Đánh giá nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng chỉ số Amsterdam sửa đổi
Luận văn Đánh giá nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng chỉ số Amsterdam sửa đổi. Loãng xương (LX) là một bệnh lý của xương đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương, tổn thương vi cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương [1],[2]. Hiện nay, loãng xương ước tính ảnh hưởng đến 200 triệu người trên toàn thế giới, hơn 75 triệu người ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và ngày càng gia tăng với tuổi thọ cao [3],[4]. Biến chứng của loãng xương gây giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ tử vong và chi phí điều trị tốn kém: Châu Âu 30,7 tỷ EUD[4], Mỹ là 13,7 đến 20,3 tỷ USD [5], Anh 1,8 tỷ Pounds [6] mỗi năm.
Loãng xương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tuổi, giới, hormon, chế độ sinh hoạt, luyện tập, chiều cao, cân nặng, một số thuốc, một số bệnh mạn tính, trong đó có bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT).
Ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh VKDT khoảng 0,5% dân số và chiếm tới 20% tổng số bệnh nhân bị bệnh xương khớp nằm điều trị nội trú tại các bệnh viện, bệnh thường gặp ở nữ nhiều gấp 4 đến 5 lần so với nam giới. Do bệnh diễn biến mạn tính, tiến triển nặng dần làm giảm khả năng lao động, bên cạnh đó, người bệnh còn điều trị bằng Glucocorticoid (GC) kéo dài nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng xương. Việc đánh giá mật độ xương ở những bệnh nhân này là rất cần thiết để phát hiện sớm tình trạng LX và điều trị dự phòng biến chứng [7].
Hiện nay, đo mật độ xương (BMD) sử dụng tia X năng lượng kép (DEXA) là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán loãng xương, và nó là một yếu tố dự báo chính nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, tỷ lệ VKDT trong dân số nói chung là cao nên việc thực hiện DEXA trên mỗi bệnh nhân chưa phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam vì chi phí tương đối đắt và các thiết bị còn hạn chế. Do đó, cần phải có một công cụ sàng lọc đơn giản xác định những bệnh nhân có nguy cơ cao bị loãng xương để giúp cho chi phí sử dụng DEXA hiệu quả hơn.
Năm 1998, Lems WF và Dijkmans đề xuất chỉ số Amsterdam dựa trên 3 yếu tố nguy cơ lâm sàng: tuổi, tình trạng viêm và bất động ở bệnh nhân VKDT[8]. Chỉ số này đã được Nolla và cộng sự xác nhận ở nhóm bệnh nhân nữ VKDT Tây Ban Nha đã mãn kinh [9].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đây là một công cụ sàng lọc tốt cho việc lựa chọn những bệnh nhân VKDT có nguy cơ loãng xương cao cần được kiểm tra bằng DEXA để chẩn đoán loãng xương, với độ nhậy 86% và độ đặc hiệu 43%. Tuy nhiên, chỉ số này chưa được đánh giá ở bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ VKDT ở các độ tuổi khác và cũng chưa đề cập đến yếu tố cân nặng và tình trạng sử dụng GC, mặc dù đây cũng là những yếu tố nguy cơ LX ở bệnh nhân VKDT.
Năm 2002, Haugeberg và cộng sự đề xuất sửa đổi chỉ số Amsterdam ở bệnh nhân VKDT Nauy dựa trên 5 tiêu chí: tuổi, cân nặng, tình trạng viêm, bất động và sử dụng GC [10]. Chỉ số này có độ nhậy (82%), độ đặc hiệu chấp nhận được (45%), được áp dụng cho tất cả bệnh nhân VKDT, là một công cụ chính xác hơn để xác định bệnh nhân VKDT có nguy cơ loãng xương cao cần được đo mật độ xương.
Tại Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu về chỉ số Amsterdam sửa đổi ở bệnh nhân VKDT. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng chỉ số Amsterdam sửa đổi” nhằm 2 mục tiêu:
1. Áp dụng chỉ số AMSTERDAM sửa đổi ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
2. Đánh giá mức độ phù hợp của chỉ số AMSTERDAM sửa đổi so với phương pháp đo mật độ xương bằng DEXA ở các đối tượng trên.
Tài Liệu THam Khảo Đánh giá nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng chỉ số Amsterdam sửa đổi
1. Nelson H.D, Haney E.M, Chou R, et al (2010), Screening for Osteoporosis: Systematic Review to Update the 2002 U.S. Preventive Services Task Force Recommendation, Rockville MD, Rockville.
2. Shuler F.D, Conjeski J, Kendall D, et al. (2012). Understanding the burden of osteoporosis and use of the World Health Organization FRAX. Orthopedics. 35(9), 798-805.
3. Reginster J.Y, Burlet N. (2006). Osteoporosis: A still increasing prevalence. Bone. 38(2 Suppl 1), S4-S9.
4. Strom O, Borgstrom F, Kanis J.A, et al. (2011). Osteoporosis: Burden, health care provision and opportunities in the EU. A report prepared in collaboration with the International Osteoporosis Foundation (IOF) and the European Federation of Pharmaceutical Industry Associations (EFPIA). Arch Osteoporos. 6(1-2), 59-155.
5. Burge R, Dawson-Hughes B, Solomon D.H, et al. (2007). Incidence and economic burden of osteoporosis-related fractures in the United States 2005-2025. JBone Miner Res.22(3), 465-475.
6. Furlow B. (2006). Osteoporosis in Men. Radiologic Technology. 77(3), 226-235.
7. Trần Ngọc Ân, (1998). Bệnh thấp khớp. Nhà XBYH Hà Nội.
8. 8. Lems WF, Dijkmans BA. (1998). Should we look for osteoporosis in patients with rheumatoid arthritis? Ann Rheum Dis,’57:325-7.
9. Nolla JM, Fiter J, Gomez-Vaquero C, Alegre JJ, Valverde J, Roig- Escofet D. (2001). Value of clinical factors in selecting postmenopausal women with rheumatoid arthritis for bone densitometry. Ann Rheum Dis; 60:799-801.
10. Haugeberg G, Orstavik RE, Uhlig T, Falch JA, Halse JI, Kvien TK. (2002). Clinical decision rules in rheumatoid arthritis: Do they identify patients at high risk for osteoporosis? Testing clinical criteria in a population based cohort of patients with rheumatoid arthritis recruited from the Oslo Rheumatoid Arthritis Register. Ann Rheum Dis; 61:1085-9.
11. RiggsB., M.I.L.(1995f Osteoporosis. Lipppcott- Raven Publisher. p. 71-74.
12. Nguyễn Thị Ngọc Lan. (2011). Loãng xương. Viêm khớp dạng thấp, in Bệnh học cơ xương khớp nội khoa: Nhà xuất bản Giáo Dục.
13. LV, A.(1994) Clinician’s manual on osteoprosis. Science Rheumatology, London.
14. R.W, M.(1993) Clinical and laboratory findings in osteoarthritis, in Arthritis and allied conditions- a textbook of Rheumatology: LAE and Febiger- Philadenphia- London. 1737.
15. E.C.M, L.(2001) Supplementing the diet of postmenopausal Chinese women with high calcium milk prevents bone loss. Proceeding of 6th RAA congress of rheumatology: 91-92.
16. Bockman RS, W.S(1990) Steroid- inducedosteoprosis.97-107.
17. Dunne, C.A., C.J. Moran, and P.W. Thompson(1995 ) The effect of regular intramuscular corticosteroid therapy on bone mineral density in rheumatoid patients. Scand JRheumatol,. 24(1): p. 48-9.
18. LV, A (1994). Clinician’s manual on osteoprosis. Science Rheumatology, London.
19. Riggs, B.L (1991), Overview of osteoporosis. West J Med, 154(1), 63-77
20. Thuy V.T.T, Châu T.T.T, Nguyen D.C, et al. (2003) Assessment of low bone mass in Vietnamese: Comparison of QUS calcaneal ultrasonometer and data-derived T-scores. Journal of Bone and Mineral Metabolism. 21(2), 114-119.
21. Harvey N.(2008). Worldwide epidemiology of osteoporotic fracture, Innovation in skeletal medicine, Elsevier, Amsterdam.
22. Trần Ngọc Ân, (2001), Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại. bệnh cơ xương khớp, tập I(Viêm khớp dạng thấp).
23. H.R, S. (1993). History of the rheumatic diseases, in Primer on the Rheumatic diseases. Athritis Foundation. p. 1-4.
24. Arnett, F.C., et al. (1988). The American Rheumatism Association 1987 revised criteria for the classification of rheumatoid arthritis. Arthritis Rheum, 31(3), 315-24.
25. Dadoniene, J., et al. (2003), Disease activity and health status in rheumatoid arthritis: a case-control comparison between Norway and Lithuania. Ann Rheum Dis, 62(3), 231-5.
26. Nguyễn Thị Hiền,(2001) Nghiên cứu tình hình bệnh tật tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm 1991-2001, Đại học Y Hà Nội
27. Hoàng Đức Linh, (2004), Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp ở một số khu vực Tây Nguyên, in Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên đề Bệnh thoái hóa khớp và cột sống
28. Nguyễn Đình Khoa, Trần Ngọc Ân, Hoàng Kỷ, (1996) Đánh giá tình trạng loãng xương ở bệnh nhân mắc các bệnh khớp mãn tính sử dụng glucocorticoides kéo dài bằng phương pháp x quang quy ước, Đại học Y Hà nội.
29. Larsen, A., K. Dale, and M. Eek (1977), Radiographic evaluation of rheumatoid arthritis and related conditions by standard reference films. Acta Radiol Diagn (Stockh), 18(4), 481-91.
30. Schumacher H.R(1993), History of rheumatic diseases, Primer on the Rheumatic diseases, 10th , Athritis Foundation, 1-4.
31. G. J. Silverman và D. A. Carson .(2003) Roles of B cells in rheumatoid arthritis. Arthritis Res Ther. 5 Suppl 4, tr. S1-6.
32. Nguyễn Thị Ngọc Lan. (2010). Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
33. Trần Thị Minh Hoa. (1999). Protein C phản ứng (CRP) trong một số bệnh lý xương khớp, Tạp chí thông tin y dược. Bộ y tế – Viện thông tin thư viện y học trung ương, 11,25 -28.
34. Vũ Thị Thanh Thủy. (2000). Bước đầu nghiên cứu nồng độ protein C phản ứng trong huyết thanh bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
35. J. Avouac, L. Gossec và M. Dougados. (2006). Diagnostic and predictive value of anti-cyclic citrullinated protein antibodies in rheumatoid arthritis: a systematic literature review, Ann Rheum Dis. 65(7), tr. 845-51
36. Nguyễn Thị Thanh Huyền. (2012). Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn EULAR/ACR 2010 trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội
37. D. Aletaha và các cộng sự. (2010). Rheumatoid arthritis classification criteria: an American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism collaborative initiative, Arthritis Rheum. 62(9), 2569-81
38. J. Fransen và P. L. van Riel. (2009). The Disease Activity Score and the EULAR response criteria. Rheum Dis Clin North Am. 35(4), 745¬57, vii-viii.
39. P. Emery và các cộng sự. (2002). Early referral recommendation for newly diagnosed rheumatoid arthritis: evidence based development of a clinical guide, Ann Rheum Dis. 61(4), 290-7.
40. Xu S, Wang Y, Lu J, Xu J (2011). Osteoprotegerin and RANKL in the pathogenesis of rheumatoid arthritis-induced osteoporosis. Rheumatol Int. 6.
41. Haugeberg G, Uhlig T, Falch JA, Halse JI, Kvien TK (2000). Bone mineral density and frequency of osteoporosis in female patients with rheumatoid arthritis: results from 394 patients in the Oslo County Rheumatoid Arthritis register. Arthritis Rheum. 43(3), 522-530.
42. Sugiguchi S, Goto H, Inaba M, Nishizawa Y (2010). Preferential reduction of bone mineral density at the femur reflects impairment of physical activity in patients with low-activity rheumatoid arthritis. Mod Rheumatol. 20, 69-73.
43. Cortet, B., et al. (2000) Factors influencing bone loss in rheumatoid arthritis: a longitudinal study. Clin Exp Rheumatol, 18(6), 683-90.
44. Vũ Thị Thanh Thủy. (2012). Sử dụng thuốc glucocorticoid gây bệnh loãng xương.
45. Carmen Gómez-Vaquero, Dolors Martinez Aguila et al (2007), Evaluation of Two Proposals Based on Clinical Factors for Selecting Male Patients With Rheumatoid Arthritis That Should Undergo a Bone Densitometry.
46. Caroline Brand C, Lowe A, Hall S (2008). The utility of clinical decision tools for diagnosing osteoporosis in postmenopausal women with rheumatoid arthritis. BMC Musculoskelet Disord, 9:13.
47. Gonzalez-Lopez L, Gamez-Nava JI, Vega-Lopez A, et al (2012). Performance of risk indices for identifying low bone mineral density and osteoporosis in Mexican Mestizo women with rheumatoid arthritis. JRheumatol. 34, 247-53.
48. Toyoda, T., et al (1996) Bone loss of the radius in rheumatoid arthritis. Comparison between 34 patients and 40 controls. Acta Orthop Scand, 67(3), 269-73.
49. Heberlein I, Demary W, Bloching H, et al (2011). Prophylaxis and treatment of osteoporosis in patients with rheumatoid arthritis (ORA study) Z Rheumatol. 70, 793-8.
50. Bayat N, Hajiamini Z, Alishiri Gh, et al (2010). Risk factors of low bone mineral density in premenopausal women. J Mil Med. 1, 1-6.
51. Maryam Mobini, MD,1 Zahra Kashi, MD,1 and Asieh Ghobadifar (2012), Prevalence and associated factors of osteoporosis in female patients with rheumatoid arthritis.
52. Nguyễn Thị Nga. (2008). Nghiên cứu mật độ xương cột sống thắt lưng và cổ xương đùi ở bệnh nhân mắc bệnh khớp có sử dụng glucocoticoid,
Đại học y Hà Nội
53. Cấn Xuân Quý. (2011) Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, Y Hà Nội.
54. Phạm Thu Hằng (2014) Khảo sát đặc điểm Z score của mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, Đại học Y Hà Nội.
55. Trần Thị Minh Hoa(2011). Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị tại khoa khớp bệnh viện Bạch Mai. Tạp chíy học thực hành, 6(767), 34-37.
56. Đoàn Thị Tuyết (2002), Đánh giá mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có sử dụng glucocorticoid bằng phương pháp đo hấp thu tia X năng lượng kép, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nôi.
57. Đinh Ngọc Dương(2012), Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của acid zolendronic(Aclasta) sau 1 năm điều trị loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, Đại học Y Hà Nội.
58. Karin Sedo Sarkis(2009). Association betrween osteoporosis and rheumatoid arthritis in women. Journal of Bone and Mineral Research, 22, 216 -222.
59. Đặng Hồng Hoa, (2008), Nghiên cứu mật độ xương vùng cổ xương đùi của người bình thường bằng phương pháp đo hấp thụ tia x năng lượng kép, Học Viện Quân Y.
60. Nguyễn Văn Tuấn, (2008), Loãng xương. Tập san Thông tin Y học.
61. Wark J.D(1996), Osteoporosis: The emerging epidemic. MJA, 164, 327-328.
62. Lydick E, Cook K, Turpin J, Melton M, Stine R, Byrnes C (1998). Development and validation of a simple questionnaire to facilitate identification of women likely to have low bone density. American Journal of Managed Care, 4(1), 37-48.
63. Sinigaglia L, N.A., Mela Q, et al.(2000). A multi center cross sectional study on bone mass in Rheumatoid arthritis. Rheumatology (Oxford) 27, 2582-2589.
64. Nguyễn Thị Hoài Châu (2003). khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương của phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tạp chí Sinh lý y học, 7(2), 1-5.
65. Sambrook (2001), Osteoporosis with low dose corticosteroids: contribution of underlying disease effects and discriminatory ability of ultrasound versus bone densitometry. Rheumatology, 28, 1063-7.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh loãng xương 3
1.1.1. Định nghĩa loãng xương 3
1.1.2. Phân loại loãng xương 3
1.1.3. Cấu trúc xương và chu chuyển xương bình thường 4
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới mật độ xương 6
1.1.5. Triệu chứng học của loãng xương 7
1.1.6. Các phương pháp đánh giá tình trạng loãng xương 8
1.1.7. Chẩn đoán loãng xương 10
1.1.8. Điều trị và dự phòng loãng xương 11
1.2. Bệnh viêm khớp dạng thấp 12
1.2.1. Lịch sử bệnh viêm khớp dạng thấp 12
1.2.2. Dịch tễ bệnh VKDT 13
1.2.3. Nguyên nhân bệnh VKDT 14
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh bệnh VKDT 14
1.2.5. Triệu chứng học bệnh VKDT 15
1.2.6. Chẩn đoán bệnh VKDT 18
1.2.7. Điều trị 24
1.3. Mối liên quan giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và loãng xương 24
1.4. Chỉ số Amterdam sửa đổi và các mô hình tiên lượng nguy cơ loãng xương 26
1.4.1. Chỉ số ORAI 26
1.4.2. Chỉ số SCORE 27
1.4.3. Chỉ số OSIRIS 27
1.4.4. Chỉ số OSTA 27
1.4.5. Chỉ số Amsterdam 27
1.4.6. Chỉ số AMSTERDAM sửa đổi 29
1.4.7. Tình hình nghiên cứu về chỉ số AMSTERDAM sửa đổi trên thế giới .. 30
1.5. Các nghiên cứu trong nước và thế giới về vấn đề loãng xương trong
bệnh viêm khớp dạng thấp 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 35
2.2.3. Cách chọn mẫu và phương pháp thu thập số liệu 35
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 40
2.2.5. Xử lý, quản lý và phân tích số liệu 40
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 41
3.1.1. Đặc điểm chung 41
3.1.2. Đặc điểm bệnh viêm khớp dạng thấp 43
3.2. Đánh giá nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng
chỉ số Amsterdam sửa đổi 47
3.3. Đặc điểm mật độ xương đo bằng phương pháp DEXA và một số yếu tố
liên quan đến mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 50
3.3.1. Mật độ xương và tỷ lệ loãng xương 50
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp
dạng thấp 51
3.4. Mức độ phù hợp của chỉ số AMSTERDAM sửa đổi so với đo MĐX
bằng phương pháp DEXA 56
Chương 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 59
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu 59
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu 61
4.2. Đặc điểm về mật độ xương của đối tượng nghiên cứu 61
4.2.1. Mật độ xương trung bình tại vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi.. 61
4.2.2. Mật độ xương đo tại vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo Tscore. 62
4.2.3. Một số yếu tố liên quan tới mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp
dạng thấp 63
4.3. Nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân VKDT khảo sát bằng chỉ số
Amsterdam sửa đổi 67
4.4. Giá trị của chỉ số AMSTERDAM sửa đổi 69
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 38
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá một số xét nghiệm cận lâm sàng 39
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn của chỉ số Amsterdam sửa đổi 39
Bảng 3.1. T uổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 41
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI … 42
Bảng 3.3. Tình trạng và thời gian mãn kinh ở bệnh nhân nữ 43
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 43
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng bất động 44
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng viêm 45
Bảng 3.7. Thời gian và liều lượng Glucocorticoid đã sử dụng tính theo
prednisolon 46
Bảng 3.8. Liên quan giữa chỉ số Amsterdam sửa đổi với BMD 48
Bảng 3.9. Liên quan giữa chỉ số Amsterdam sửa đổi với T score 48
Bảng 3.10. Liên quan giữa chỉ số Amsterdam sửa đổi với Z score 48
Bảng 3.11. Liên quan giữa chỉ số Amsterdam sửa đổi với các yếu tố nguy cơ 49
Bảng 3.12. Phân loại mật độ xương theo Tscore 50
Bảng 3.13. Mật độ xương trung bình của đối tượng nghiên cứu 51
Bảng 3.14. Liên quan giữa cân nặng và mật độ xương 52
Bảng 3.15. Liên quan giữa chỉ số BMI và mật độ xương 52
Bảng 3.16. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và mật độ xương 53
Bảng 3.17. Liên quan giữa giai đoạn bệnh theo Steinbroker và mật độ xương … 54
Bảng 3.18. Liên quan giữa tình trạng sử dụng GC và mật độ xương 55
Bảng 3.19. Liên quan giữa liều lượng GC và mật độ xương 55
Bảng 3.20. Liên quan giữa thời gian dùng GC và mật độ xương 56
Bảng 3.21. Giá trị của chỉ số Amsterdam sửa đổi so với T- score < -2,5 56
Bảng 3.22. Giá trị của chỉ số Amsterdam sửa đổi khi thay đổi điểm cut off cân nặng<60kg 58
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 41
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 42
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh Steinbroker 44
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử sử dụng GC 45
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hiện tại sử dụng GC 46
Biểu đồ 3.6. Phân bố bệnh nhân theo nhóm nguy cơ của chỉ sốAmsterdam
sửa đổi 47
Biểu đồ 3.7. Liên quan giữa chỉ sốAmsterdam sửa đổi với Loãng xương . 47
Biểu đồ 3.8. Liên quan giữa tuổi và mật độ xương 51
Biểu đồ 3.9. Liên quan giữa tình trạng mãn kinh ở phụ nữ và loãng xương 53
Biểu đồ 3.10. Liên quan giữa tình trạng bất động và loãng xương 54
Biểu đồ 3.11. Đường cong ROC của chỉ số Amsterdam sửa đổi tại vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi 57