Đánh giá rối loạn thần kinh tự động và ảnh hưởng của nó đối với tiến triển bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi nhồi máu não
Luận văn Đánh giá rối loạn thần kinh tự động và ảnh hưởng của nó đối với tiến triển bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi nhồi máu não.Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là một bệnh lý cấp cứu thường gặp ở nước ta, có tỉ lệ tử vong cao đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong, sau ung thư và tim mạch (Theo tổ chức y tế thế giới năm 1990)[1], để lại những di chứng nặng nề, khó hồi phục và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tai biến mạch máu não gồm hai thể chính: Chảy máu não (CMN) và nhồi máu não (NMN), trong đó thể nhồi máu não chiếm tỉ lệ cao, tới hơn 85% (Theo R. hart (1994) [2]. Nhồi máu não chiếm tỉ lệ cao hơn xuất huyết não nhưng tỉ lệ tử vong thấp hơn,điều đó đồng nghĩa với việc có nhiều bệnh nhân bị di chứng của nhồi máu não. Di chứng của nhồi máu não để lại sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân và cộng đồng xã hội.
NMN ảnh hưởng tới hầu hết các chức năng sinh lý bình thường của các cơ quan trong cơ thể mà chủ yếu là các cơ quan như tim mạch và thần kinh. Trong đó, sự ảnh hưởng tới hệ thần kinh được biểu hiện sớm nhất và rõ rệt nhất [3]. Các tổn thương thần kinh sau tai biến được đề cập đến nhiều trong y văn, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập trung đánh giá tổn thương thần kinh chủ động nói chung, trong khi các nghiên cứu về rối loạn thần kinh tự động sau tai biến còn hạn chế. Một số nghiên cứu trên thế giới đánh giá về rối loạn thần kinh tự động mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá dựa trên nhịp tim của bệnh nhân [4],[5],[6].
Đánh giá được mức độ rối loạn của thần kinh tự động trên bệnh nhân sau tai biến không chỉ giúp các bác sỹ lâm sàng có thái độ xử trí cho bệnh nhân mà còn giúp cho việc định hướng các biện pháp dự phòng biến chứng sau tai biến. Nhằm đánh giá một cách toàn diện về mức độ rối loạn thần kinh tự động trên các bệnh nhân sau tai biến, Ewing và cộng sự năm 1981 đã tiến hành nghiên cứu sử dụng 5 trắc nghiệm lâm sàng bao gồm: giá trị trung bình của tỷ số tối đa khoảng cách RR/tối thiểu khoảng cách RR trong khi làm nghiệm pháp Valsalva; giá trị trung bình tỷ số tối đa khoảng cách RR/tối thiểu khoảng cách RR của sự khác biệt về nhịp tim trong khi làm nghiệm pháp hít thở sâu; giá trị trung bình tỷ số tối đa khoảng cách RR/tối thiểu khoảng cách RR của sự khác biệt về nhịp tim trong khi làm nghiệm nghiệm pháp đứng(tỷ số 30:15); huyết áp tâm thu giảm xuống sau khi đứng trong nghiệm pháp đo huyết áp tư thế đứng; và huyết áp tâm trương tăng trong khi làm nghiệm pháp bóp chặt tay kéo dài [7]. Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá bộ trắc nghiệm này và đều cho thấy những ưu điểm của nó khi đánh giá rối loạn thần kinh tự động đồng thời cũng đưa ra khuyến cáo áp dụng rộng rãi bộ trắc nghiệm này
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới ( WHO) đột quỵ là nguyên nhân thứ ba gây tử vong và là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật lâu dài. Nhằm đánh giá mức độ rối loạn thần kinh tự động của những bệnh nhân cao tuổi sau tai biến nhồi máu não và chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân này, từ đó đưa ra những khuyến cáo cho các bác sỹ trong thực hành lâm sàng cũng như chăm sóc và điều trị bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá rối loạn thần kinh tự động và ảnh hưởng của nó đối với tiến triển bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi nhồi máu não” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của một số rối loạn thần kinh tự động trên bệnh nhân cao tuổi nhồi máu não.
2. Đánh giá mối tương quan của các rối loạn thần kinh tự động đối với tiến triển bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi nhồi máu não.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Hữu Lương (1996), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Kase CS, Willams JP, Wyatt DA (1982). Lobar intra cerebral hematomas clinical and CT analysis of 32 cases. Neurology, 32, 1146.
3. Oppenheimer SM, Hachinski VC (1992). The cardiac consequences of stroke. Neurol Clin, 10, 167-176.
4. Barron SA, Rogovski Z, Hemli J et al (1994). Autonomic consequences of cerebral hemisphere infarction. Stroke, 25, 113-116.
5. Naver HK, Blomstrand C, Wallin BG (1996). Reduced heart rate variability after right-sided stroke. Stroke, 27, 247-251.
6. Korpelainen JT, Sotaniemi KA, Makikallio A et al (1999). Dynamic behavior of heart rate in ischemic stroke. Stroke, 30, 1008-1013.
7. Li Xiong (2013). Comprehensive assessment for autonomic dysfunction in different phases after ischemic stroke. Int J Stroke, 8(8), 645-651.
8. Korpelainen JT, Huikuri HV, Sotaniemi KA et al (1996). Abnormal heart rate variability reflecting autonomic dysfunction in brainstem infarction. Acta Neurol Scand, 94, 337-342.
9. Huikuri HV (1995). Heart rate variability in coronary artery disease. J Intern Med, 237, 349-357.
10. McLaren A, Kerr S, Allan L et al (2005). Autonomic function is impaired in elderly stroke survivors. Stroke, 36, 1026-1030.
11. Dutsch M, Burger M, Dorfler C et al (2007). Cardiovascular autonomic function in poststroke patients. Neurology, 69, 2249-2255.
12. Sander D, Klingelhofer J (1995). Changes of circadian blood pressure patterns and cardiovascular parameters indicate lateralization of sympathetic activation following hemispheric brain infarction. J Neurol, 242, 313-318.
13. Lawes CM Feigin VL, Bennett DA, Anderson et al, (2003). Stroke epidemiology: A review of population-based studies of incidence, prevalence, and case-fatality in the late 20th century. Lancet Neurol, 2, 43-53.
14. Hankey GJ, Jamrozik K, Broadhurst RJ et al (2000). Five-year survival after first-ever stroke and related prognostic factors in the Perth Community Stroke Study. Stroke, 31, 2080-2086.
15. Nguyễn Thị Nhàn (2003), Nghiên cứu biến chứng thần kinh tự động tim mạch bằng các trắc nghiệm của Ewing ở bệnh nhân đái tháo đường, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
16. World Health Organization (1999). International Society of Hypertension Guidelines for the Management of Hypertension. J. of Hypertension, 151-183.
17. Nguyễn Văn Đăng (2000), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Đăng (2000), Thần kinh học, Nội khoa cơ sở, Nhà xuất bản Y Học, Trường Đại học Y Hà Nội.
19. Rankin J (1957). Cerebral vascular accidents in patients over the age of
60. Scott Med J, 2, 200-215.
20. Bonita R, Beaglehole R (1988). Modification of Rankin Scale: Recovery of motor function after stroke. Stroke, 19(12), 1497-1500.
21. Van Swieten JC, Koudstaal PJ, Visser MC et al (1988). Interobserver agreement for the assessment of handicap in stroke patients. Stroke, 19(5), 604-607.
22. Berrens M., Kahn R., Nolan J. et al (1999). Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and its Complications. Report of a WHO, Consullation, World Health Organization Department of Noncommunicable Disease Surveillance, Geneva, 1-59.
23. Bethesda (1998). The effect of intensive diabetes therapy on measures of autonomic nervous system function in the Diabetes Control and Complications Trial. Diabetologia, 41, 416-423.
24. Aaron I. Vinik, Sompongse Suwanwalaikom (1999), Autonomic neuropathy American Diabetes Asociation, Diabetic complication, ed.
25. Hồ Hữu Lương (1982), Khám hệ thần kinh thực vật nội tạng và triệu chứng rối loạn, Khám lâm sàng thần kinh, Nhà xuất bản Y học.
26. Lê Văn Thành (1989), Triệu chứng học hệ thần kinh thực vật, Bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản Y Học.
27. Hoàng Khánh (2000), Rối loạn thần kinh thực vật, Giáo trình nội thần kinh, Bộ môn Nội, ed, Trường đại học Y khoa Huế.
28. Nguyễn Quang Quyền (1993), Hệ thần kinh tự chủ, Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học.
29. Book (1993), Monitor One nDx, Physician’s Operating Manual, Qmed INC, tr. 1-32.
30. Nguyễn Thế Thành (1994). Phát hiện tổn thương hệ đối giao cảm ở tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Tạp chí Y học-Chuyên đề nội tiết, số 1, 36-39.
31. David R (1989). Peripheral neuropathy in dabetic monkeys. Diabetes, 38, 1365-1370.
32. Athanasios G. Kontopulos, Vasilios G. Athyros (1997). Effect of chronic Quinapril administration on heart rate variability in patients with diabetic autonoic neuropathy. Diabetes Care, 20(3), 355-359.
33. Dosso A (1995). Cardiovascular autonomic neuropathy in diabetic patients with macular oedema. Diabetes et metabolisme, 21, 41-45.
34. Bethesala (1998). The effect of intensive diabetes therapy on measures of autonomic nervous system function in the Diabetes Control and Complications Trial. Diabetologia, 41, 416-423.
35. Aaron I. Vinik, Marie T. Holland (1992). Diabetic Neuropathiea.
Diabetes Care, 15(12), 1926-1961.
36. Donald D. Lund, Alberto R. Subieta (1992). Alterations in cardiac parasympathetic indices in STZ-induced Diabetic Rata. Diabetes, 41, 160-166.
37. Nguyễn Đình Đính (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não, Luận án bác sỹ chuyên khoa II, Học viện Quân Y.
38. Phạm Đỗ Phi Nga (2005), Nghiên cứu nồng độ Glucose máu ở các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp, Luận án bác sỹ chuyên khoa IIHọc viện Quân Y.
39. Nguyễn Thị Minh Trí (2004), Lâm sàng và hình ảnh học nhồi máu não ổ khuyết,, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
40. Phạm Tử Dương Phạm Gia Khải (2001). Đánh giá và điều trị Cholesterol máu cao ở người trưởng thành trong chương trình giáo dục quốc gia về Cholesterol. JAMa.
41. Nguyễn Văn Đăng (2006), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 39-73.
42. Nguyễn Năng Tấn (2003), Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp với các thể tai biến mạch máu não, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
43. Lê Đức Hinh (2001). Tình hình Tai biến mạch máu não hiện nay tại các nước Châu Á. Báo cáo khoa học hội thảo chuyên đề liên chuyên khoa.
44. Nguyễn Chương (2007). Đề xuất quy trình chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng của nhồi máu não. Kỉ yếu công trình khoa học Hội thần kinh Việt Nam.
45. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
46. PROGRESS Collaborative Group (2001). Randomised trial of a perindopril-based blood-pressurelowering regimen among 6,105 individuals with previous stroke or transient ischaemic attack. Lancet, 358, 1033-1041.
47. Louis R. Caplan Adrial J. Goldszmidt (2011), Cẩm nang xử trí tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
48. Kikkawa Y. Asahina M., Suzuki A. et al, (2003). Cutaneous sympathetic function in patients with multiple system atrophy. Clin Auton Res, 13(2), 91-95.
49. Colosimo C Albanese A, Bentivoglio A R et al, (1995). Multiple system atrophy presenting as parkinsonism: clinical features and diagnostic criteria. Journal of Neurology, 59(2), 144-151.
50. Chelimsky T. C. Riley D. E. (2003). Autonomic nervous system testing may not distinguish multiple system atrophy from Parkinson’s disease. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 74(1), 56-60.
51. Võ Nguyễn Ngọc Trang và cộng sự (2014). Các rối loạn thần kinh thực vật trong bệnh nhân teo đa hệ thống thể tiểu não. Tạp chí Y học thực hành, 3.
52. Nguyễn Trọng Hưng Nguyễn Ngọc Quang (2013). Hạ huyết áp tư thế đứng. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam.
53. Nguyễn Thị Nhàn Nguyễn Doãn Sơn (2011), Nghiên cứu sự thay đổi huyết áp tư thế và Holter nhịp tim 24 giờ ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, Huế.
54. Nguyễn Bá Thắng, Lê Văn Thành (2014), Khảo sát các yếu tố tiên lượng của nhối máu não do tắc động mạch cảnh trong, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Mính, Hồ Chí Minh.
55. Đỗ Minh Chi, Cao Phi Phong (2015). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng trên bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Tạp chí Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
56. Williams LS, Redmon G, Saul DC et al (2000). Reliability and telephone validity of the Stroke-Specific Quality of Life (SS-QOL) scale. Stroke.
57. Williams LS, Stump T, McHorney CA et al (2003). Development of the Stroke-Specific Quality of Life (SS-QOL) scale: item and domain reduction. Stroke.
58. Gillard PJ , Sucharew H, Kleindorfer D et al (2015). The negative impact of spasticity on the health-related quality of life of stroke survivors: a longitudinal cohort study. Stroke.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3
1.1.1 Ở Thế giới 3
1.1.2 Ở Việt Nam 4
1.2 NHỒI MÁU NÃO 4
1.2.1 Định nghĩa tai biến mạch máu não 4
1.2.2 Nguyên nhân nhồi máu não 5
1.2.3 Các thể nhồi máu não 5
1.3 MỘT SỐ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TIẾN TRIỂN VÀ ĐỘ NẶNG
CỦA NHỒI MÁU NÃO 6
1.3.1 Đánh giá tiến triển 6
1.3.2 Đánh giá độ nặng 7
1.4 THẦN KINH TỰ ĐộNG 9
1.4.1 Định nghĩa 9
1.4.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự động 9
1.4.3. Đặc điểm tiền lâm sàng của rối loạn thần kinh tự động 10
1.5 TRẮC NGHIỆM EWING 11
1.5.1 Phát hiện bệnh thần kinh tự động phó giao cảm tim mạch 12
1.5.2 Phát hiện bệnh thần kinh tự động giao cảm về sự thay đổi mạch và
huyết áp 15
1.6 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 17
1.6.1 Một số khái niệm về CLCS 17
1.6.2 Đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tai biến mạch máu
não theo tiêu chuẩn của Châu Âu 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2 Thu thập số liệu 23
2.2.3 Xử lý và phân tích số liệu 28
2.2.4 Đạo đức trong nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32
3.2. Đặc điểm lâm sàng của thần kinh tự động 35
3.2.1 Rối loạn hệ thần kinh phó giao cảm 35
3.2.2 Rối loạn hệ thần kinh giao cảm 36
3.3. Mối tương quan của các rối loạn TKTĐ đến tiến triển bệnh và chất
lượng cuộc sống 38
3.3.1 Mối tương quan của các rối loạn TKTĐ đến tiến triển bệnh 38
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 49
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49
4.2. Đặc điểm lâm sàng của một số rối loạn thần kinh tự động 52
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của rối loạn thần kinh phó giao cảm 52
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng của rối loạn thần kinh giao cảm 54
4.3 Mối tương quan của rối loạn TKTĐ đến tiến triển bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi nhồi máu não 56
4.3.1 Mối tương quan của rối loạn TKTĐ đến tiến triển bệnh 56
4.3.2 Mối tương quan của rối loạn TKTĐ đến chất lượng cuộc sống 62
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 66
1. Đặc điểm rối loạn TKTĐ 66
sống 66
2.1 Ảnh hưởng của rối loạn TKTĐ đến tiến triển bệnh 66
2.2 Ảnh hưởng của rối loạn TKTĐ đến chất lượng cuộc sống 67
CHƯƠNG 6 KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO