Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo phương pháp tổng thể chủ quan (SGA) và một số yếu tố liên quan ở trẻ viêm phế quản phổi
Luận văn Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo phương pháp tổng thể chủ quan (SGA) và một số yếu tố liên quan ở trẻ viêm phế quản phổi tại khoa Nội Nhi, bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc năm 2014 – 2015. Nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) cấp tính là một bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Trong cộng đồng hàng năm trung bình tần suất mắc NKHH cấp tính của mỗi trẻ từ 4 – 5 lần. Tử vong do viêm phổi, viêm phế quản phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong. Trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh cao nhất là ở Đông nam châu Á với tỷ lệ là 0,36 đợt/trẻ/năm còn nơi trẻ mắc viêm phổi thấp nhất là châu Âu với tỷ lệ tương ứng là 0,06 đợt/trẻ/năm. Nếu xếp thứ tự và chọn ra 15 nước trên thế giới có số trẻ mắc NKHH hàng năm cao nhất là Ân Độ với 43,0 triệu trẻ. Việt Nam được xếp thứ 9 với tổng số trẻ mới mắc hàng năm là 2,9 triệu trẻ [1].
Trẻ được nuôi dưỡng không đầy đủ khi bị bệnh làm cho trẻ có nguy cơ giảm sức đề kháng dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn. Các bệnh nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng thêm tới tình trạng dinh dưỡng, làm giảm khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn, nhu cầu năng lượng lại tăng cao do bệnh tật dẫn đến tăng tình trạng suy dinh dưỡng [2], [3].
Dinh dưỡng tốt sẽ giúp một đứa trẻ khỏe mạnh, dinh dưỡng không tốt làm cho đứa trẻ có vấn đề về dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe. Suy dinh dưỡng (SDD) hiện nay đang là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt ở các nước nghèo và kém phát triển. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, năm 2013 tỷ lệ SDD của Việt Nam còn khá cao, trẻ SDD nhẹ cân là 14,5%, thấp còi là 24,9% [4].
Suy dinh dưỡng của trẻ bệnh liên quan tới tăng nguy cơ mắc bệnh, tử vong và kéo dài thời gian nằm viện. Suy dinh dưỡng không chỉ là một bệnh đơn thuần mà liên quan tới nhiều vấn đề trong bệnh viện, bằng chứng là nhiều bệnh nhân bị suy dinh dưỡng tiếp tục bị giảm cân nặng trong thời gian nằm viện. Suy dinh dưỡng làm tăng chi phí y tế. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh bị suy dinh dưỡng có thể còn bị nặng nề thêm trong thời gian nằm viện [5].
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế, tăng gấp 2 lần so với tốc độ tăng trung bình của cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế thì vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng nhận được sự quan tâm của tỉnh. Vĩnh Phúc là một tỉnh bao gồm cả đồng bằng, trung du và miền núi nên tỷ lệ SDD của Vĩnh Phúc còn cao. Đúng trước yêu cầu đó, tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có các chiến lược để giảm tỷ lệ SDD của trẻ em. Do đó, chúng tôi tiến hành đánh giá TTDD của trẻ bệnh tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới TTDD của trẻ để từ đó có các giải pháp giảm tỷ lệ SDD bệnh viện cũng như ở cộng đồng.
Hiện nay có rất nhiều cách để đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ khi nằm viện như phương pháp nhân trắc, phương pháp đo vòng cánh tay, phương pháp sinh hóa và phương pháp SGA. Năm 2006, một nghiên cứu tại bệnh viện “ cho trẻ bệnh” tại Toronto, Canada cho thấy: SGA là công cụ đánh giá TTDD cho trẻ em phù hợp, giúp tiên lượng được các nguy cơ biến chứng và thời gian nằm viện của bệnh nhi [6]. Tuy nhiên, SGA mới chỉ áp dụng phổ biến sàng lọc nguy cơ SDD cho các bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân suy thận và tập trung chủ yếu ở người lớn, các số lượng nghiên cứu ở trẻ em còn ít và hạn chế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo phương pháp tổng thể chủ quan (SGA) và một số yếu tố liên quan ở trẻ viêm phế quản phổi tại khoa Nội Nhi, bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc năm 2014 – 2015’ với hai mục tiêu:
1. Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ viêm phổi tại khoa Nội Nhi, bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ bị viêm phổi tại khoa Nội Nhi, bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
Tài liệu tham khảo Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo phương pháp tổng thể chủ quan (SGA) và một số yếu tố liên quan ở trẻ viêm phế quản phổi tại khoa Nội Nhi, bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc năm 2014 – 2015.
1. Bệnh viêm phổi trẻ em, www.benh.vn/Benh-Nhi/Benh-viem-phoi-tre- em/95/…/19-2-2014.htm.
2. Bộ môn Nhi, Trường đại học Y Hà Nội (2009). Bài giảng nhi khoa tập 1. NXB Y học, Hà Nội, 234 – 245.
3. Hoàng Thị Mai Dung (2005). Thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tiêu chảy và bệnh viêm phổi tại bệnh viện Nhi trung ương. Trường Đại học
Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Viện Dinh dưỡng, số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm. www.nutrition.org.vn, 7.3.201.
5. Kenneth EC (2002). Malnutriton and bad oucome. J Gen Intern Med. 17(12), 956 – 957.
6. Donna J. Secker, Khursheed N. Jeejeebhoy.(2007). Subjective Global Asessment for Children. Am J Clin Butr. 85,1083-9.
7. Trần Quỵ (2009). Viêm phế quản phổi, bài giảng Nhi khoa tập I. NXB
Y học, Hà Nội.
8. Nguyễn Công Khẩn (2008). Dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Tomkins A, Watson F (1998), Malnutrition and infection disease, AC/SCN state of the art series nutrition policy discussion paper , London school of Hygiene and Tropical Medicine, Keppel str, London,UK.
10. Nguyễn Thanh Hà (2002), Nguy cơ SDD liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y học, Trương Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
11. Đặng Văn Nghiễm, Phạm Ngọc Khái (1999) Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và thiếu dinh dưỡng ở trẻ em.Dinh Dưỡng và sức khoẻ trẻ em cộng đồng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.206-223.
12. Lagrutta F, Castillo C (1999), Early enteral feeding of infants with lower respiratory infections, Rev Chil Pediatr. May- Jun ;62(3): 167-173
13. Karen Roberts et al (2000). Syndrome X: Medical Nutrition Therapy. Nutrition Reviews. 58 (5), 154 – 161.
14. WHO (2006), WHO Child Grow Standards Methods and Development
15. UNICEF (2006), “A report Card on Definition”, Progress for Children,New York, USA.2-32.
16. UNICEF/WHO/World Bank Joint Child Malnutrition Estimates, 2013
New York, USA. 2-32.
17. Viện dinh dưỡng www.nutrition.org.vn, Số liệu điều tra dinh dưỡng năm 2011.
18. UNICEF (2007), “UNICEF global databases on undernutrion”, Progress for Children, New York, US.23-45.
19. Book. (2011). Malnutrition in the community and hospital setting. Abbott Nutrition. USA.22 – 28.
20. Joosten K, Hulst J (2008). Prevalence of malnutrition in pediatric hospital patients. Curr Opin Pediatr. 20, 590 -596.
21. Tienboon P (2002). Nutrition Problems of hospital children in a developing coutry. Thailan. Asia Pac J Clin Nutr. 11. 258 – 262.
22. Shirodkar M, Mohandas K M (2005). Subjective global assessment: a simple and reliable screeng tool for malnutrition among Indians. Indian Socitety of Gastroenterology. 24. 246 – 250.
23. Beheshti Maryam, Imanzadeh F, Shahidi N (2010). Evaluation of the nutritional status in children admitted to the neurology ward of Mofid children’s hospital. Iran J Child Neurology. 3(4), 51 – 58.
24. Jessie M.Hulst, Henrike Z, Wim C. Hop et al (2009). Dutch national survery to test the STRONGkids nutritional rish screening tool in hospitalized children. Clinical Nutrition. 29, 106 – 111.
25. Spaguolo, Ilaria L, Fabrizia C et al (2013) .Application of score system to evaluate the risk of malnutrition in a multiple hospital setting. Italian Journal of Pediatric. 39, 1 – 7.
26. Detsky AS, Baker JB, O’ Rourke K, et al (1987), Predicting nutrition – associated complication for patients undergoing gastrointestinal surgery. JPEN J Parenter Enteral Nutr. 11, 440 – 446.
27. Nguyễn Thị Yến, Lưu Thị Mỹ Thục (2006). Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2001. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 2(2), 35 – 40.
28. Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Tín, Nguyễn Công Khẩn (2008). Tình trạng dinh dưỡng và yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhi nội trú bị bệnh cấp tính tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 4(3).
29. Nguyễn Đức Vinh, Nguyễn Đỗ Huy (2013). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 6 – 60 tháng tuổi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2009. Tạp chí Yhọc thực hành.. 6(873). 77 – 80.
30. Tô Thị Huyền (2012). Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân viêm phổi bằng phương pháp SGA tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011- 2012. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
31. Viện Dinh dưỡng. Báo cáo kết quả. Hội thảo giải pháp quản lý suy dinh dưỡng vừa và nặng tại bệnh viện và ngoài cộng đồng. Tam Đảo, 2008, 12 – 14.
32. Kenneth EC (2002), Malnutriton and bad oucome, J Gen Intern Med, 17 (12): 956-957.
33. Nguyễn Thị Như Hoa (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
34. Trương Thị Hoàng Lan (2003), Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa, Hà Nội. 35-39.
35. Tô Thị Hảo (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ suy dinh dưỡng tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi trung ương. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
36. Viện Dinh dưỡng www.nutrition.org.vn, Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2010).
37. Nguyễn Trần Tuấn (2003), Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng bệnh tật và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ và trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Thái Nguyên.
38. Viện Dinh dưỡng (2010). Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng. NXB Hà Nội, Hà Nội.
39. WHO (2006), WHO Child Grow Standards Methods and Development.
40. Detsky AS, Mclaughlin JR, Baker JP et al (1985). What is subjective global assessment of nutrional stastus?. JPEN. 11(1), 14 – 24
Rojratsirikul C, Sangkhatha S, Parapinyokul S (2004). Applican of subjective global assessment as a sceening tool for malnutricaton in pediatric surgical patién. J Med Assoc Thai. 87(8), 939 – 946.
42. Seckef DJ, Jeejeebhoy.(2007). Subjective Global Asessment for Children. Am J Clin Butr. 85. 1082 -1089.
43. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009). Tình trạng dinh dưỡng lúc nhập viện tại bệnh vện Chợ Rẫy. Tạp chíy học. 13, 305 – 312
44. Asgarami F, Mahdavi – mazdeh (2008), Correlation bettween modified subjective global assesment with antheropometric measurements and laboratoary parameters, Acta Madica Iranica, 42 (5): 331-337.
45. Huong PTT, NN Thu, TC Quyen, ND Huy, DTK Lien, LM Thuc, NT Lam (2010). Nutrition satus of hospitalized children in Viet Nam. Abstract 537, The 7 Asia Pacific conference on clinical nutrition 2010.
46. Nguyễn Thuý Hồng, Lưu Thị Mỹ Thục, Nguyễn Thị Yến ( 2010). Nghiên cứu tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương năm 2010. Tạp chí Y học Việt Nam. 7(1), 46 – 49.
47. Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Hoài Chân (2009), Tỷ lệ SDD tại bệnh viện Nhi trung ương theo phương pháp SGA Tạp chí Nhi khoa, Tập 5, số 2.1-5.
48. Trần Thị Thuý Hằng (2005), Nhận xét một số yếu tố nguy cơ của bệnh Viêm phế quản phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa. Trường Đại học Y Hà Nội.
49. Hoàng Minh Thu và cộng sự (2003). Một số yếu tố liên quan đến Viêm phổi ở trẻ dưới 12 tháng. Tóm tắt kỷ yếu công trình nghiên cứu nhi khoa-Hội nghị nhi khoa lần thứ XVI, tr.60.
50. Wakahara T, Shiraki M, Nurase K(2007) Nutritional screening with subjective Global Assessmen predict hospital stay in patient with digestive diseases Japan, Nutrition 23(9). 634-639.
51. Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Tín, Nguyễn Công Khẩn (2008), Tình trạng dinh dưỡng và yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhi nội trú bị bệnh cấp tính tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 4, số 3.
52. Secker DJ, Jeejeebhoy K (2007), Subjective Global nutrition assessmen for childen, Am J lin Nutrition, 85: 1082-1090
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 5
1.1. Viêm phế quản phổi và suy dinh dưỡng 5
1.2. Suy dinh dưỡng ở trẻ em 7
1.2.1. Một số khái niệm 7
1.2.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng 7
1.2.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng 9
1.3. Suy dinh dưỡng trong bệnh viện và các yếu tố liên quan 10
1.3.1. Tình hình SDD trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.3.2. Các yếu tố liên quan 14
1.4. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong bệnh viện …. 17
1.4.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào các số đo nhân trắc 17
1.4.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng công cụ subjective
global assessment 19
1.5. Khung lý thuyết về mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và viêm phế
quản phổi 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng 26
2.1.1. Thời gian 26
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 26
2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 27
2.3.4. Chỉ số và cách đánh giá 32
2.4. Sai số và cách khống chế 34
2.5. Phương pháp xử lí số liệu 34
2.6. Đạo đức nghiên cứu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Tình trạng chung của trẻ viêm phế quản phổi và dinh dưỡng 36
3.1.1. Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc 36
3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng theo SGA 37
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ viêm phổi … 39
Chương 4: BÀN LUẬN 48
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ viêm phế quản phổi tại khoa Nội Nhi,
Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc 48
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 48
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân viêm
phế quản phổi đang nằm viện theo SGA 53
KẾT LUẬN 60
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 3.1: Phân bố bệnh viêm phế quản phổi theo tuổi và giới 36
Bảng 3.2: Tỷ lệ nguy cơ SDD theo SGA phân bố theo nhóm tuổi 38
Bảng 3.3: Phối hợp giữa phương pháp SGA và phương pháp nhân trắc …. 38
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa nguy cơ SDD và thời gian nằm viện 39
Bảng 3.5: Liên quan giữa mức độ nặng của bệnh với nguy cơ SDD 40
Bảng 3.6: Liên quan giữa sự giảm cân với nguy cơ SDD 41
Bảng 3.7: Liên quan giữa thời gian nằm viện trung bình với nguy cơ SDD
theo SGA 42
Bảng 3.8: Liên quan giữa thời điểm ăn bổ sung và nguy cơ SDD 42
Bảng 3.9: Liên quan giữa cân nặng lúc đẻ và nguy cơ SDD 43
Bảng 3.10: Liên quan giữa thời gian bắt đầu cho con bú và nguy cơ SDD 44
Bảng 3.11: Liên quan giữa thời điểm cai sữa và nguy cơ SDD 44
Bảng 3.12: Liên quan giữa nguy cơ SDD theo SGA 45
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nguy cơ SDD với tuổi của mẹ 46
Bảng 3.14: Liên quan giữa nguy cơ SDD với nghề nghiệp và trình độ học vấn
của mẹ 46
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa kinh tế gia đình và nguy cơ dinh dưỡng 47
Biểu đồ 1.1: Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm
2007 – 2014 13
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ SDD theo chỉ số nhân trắc 37
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nguy cơ SDD theo SGA 37
Hình 1.1: Mô hình nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bệnh viện 8
Hình 1.2: Vòng xoắn bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng 9
Hình 1.3: Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và viêm phế quản phổi 25