ phân lập được S. pneumoniae ở họng mũi trẻ em có thể hơn 60% [50]. Sự cư trú của vi khuẩn này tại đây thường không gây bất cứ biểu hiện lâm sàng nào. Nhưng các nhiễm trùng do vi khuẩn này gây ra có thể bắt nguồn từ chính sự cư trú của vi khuẩn. S. pneumoniae là nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng [33]. Đặc biệt, khi sự lưu hành và lan truyền các chủng S. pneumoniae kháng thuốc đã mang tính chất báo động rộng khắp trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua [21]. Tỷ lệ và tốc độ gia tăng tính đề kháng đặc biệt cao ở những nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà việc sử dụng kháng sinh rất tự do và không theo đơn của bác sĩ. Chính vì những lý do đó, tỷ lệ S. pneumoniae đề kháng với các kháng sinh thông thường như penicillin, chloramphenicol, tetracycline, erythromycin…đã tăng nhanh trong nhiều năm qua. Theo điều tra của chương trình ASTS (Antibiotic Susceptibility Test Surveillance – Chương trình Giám sát Quốc gia về Tính kháng thuốc của vi khuẩn thường gặp) ở Việt Nam, năm 2003, tỷ lệ S. pneumoniae đề kháng với choloramphenicol là 31,9%; co-trimoxazole là 62,9% và với erythromycin là 64,6% [4]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu như không có nghiên cứu nào đề cập đến mức đô nhạy cảm của S. pneumoniae với ciprofloxacin. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, các chủng S. pneumoniae ngày càng gia tăng sự đề kháng với kháng sinh này. Nghiên cứu của Sham tại Mỹ cho thấy, 0,3% số chủng S. pneumoniae phân lập được đề kháng với ciprofloxacin [51]. Môt nghiên cứu khác cho thấy, khoảng 10% số chủng giảm nhạy cảm với kháng sinh này [23, 24]. Thậm chí, chỉ có 10% số chủng trong môt nghiên cứu tại Anh là hoàn toàn nhạy cảm với ciprofloxacin [17, 32]. Đây thực sự là môt điều đang lo ngại vì ciprofloxacin ngày càng được sử dụng rông rãi trong điều trị các nhiễm khuẩn, kể cả nhiễm khuẩn đường hô hấp [25, 28-30, 34]. Thực nghiệm cho thấy, ciprofloxacin có tác dụng bảo vệ tế bào biểu mô đường hô hấp khỏi tác đông của S. pneumoniae và các vi khuẩn khác [53]. Việc tìm hiểu mức đô nhạy cảm của S. pneumoniae với ciprofloxacin có ý nghĩa thực tế trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên lâm sàng cũng như giám sát tính nhạy cảm của vi khuẩn này đối với nhóm fluoroquinolone nói chung. Chính vì lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài ‘‘Đánh giá mức độ nhạy cảm với ciprofloxacin của các chủng Streptococcus pneumoniae phân lập từ họng mũi trẻ em đến 60 tháng tuổi tại Ba vì, Hà Nội’’ với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định sự phân bố các chủng S. pneumoniae ở trẻ em đến 60 tháng tuổi tại Ba Vì, Hà Nội.
2. Đánh giá mức độ nhạy cảm với ciprofloxacin của các chủng S. pneumoniae phân lập từ họng mũi trẻ em đến 60 tháng tuổi tại Ba Vì, Hà Nội.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích