ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CĂNG THẲNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2020
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CĂNG THẲNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2020
Học viên: Nguyễn Thị Hương
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Thanh Xuân
Trong xã hội hiện đại, căng thẳng công việc ngày càng trở nên phổ biến. Căng thẳng công việc có nguy cơ cao ở nhân viên y tế, nhất là điều dưỡng tại các bệnh viện. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả nguy cơ căng thẳng công việc và phân tích một số yếu tố liên quan đến nguy cơ căng thẳng công việc của các điều dưỡng lâm sàng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 11/2019 đến tháng 09/2020 trên 261 điều dưỡng đang làm việc tại 22 khoa lâm sàng thuộc bệnh viện. Nghiên cứu thu thập các thông tin về nhân khẩu học, đặc điểm gia đình, xã hội, đặc điểm công việc và mối quan hệ trong công việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng Bộ câu hỏi môi trường tâm lý công việc (JCQ) đã được dịch và chuẩn hoá tiếng Việt để thu thập các thông tin liên quan tới môi trường tâm lý trong công việc của điều dưỡng viên. Số liệu được nhập và mã hóa vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1, làm sạch bằng phần mềm Microsoft Excel 16.0 trước khi được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ có nguy cơ căng thẳng công việc của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình là 13,0%. Điểm trung bình khả năng kiểm soát/tự chủ trong công việc là: 66,9 ± 5,8; Điểm trung bình mức độ yêu cầu công việc, là: 29,4 ± 3,6; Điểm trung bình sự hỗ trợ về mặt xã hội, là: 24,0 ± 2,0. Những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ căng thẳng của các điều dưỡng viên được chỉ ra: Những điều dưỡng có thu nhập dưới 5 triệu đồng một tháng thì có xu hướng gặp căng thẳng trong công việc cao gấp 2,7 lần so với những điều dưỡng có thu nhập trên 5 triệu đồng (p= 0,04). Điều dưỡng khối Nội, khối Nhi và các chuyên khoa ii
khác thì có nguy cơ căng thẳng công việc thấp hơn lần lượt 6,7 lần, 1,96 lần và 3,1 lần so với điều dưỡng khối Ngoại, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt ở điều dưỡng khối Ngoại là có ý nghĩa thống kê (p = 0,03).
Vì vây, việc nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện là việc làm cần thiết. Bệnh viện có thể triển khai khám sàng lọc hoặc lồng ghép các khảo sát để phát hiện nhanh những điều dưỡng gặp căng thẳng trong công việc trong các lần khám sức khỏe định kỳ, đồng thời tổ chức các buổi tập huấn, cung cấp các tài liệu hướng dẫn về ứng phó căng thẳng để các điều dưỡng được nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với căng thẳng công việc.