ĐÁNH GIÁ PHẪU THUẬT DÉLORME TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÁO BÓN DO LỒNG TRỰC TRÀNG – HẬU MÔN

ĐÁNH GIÁ PHẪU THUẬT DÉLORME TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÁO BÓN DO LỒNG TRỰC TRÀNG – HẬU MÔN

 ĐÁNH GIÁ PHẪU THUẬT DÉLORME TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÁO BÓN DO LỒNG TRỰC TRÀNG – HẬU MÔN 

Nguyễn Đình Hối*, Nguyễn Mậu Anh*, Dương Phước Hưng*, Trần Văn Phơi*, 
Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Thuý Oanh*,Nguyễn Trung Tín*, Nguyễn Văn Hậu* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Táo bón do lồng trực tràng- hậu môn chiếm tỷ lệ 33% hội chứng tắc nghẽn đường ra(1), ở nước ta chưa co công trình nào nghiên cứu cvề vấn đề này. 
Phương pháp: Xác định táo bón, đánh giá mức độ dựa theo tiêu chuẩn Rome II và thang điểm Wexner. Loại trừ các nguyên nhân gây táo bón do u đại tràng, tiểu khung, do dùng thuốc, nhược giáp, cường phó giáp, giảm động đại tràng. Chỉ định mổ dựa vào lâm sàng có hội chứng táo bón theo tiêu chuẩn Rome II, điều trị nội khoa trên một năm bằng thuốc nhuận trường, chất xơ không kết quả, kích thước đoạn lồng trên X-quang trực tràng hoạt động lớn hơn 1cm. Phẫu thuật Délorme áp dụng cho tất cả các bệnh nhân lồng trực tràng hậu môn đơn thuần, phối hợp khâu cơ nâng nếu có sa trực tràng kiểu túi đi kèm (Marti III). Thời gian đầu hậu phẫu bệnh nhân được dùng chất xơ,sữa Magne nếu đi phân cứng. Tất cả bệnh nhân được nong hậu môn từ tuần lễ thứ 3 sau mổ, mỗi tuần 1 lần, tồi thiểu 6 lần, tối đa 12 lần.Đánh giá kết quả điều trị dựa vào sự cải thiện các triệu chứng so với trước mổ như: số lần đại tiện trong tuần, rặn, cảm giác đại tiện không hết phân, dùng tay trợ giúp lúc đại tiện, sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích, thụt tháo. Đánh giá kết quả: Tốt: không còn triệu chứng; Khá: phải dùng = 2 đợt dùng nhuận trường trong tháng; Trung bình: phải dùng > 2 đợt dùng nhuận trường trong tháng; Xấu: Không thay đổi, biến chứng són phân, hơi, rò trực tràng âm đạo, hẹp miệng nối. Dùng phép kiểm McNemar để đánh giá. Phần mềm SPSS, trị số p <0,05 có ý nghĩa về mặt thống kê. 
Kết quả: Từ 19/04/04 đến 19/11/04 có 57 trường hợp lồng trực tràng- hậu môn được điều trị bằng phẫu thuật Délorme tại BV ĐHYD TP HCM, trong đó tuổi thấp nhất 19, cao nhất 74; nam 12, nữ 45; lồng trực tràng- hậu môn đơn thuần 41, phối hợp với sa trực tràng kiểu túi 16. Cảm giác đại tiện không hết 
phân cải thiện trong 89% các trường hợp, rặn 86%, dùng tay trợ giúp lúc đại  tiện 100%, thụt tháo 100%, dùng thuốc nhuận tràng kích thích 96%. Số lần đi cầu < 3 lần trong tuần cải thiện 72%. Biến chứng rò âm đạo trực tràng 1 trường hợp (1,75%), hẹp miệngnối 1 (1,75%), són hơi 1 trường hợp (1,75%), chảy máu muộn vào tuần hậu phẫu thứ 3 do chậm liền vết thương 2 trường hợp (3,5%). 
Kết luận: Phẫu thuật Délorme trong điều trị chứng táo bón do lồng trực tràng-hậu môn, kết quả bước đầu tốt trên 85 % cáctrường hợp. Chúng tôi cần thời gian lâu hơn để đánh giá một cách đầy đủ.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment