ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CAN THIỆP ĐẶT STENT ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG SIÊU ÂM TIM
ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CAN THIỆP ĐẶT STENT ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG SIÊU ÂM TIM. Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng cơ tim hoại tử do hậu quả thiếu máu cơ tim kéo dài, xảy ra chủ yếu do xơ vữa động mạch vành kết hợp với huyết khối gây tắc một hoặc nhiều nhánh động mạch tương ứng.
Ở các nước công nghiệp phát triển, NMCT là một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sức khoẻ cộng đồng. Tại Mỹ, mỗi năm trung bình có 700.000 người nhập viện vì NMCT [7]. Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, tỷ lệ NMCT ngày càng có khuynh hướng gia tăng rõ rệt. Theo thống kê của Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, trong 10 năm từ 1980 đến 1990 chỉ có 108 ca NMCT và riêng 10 tháng đầu năm 1995 đã có 31 bệnh nhân NMCT vào cấp cứu tại Viện Tim mạch [5].
Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh, song NMCT vẫn là loại bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc tim, rối loạn nhịp tim, vì tim, suy tim…. do đó tỷ lệ tử vong của bệnh còn rất cao. Với những bệnh nhân còn sống sau NMCT, tình trạng bệnh và các biến chứng của nó cũng có ảnh hưởng nặng nề về sức khoẻ, tâm lý người bệnh và kinh tế của gia đình họ cũng như xã hội. Trong NMCT, các nghiên cứu đều cho thấy chức năng tim, nhất là chức năng thất trái thường bị suy giảm và đây là yếu tố quan trọng giúp tiên lượng bệnh trong giai đoạn cấp cũng như theo dõi kết quả điều trị và đánh giá tiến triển của bệnh. Vì vậy, việc đánh giá chính xác chức năng tim và sự biến đổi của nó sau các biện pháp điều trị tái tưới máu là một vấn đề được các thầy thuốc rất quan tâm.
Về mặt điều trị, với mục đích tái lập tưới máu cơ tim càng sớm càng tốt, can thiệp đạt stent động mạch vành là phương pháp điều trị được lựa chọn với nhiều ưu điểm hơn các phương pháp điều trị truyền thống bằng thuốc tiêu sợi huyết hay phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành do đạt được kết quả tương đương nhưng lại rút ngắn được thời gian tái lập tưới máu đồng thời Ýt biến chứng hơn so với phương pháp phẫu thuật.
Trong hai thập kỷ qua, siêu âm tim đã có nhiều tiến bộ vượt bậc và ngày càng được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán và theo dõi NMCT. Đây là biện pháp thăm dò không chảy máu dễ thực hiện nên có thể làm nhiều lần cho phép đánh giá chức năng tim rất tốt. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu cho thấy siêu âm tim rất có giá trị trong việc cung cấp các thông tin về tiên lượng NMCT [6], [8]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về NMCT trong những năm gần đây chủ yếu tập trung về dịch tễ, các yếu tố nguy cơ, các phương pháp chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự thay đổi chức năng thất trí (CNTT) sau can thiệp đặt stent động mạch vành cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi đó còn rất hạn chế. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1.Đánh giá chức năng thất trái của bệnh nhân NMCT tại Viện tim mạch Việt Nam trước và ngay sau khi can thiệp đặt stent động mạch vành và sau 3 tháng.
2.Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi chức năng thất trái của bệnh nhân NMCT sau can thiệp đặt stent động mạch vành.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề1
Chương 1: Tổng quan3
1.1. Đại cương về NMCT3
1.1.1. Định nghĩa3
1.1.2. Dịch tễ học NMCT3
1.1.3. Chẩn đoán NMCT3
1.1.4. Điều trị NMCT4
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng trong NMCT5
1.2. Chức năng thất trái sau NMCT5
1.2.1. Chức năng tâm thu thất trái5
1.2.2. Chức năng tâm trương thất trái5
1.2.3. Chức năng thất trái và tiên lượng bệnh6
1.3. Siêu âm đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân NMCT6
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu8
2.1. Địa điểm nghiên cứu8
2.2. Đối tượng n ghiên cứu8
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:8
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ9
2.3. Phương pháp nghiên cứu9
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:9
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu9
2.3.3. Các biến số nghiên cứu10
2.3.4. Các phương tiện, vật liệu phục vụ nghiên cứu11
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu11
2.3.6. Cách khắc phục sai số12
2.3.7. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu13
2.4. Xử lý số liệu nghiên cứu13
Chương 3: Dự kiến kết quả14
3.1. Các đặc trưng cơ bản14
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới14
3.1.2. Các yếu tố nguy cơ có ở bệnh nhân14
3.2. Đánh giá kết quả can thiệp15
3.2.1. Đánh giá kết quả lâm sàng15
3.2.2. Đánh giá các chỉ số SA của bệnh nhân trước và sau can thiệp 24h16
3.2.3. Đánh giá CNTT trước can thiệp và sau cạn thiệp 24h17
3.2.4. Bảng so sánh CNTT trước can thiệp và sau can thiệp 3 tháng:18
3.3. Đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ19
3.3.1. Đánh giá chung19
3.3.2. So sánh mức độ biến đổi CNTT ở các nhóm có nguy cơ khác nhau sau 24 giờ.19
3.3.3. Bảng so sánh mức độ biến đổi CNTT ở các nhóm có nguy cơ khác nhau sau 03 tháng:20
Chương 4: Dự kiến bàn luận21
4.1. Sự biến đổi CNTT sau can thiệp đặt stent ĐMV21
4.2. ảnh hưởng của những yếu tố nguy cơ tới CNTT sau can thiệp21
Dự kiến kết luận22
Dự kiến kiến nghị23
Tài liệu tham khao
Phụ lục
ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CAN THIỆP ĐẶT STENT ĐỘNG MẠCH VÀNH
BẰNG SIÊU ÂM TIM
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHOÁ
MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Liên
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất