ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ CEA TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ CEA TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
Phạm Thị Phương1, Trịnh Lê Huy2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi nồng độ CEA huyết thanh trước và sau điều trị ung thư đại trực tràng (UTĐTT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả lâm sàng hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 110 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng, điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2017 – 3/2019. Kết quả: Nồng độ CEA càng cao,khả năng bệnh ở giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV) càng cao. Tỷ lệ CEA (+) (CEA > 5 ng/ml) và nồng độ CEA trung bình của nhóm di căn hạch cao hơn rõ rệt so với nhóm chưa di căn hạch. Với ngưỡng 10,74 ng/ml, CEA có giá trị chẩn đoán sự di căn của bệnh với độ nhạy 84%, độ đặc hiệu 85,9%; giá trị dự đoán dương tính 63,6%; giá trị dự đoán âm tính 94,8%. Sau điều trị phẫu thuật triệt căn, nồng độ CEA trung bình giảm rõ rệt so với trước điều trị. Nồng độ CEA trung bình của nhóm sau phẫu thuật triệt căn thấp hơn đáng kể so với nhóm phẫu thuật tạm thời. Nồng độ CEA ở nhóm điều trị hóa chất bổ trợ hầu như được giữ ổn định trong suốt quá trình điều trị và luôn ở mức thấp hơn so với nhóm điều trị hóa chất triệu chứng. Kết luận: Nồng độ CEA là một chỉ số tốt trong dự đoán khả năng di căn cũng như đánh giá hiệu quả của phẫu thuật triệt căn.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com