ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2013
ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2013
Hoàng Ngọc Anh Tuấn
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả.
Kết quả: Qua nghiên cứu 174 bệnh nhân từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi, viêm phổi nặng, viêm phổi rất nặng vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ tháng 2 – tháng 6 năm 2013 chúng tôi nhận thấy: Tuổi mắc bệnh trung bình là 12,9 ± 8,4 tháng, nhóm tuổi mắc nhiều từ 2 tháng – 12 tháng chiếm 59,2%. Giới tỷ lệ nam (63,8%) mắc cao hơn nữ (36,2%). Dấu hiệu khởi phát trẻ thường có ho (87,3%), sốt (78,2%), và rối loạn tiêu hóa (12,1%). Khi toàn phát, 53,4% trẻ có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, 31,6% có rút lõm lồng ngực, 69,5% có sốt; 66,1% có ho; và 52,3% khó thở. Cận lâm sàng: tăng CRP ≥ 6 mg/dl trở lên chiếm tỷ lệ 70,7%; tăng bạch cầu >10 x 109 /l chiếm 61,5%; bạch cầu hạt trung tính > 45% trở lên chiếm 49,5%. Phân loại viêm phổi: nhóm bệnh nhân mắc viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 66,1%, viêm phổi rất nặng chỉ có 0,6%. Kết quả sử dụng kháng sinh xu hướng dùng Cephalosporin thế hệ 3 rất phổ biến thay cho Penicillin trong những năm trước. Các kháng sinh đều được dùng đường tiêm với liều trong giới hạn được khuyến cáo. Phối hợp kháng sinh vẫn là cephalosporin + aminosid là lựa chọn ưu tiên. Kháng sinh đường uống có tỷ lệ rất thấp, một phần là do các nhóm thuốc viên như cotrimoxazole, amoxicillin không còn phù hợp theo phác đồ. Trong cả đợt điều trị có 17,8% phải đổi kháng sinh 01 lần do bệnh không thuyên giảm sau 4 – 5 ngày điều trị, 4,6 % đổi kháng sinh 2 lần dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
Kết luận: Việc sử dụng KS trong điều trị viêm phổi trẻ em rất khác nhau theo kinh nghiệm của từng thầy thuốc vì khó xác định nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cần được chuẩn hóa qua các nghiên cứu qui mô lớn để hướng dẫn chọn lựa kháng sinh phù hợp hơn
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất