ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH LÝ VAN TIM ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH LÝ VAN TIM ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH LÝ VAN TIM ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Đặng Thị Soa1, Nguyễn Huy Lợi2, Nguyễn Ngọc Hòa2, Hoàng Thị Thùy Dương1, Hắc Thị Ánh1
1 Trường Đại Học Y Khoa Vinh
2 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp trên thất với đặc trưng bởi tình trạng mất đồng bộ điện học và sự co bóp cơ tâm nhĩ [6]. Thuốc điều trị rung nhĩ gồm nhiều nhóm thuốc khác nhau, lựa chọn thuốc phải dựa trên từng yếu tố của bệnh nhân. Chúng tôi tiến hành đề tài với 2 mục tiêu: Khảo sát sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân rung nhĩ và phân tích tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 64 hồ sơ bệnh án bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim điều trị tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Kết quả: Tuổi trung bình 66,63 ± 13,94; nam/nữ = 1,4; bệnh lý mắc kèm: 70,3% tăng huyết áp; 40,6% suy tim; 17,2% có đái tháo đường; 12,5% suy thận; 7,8% COPD. 43,8% nguy cơ đột quỵ cao theo thang điểm CHA2DS2- VASc. Yếu tố nguy cơ đột quỵ gặp nhiều nhất là tăng huyết áp (70,3%); suy tim (40,6%), tuổi > 75 (18,8%); hút thuốc là (15,6%), tiền sử đột quỵ/thoáng thiếu máu não (12,5%); Chủ yếu là dùng chống đông kháng vitamin K trong đó acenocoumarol (54,7%), warfarin (3,1%), enoxaparin (35,9%). Nhóm chống kết tập tiểu cầu (aspirin 26,6%; clopidogrel (14,1%). Chẹn β (metoprolol 35,9%; bisoprolol 31,3%); 31,7% dùng digoxin; 1 trường hợp dùng amiodaron. Thuốc UCMC 62,5%; CKCa – DHP 9,4%.  95,3,3% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được chỉ định thuốc dự phòng huyết khối phù hợp. 4,7 % không phù hợp, trong đó có 01 trường hợp chỉ định chống đông trên bệnh nhân nguy cơ đột quỵ thấp theo thang điểm CHA2DS2-VASC (26,7%);  có 1 trường hợp nguy cơ đột quỵ cao nhưng không chỉ định sử dụng chống đông; 1 trường hợp chỉ định ức chế kết tập tiểu cầu trên đối tượng nguy cơ đột qụy cao. 95,3% lựa chọn thuốc kiểm soát tần số thất phù hợp. Có 3 trường hợp chưa phù hợp, nguyên nhân là bệnh nhân COPD ưu tiên Chẹn Beta (4,7%). 100% liều dùng các thuốc trong nghiên cứu được sử dụng phù hợp. Kết luận: Thuốc chống đông chủ yếu dùng kháng vitamin K, phần lớn được chỉ định dự phòng huyết khối, kiểm soát tần số thất phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế trong điều trị rung nhĩ.

Rung nhĩ là một rối loạn nhịp trên thất với đặc trưng bởi tình trạng mất đồng bộ điện học và sự co bóp cơ tâm nhĩ [6]. Đây là một loại rối loạn nhịp thường gặp và có tỷ lệ mắc tăng lên theo tuổi. Trên thế giới, có khoảng 33,5 triệu người mắc rung nhĩ, chiếm 2,5 -3,2% dân số toàn cầu. Hàng năm, có thêm khoảng 5 triệu ca mắc mới [2]. Gánh nặng bệnh tật liên quan đến rung nhĩ bao gồm nhập viện do rối loạn huyết động, biến cố tắc mạch, suy tim, đột quỵ và tử vong [8]. Bên cạnh đó, thuốc điều trị rung nhĩ gồm nhiều nhóm thuốc khác nhau, lựa chọn thuốc phải dựa trên từng yếu tố của bệnh nhân. Đặc biệt, để lựa chọn thuốc chống đông dự phòng đột quỵ trong rung nhĩ phải dựa trên các đánh giá về nguy cơ đột  quỵ  của  bệnh  nhân.  Thuốc  gây  nhiều  tác dụng không mong muốn nên gặp rất nhiều khó khăn  trong  lựa  chọn  thuốc  cho  bệnh  nhân.Chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá sử dụng thuốc trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An” với 2 mục tiêu:Khảo sát sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân rung nhĩ và phân tích tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị rungnhĩ cho bệnh nhân tại BvHữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rung nhĩ không do bệnh lý van tim, chống đông, kháng vitamin K, kiểm soát tần số thất

Tài liệu tham khảo
1. Bista D. et al. (2017), “Anticoagulant Use in Patients With Nonvalvular Atrial Fibrillation: Has Prescribing Improved?”, Clin Appl Thromb Hemost. 23 (6), pp. 573-578. 
2. Chugh S. S. et al. (2014), “Worldwide epidemiology of atrial fibrillation: a Global Burden of Disease 2010 Study”, Circulation. 129 (8), pp. 837-847. 
3. Kim H. et al. (2017), “A Prospective Survey of Atrial Fibrillation Management for Real-world Guideline Adherence: COmparison study of Drugs for symptom control and complication prEvention of Atrial Fibrillation (CODE-AF) Registry”, Korean Circ J. 47 (6), pp. 877-887. 
4. Krittayaphong R. et al. (2019), “Rate of anticoagulant use, and factors associated with not prescribing anticoagulant in older Thai adults with non-valvular atrial fibrillation: A multicenter registry”, J Geriatr Cardiol. 16 (3), pp. 242-250. 
5. Yu L. J. et al. (2018), “Clinical analysis of antithrombotic treatment and occurrence of stroke in elderly patients with nonvalvular persistent atrial fibrillation”, Clin Cardiol. 41 (10), pp. 1353-1357. 
6. Hội T. M. V. N. (2016), “Khuyến cáo chuẩn đoán và điều trị rung nhĩ”, http://www.vnha.org.vn/. 
7. https://timmachhoc.vn/ (2017), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trong điều trị rung nhĩ tại Viện tim TP Hồ Chí Minh, ngày truy cập 30/4/2022. 
8. Nguyễn A. Đ. (2011), Cẩm nang xử trí tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
9. Nguyễn Q. B. (2017), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giáp và đánh giá kết quả điều trị, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment