ĐáNH GIá Sự THAY ĐổI khí máu Và một số chỉ số tuần hoàn giai đoạn thông khí một phổi TRONG mổ thực quản nội soi
Luận văn thạc sĩ y học ĐáNH GIá Sự THAY ĐổI khí máu Và một số chỉ số tuần hoàn giai đoạn thông khí một phổi TRONG mổ thực quản nội soi.Ung thư biểu mô thực quản là bệnh lý ít gặp, chiếm khoảng 1% trong nhóm bệnh lý ung thư, 5% trong nhóm bệnh ung thư đường tiêu hoá. Năm 1871, Theodor Billroth đề xuất phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh lý này, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh vấn đề lựa chọn chỉ định và kỹ thuật mổ. Các tác giả Lewis-Santy, Akiyama… đã đề xuất các phương pháp cắt thực quản qua đường ngực và bụng với các kỹ thuật thực hiện miệng nối thực quản tại ngực và cổ [7].
Trường hợp cắt thực quản qua nội soi ngực đầu tiên trên thế giới được De Paula công bố với 12 bệnh nhân (1994), Mc Anena (1994) và sau đó Luketich (1998) công bố với những kết quả thành công đầu tiên. Đến nay, kỹ thuật này đã được thực hiện khắp nơi trên thế giới và đã làm thay đổi quan điểm về chiến lược điều trị bệnh lý này [7].
ĐáNH GIá Sự THAY ĐổI khí máu Và một số chỉ số tuần hoàn giai đoạn thông khí một phổi TRONG mổ thực quản nội soi Tại Việt Nam kỹ thuật cắt thực quản qua nội soi ngực được Nguyễn Minh Hải và Phạm Đức Huấn thực hiện đầu tiên năm 2004, số lượng thực hiện đã rất lớn, lên đến hàng trăm bệnh nhân và việc triển khai cắt thực quản nội soi dần dần đi vào thường qui tại một số bệnh viện lớn trên toàn quốc [7].
Cắt thực quản không mở ngực có thời gian mổ ngắn, tỷ lệ biến chứng và tử vong đều thấp hơn so với các phư¬ơng pháp cắt thực quản có mở ngực. Đây là một phẫu thuật phức tạp và thời gian mổ kéo dài. Đặc biệt trong quá trình mổ ở thì ngực: phẫu tích bóc tách thực quản phải làm xẹp một bên phổi phải [7]. Đảm bảo và duy trì tốt thông khí một phổi là yếu tố cơ bản, cần thiết, đóng vai trò rất quan trọng cho thành công và an toàn trong phẫu thuật thực quản thì ngực và cũng là một thách thức đối với người gây mê hồi sức [4], [36].
Quá trình gây mê hồi sức với thông khí phổi một bên có nhiều nguy cơ rối loạn cơ học, mất cân bằng sinh lý hô hấp, rối loạn trao đổi khí qua màng phế nang mao mạch gây hậu quả thiếu ô xy, ảnh hưởng đến huyết động và rối loạn cân bằng acid-base [3], [26], [42], [69].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu thông khí một phổi trong gây mê hồi sức để phẫu thuật lồng ngực nhằm duy trì và đảm bảo tốt trao đổi khí hoặc khắc phục tình trạng thiếu ô xy khi thông thông khí một phổi có dùng ống nội khí quản hai nòng.
Ở Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, một số trung tâm lớn đã triển khai áp dụng kỹ thuật thông khí một phổi với ống NKQ hai nòng trong gây mê hồi sức cho phẫu thuật lồng ngực và đã có những thành công đáng kể [6].
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự thay đổi hô hấp và huyết động trong thông khí một phổi khi mổ thực quản nội soi.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
1. Nhận xét một số thay đổi về tuần hoàn và hô hấp giai đoạn thông khí một phổi trong gây mê mổ thực quản nội soi.
2. Đánh giá tình trạng và kết quả điều trị hạ ô xy máu khi thông khí một phổi trong gây mê mổ thực quản nội soi.
MỤC LỤC ĐáNH GIá Sự THAY ĐổI khí máu Và một số chỉ số tuần hoàn giai đoạn thông khí một phổi TRONG mổ thực quản nội soi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SƠ LƯỢC VỀ THỰC QUẢN VÀ UNG THƯ THỰC QUẢN 3
1.1.1. Sơ lược giải phẫu thực quản 3
1.1.2. Ung thư thực quản và điều trị bằng phẫu thuật 5
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG GÂY MÊ MỔ THỰC QUẢN 6
1.2.1. Tương quan giữa thông khí và tưới máu phổi 6
1.2.2. Phương pháp vô cảm 9
1.2.3. Tư thế nằm nghiêng trong phẫu thuật 13
1.2.4. Thông khí một phổi khi nằm nghiêng 14
1.2.5. Thiếu ô xy máu và hướng xử trí trong thông khí một phổi 17
1.3. ỐNG NỘI KHÍ QUẢN HAI NÒNG 22
1.4.1. Chỉ định 23
1.4.2. Chống chỉ định 24
1.4.3. Biến chứng sau đặt ống hai nòng 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Phương tiện phục vụ nghiên cứu 27
2.2.3. Phương pháp tiến hành 29
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 35
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 37
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp và tiền sử 37
3.1.2. Đặc điểm phẫu thuật 39
3.1.3. Chức năng hô hấp trước mổ 40
3.1.4. Thời gian phẫu thuật và thông khí một phổi 40
3.2. THAY ĐỔI KHÍ MÁU VÀ SpO2 TRƯỚC VÀ TRONG TKMP 41
3.3. BIẾN ĐỔI HUYẾT ĐỘNG TRƯỚC VÀ TRONG TKMP 46
3.4. HẠ Ô XY MÁU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU CHỈNH TRONG TKMP 48
3.5. CÁC BIẾN CHỨNG TRƯỚC VÀ TRONG TKMP 52
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 53
4.2. CÁC CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT 54
4.3. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM 55
4.4. SỰ THAY ĐỔI CỦA KHÍ MÁU VÀ SPO2 56
4.5. SỰ THAY ĐỔI CỦA MẠCH VÀ HUYẾT ÁP 59
4.6. THỜI GIAN THÔNG KHÍ MỘT PHỔI 61
4.7. HẠ Ô XY TRONG THÔNG KHÍ MỘT PHỔI 62
4.8. XỬ TRÍ HẠ Ô XY TRONG THÔNG KHÍ MỘT PHỔI 64
4.9. BIẾN CHỨNG TRONG THÔNG KHÍ MỘT PHỔI 66
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Hoàng Anh (1993), “Ung thư trên người Hà Nội “. Hội ung thư Việt Nam – Bệnh viện K, Hà Nội.
2. Bộ Y Tế (2002), “Thông khí một phổi trong phẫu thuật ung thư vùng lồng ngực”. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện. Tập 4. Tr 89 – 94
3. Nguyễn Văn Chừng, Lê Văn Chung (2005), “Gây mê hồi cho bệnh nhân phẫu thuật lồng ngực”. Tạp chí Y học thực hành. Tr 91.
4. Nguyễn Văn Chừng, Trương Thanh Hoàng (2003), “Gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thần kinh giao cảm”. Đại hội gây mê hồi sức toàn quốc lần thứ tư. Tr 7 – 8.
5. Trịnh Bỉnh Dy (2005), “Sinh lý hô hấp”. Sinh lý học Vol. Tập 1, Nhà xuất bản y học. Tr 275 – 323.
6. Ngô Thị Hà (2008), “Nghiên cứu điều chỉnh tần số và thể tích khí lưu thông trong gây mê nội khí quản có dùng ống Carlen”. Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y.
7. Phạm Như Hiệp (2008), “Phẫu thuật cắt thực quản nội soi: Một số vấn đề kỹ thuật”. Y học thành phố Hồ Chí Minh.
8. Phạm Đức Huấn (2003), “Nghiên cứu điều trị phẫu thuật ung thư thực quản ngực”. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Phạm Đức Huấn, Lâm Đỗ Mai (2008), “Cắt thực quản qua nội soi ngực phải trong điều trị ung thư thực quản”. Báo cáo khoa học, Hội nghị nội soi và phẫu thuật nội soi toàn quốc.
10. Phạm Việt Hùng (2011), “Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực trong điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện Việt Đức”. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Nguyễn Quốc Kính (2001), “Thông khí một phổi”. Tài liệu đào tạo lại về Gây mê hồi sức. JICA. Bệnh viện Bạch Mai. Tr 115-120.
12. Nguyễn Quốc Kính (2006), “Rối loạn cân bằng toan – kiềm”. Bài giảng Gây mê hồi sức. Vol. 1, Nhà xuất bản Y học. Tr 202-234.
13. Đỗ Mai Lâm (2008), “Ứng dụng phẫu thuật Orringer trong điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Việt Đức”. Luận án tiến sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội.
14. Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa (2008), “Sinh lý bệnh hô hấp”. Sinh lý bệnh học. Nhà xuất bản Y học. Tr 301 – 331.
15. Nguyễn Sỹ Lánh (2007), “Nghiên cứu hình thái học biểu mô thực quản sau phẫu thuật”. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Kim Bích Liên (2002), “Gây mê hồi sức trong phẫu thuật thực quản”. Bài giảng gây mê hồi sức. Tập 2. Tr 135 – 152.
17. Nguyễn Minh Lý (2008), “Nghiên cứu điều chỉnh thông khí, đánh giá mối tương quan giữa PaCO2 và PetCO2 trong mổ nội soi có bơm CO2 ổ bụng”. Luận án tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y.
18. Lê Lan Phương (2007), “Những thay đổi các chỉ số thông khí ngoài và khí máu động mạch ở giai đoạn sớm sau phẫu thuật tim mở”. Luận án tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y.
19. Nguyễn Toàn Thắng (2009), “Gây mê hồi sức cho mổ nội soi lồng ngực”. Gây mê hồi sức cho mổ nội soi Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tr 119 – 128.
20. Nguyễn Thụ (1999), “Sinh lý tuần hoàn và hô hấp trong Gây mê Hồi sức”. Bài giảng Sau Đại học, Đại học Y khoa Hà Nội. Tr 31- 81, 82 -109.
21. Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, and Công Quyết Thắng (2000), “Thuốc sử dụng trong Gây mê”. NXB Y học Hà Nội. Tr 180 – 220 & 269 – 301.
22. Lê Xuân Thục (2001), “Rối loạn cân bằng kiềm – toan”. Hồi sức cấp cứu.Tr 40- 46.
23. Nguyễn Thế Trí (2008), “Nghiên cứu vai trò ghi hình tưới máu phổi phối hợp với đo thông khí ngoài trong tiên lượng chức năng hô hấp sau mổ cắt bỏ một phần phổi”. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
24. Nguyễn Thế Trí, Nguyễn Thụ (2007), “Đánh giá một số yếu tố tiên lượng và xử trí hạ ô xy máu trong thông khí một phổi cho phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi”. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 11, số 4, tr. 264.
25. Trần Thành Trung, Nguyễn Ngọc Vinh, Trương Công Trứ, Trịnh Văn Đồng (2012), “Nhận xét sự thay đổi một số chỉ số hô hấp, tuần hoàn và khí máu khi gây mê thông khí một phổi cho phẫu thuật lồng ngực”. Y học thành.Tr 835, 836 & 89 – 92.
26. Nguyễn Hữu Tú (2006), “Gây mê cho phẫu thuật lồng ngực”. Bài giảng gây mê hồi sức. Tập 2. Nhà xuất bản Y học. Tr 84-101.
27. Ungkab Prakanrattana M.D (2006), “Cập nhật về gây mê cho mổ lồng ngực”. Báo cáo Hội nghị gây mê ASEAN lần thứ 14.
Tiếng Anh
28. Akiyama H (1990), “Anatomical Regions of the Esophagus”. Surgery for Cancer of the Esophagus, ed. Williams and Wilkins, Baltimore Maryland 21202, p. USA: 15-18.
29. Alfery, D and et al (1982), “Improving oxygenation during one lung ventilation: The effects of PEEP and blood flow restoration of the non-ventilated lung.”. Anesth Analg. 61 p. 406-501.
30. Allum WH, et al. (2002), “Guidelines for the management of oesophageal and gastric cancer. Gut, 50 (Suppl V):v1-v23”.
31. Atlas of Clinical Gastroenterology (1986), “Oesophage, Medical Publishing Ltd, London, 1986”.
32. Barry A Shapiro, William Peruzzi, and Rozanna Templin (1994), “Respiratory acid-base balance”. Clinical application of blood gases, p. 25-31.
33. Baumgardner, J. E., et al. (2002), “Effects of respiratory rate, plateau pressure, and positive end-expiratory pressure on PaO2 oscillations after saline lavage”. Am J Respir Crit Care Med. 16612 Pt 1 p. 1556-62.
34. Benumof J.L (1995), “Anesthesia for thoracic surgery”. Vol. 2, Philadephia: WB Sauders. p. 307-450.
35. Chari, P., et al. (2000), “Comparison of the Effects of Sevoflurane and Halothane on Arterial Oxygenation during One Lung Ventilation”. Ann Card Anaesth. 31 p. 19-22.
36. Cohen, E (2003), “New developments in thoracic anesthesia”. Annual meeting refresher course lectures. 163 p. 1-7.
37. Cohen E (2005), “Anesthetic management of one – lung ventilation”. The pratice of thoracic anesthesia. Philadelphia 2005 p. 308-340.
38. Cohen, E and et al (1988), “Oxygenation and hemodynamic changes during one-lung ventilation”. Cardiothoracic anesthesia. 2 p. 134-140.
39. Cook D. J (2005), “Pratical management of one lung anesthesia”. Revista Mexicana de Anestesiologica. 28 p. 54-64.
40. Daniel Kelly (07/10/2011), Review of one lung ventilation. Available from: http://www.pana.org/Power%20Point%20Presentations/Kelly,%20D%20Spring2011.pdf
41. David Place (2009), “Lung isolation”. Core Topics in Thoracic Anesthesia. Vol. Chapter 6, Cambridge University Press. p 41-51.
42. David Sanders (2004), “Thoracic surgery”. Vol. Chapter 15, Oxford handbook of anesthesia. p.65 – 85
43. Della, RG and C Coccia (2011), “Ventilatory management of one-lung ventilation”. Minerva Anestesiol. 775 p. 534-536.
44. Elsevier Saunders (2005), “Text-book of respiratory Medicine “. Vol. 1. p 671-740.
45. Frank H. Netter MD (1997), “Định khu và các chỗ hẹp của thực quản”. Atlas of human Anatomy. p 239.
46. Fujiwara, M., K. Abe, and T. Mashimo (2001), “The effect of positive end-expiratory pressure and continuous positive airway pressure on the oxygenation and shunt fraction during one-lung ventilation with propofol anesthesia”. J Clin Anesth. 137 p. 473-7.
47. Grichnik, K. P. and A. Shaw (2009), “Update on one-lung ventilation: the use of continuous positive airway pressure ventilation and positive end-expiratory pressure ventilation–clinical application”. Curr Opin Anaesthesiol. 221 p. 23-30.
48. Halina Cidrini Ferreira, Walter Araujo Zin, and Patricia Macedo Rocco (2004), “Physiopathology and clinical management of one lung ventilation”.p 357
49. Inoue S, et al. (2004), “Double lumen tube location predicts tube malpostion and hypoxaemia during one lung ventilation”. Br J Anaesth. 922 p. 195-201.
50. Ishikawa, S. and J. Lohser (2011), “One-lung ventilation and arterial oxygenation”. Curr Opin Anaesthesiol. 241 p. 24-31.
51. Karzai, W. and K. Schwarzkopf (2009), “Hypoxemia during one-lung ventilation: prediction, prevention, and treatment”. Anesthesiology. 1106 p. 1402-11.
52. Katz, JA and et al (1982), “Pulmonary oxygen exchange during endobronchial anesthesia: Effect of tidal volume and PEEP”. Anesthesiology 56 p. 164.
53. Lee C.S, Yang H.S, and Choi B.K (2008), “Effects of cardiovascular system and Arterial Blood Gas following respiratory pattern in one – lurg ventilation and pulmorary edema”. Department of Anesthesiology, College of medicine, Chung – Ang university, Seoul Korea.
54. Levin Al, Coetzee JF, and Coetzee A (2008), “Arteial axygenation and one – lung anesthesia”. Curr Opin Anaesthesiol. 211 p. 28-36.
55. Lohser J (2008), “Evidence – based management of one lung ventilatio”. Anesthesiol clin. 262 p. 241-272.
56. Mark R Ezekiel (2004-2005), “One-lung Anesthesia”. Handbook of Anesthesiology 2004-2005. p.
57. Mc Mullen M.C, et al. (2006), “Biologically vaiable ventilation improves oxygenation and uspiratory mechanics during one – lung ventilation”. Anesthesiology. 1051 p. 91-97.
58. Mirzabeigi, E., C. Johnson, and A. Ternian (2005), “One-lung anesthesia update”. Semin Cardiothorac Vasc Anesth. 93 p. 213-26.
59. Olivant Fisher, A., et al. (2012), “Hyperoxia during one lung ventilation: Inflammatory and oxidative responses”. Pediatr Pulmonol.
60. Richard Serianni, MD (2008), “Objectives Indication/contraindication of OLV Options for OLV Physiology Management of common problems”. One lung ventilation. Department of Anesthesiology NMCP. p 478 – 53
61. Robert K. Stoelting and Ronald D. Miller (2007), “One lung anesthesia”. Basic of anesthesia, chapter 20. p. 1235 – 9
62. Roze, H., et al. (2012), “Reducing tidal volume and increasing positive end-expiratory pressure with constant plateau pressure during one-lung ventilation: effect on oxygenation”. Br J Anaesth. 1086 p. 1022-7.
63. Sanders D (2001), “Thoracic surgery”. W.I. Allman KG.HOxford handbook of anaesthesia. Oxford university prees inc New York. p.1035 – 64
64. Senturk M, et al. (2004), “A comparison of the effects of 50% oxygen combined with CPAP to the non – ventilated lung vs. 100% oxygen on oxygenation during one lung ventilation”. Anasthesiol Intensive med.t Notfallmed Schmerzther. 39 p. 360-364.
65. Szegedi L.L (2001), “Pathophysiology of one lung ventilation”. Anesthesiol Clin North America. 193 p. 435-453.
66. Thomas J. Gal (2006), “Low tidal volumes are Indicated During One – lung Ventilation”. Anesth Analg 103 p. 271-273.
67. Venkastesh Srinivasa, Bhavani-Shankar Kodali, Teresa Bean, Philip M Hartigan, (2004), “Arterial to end – tidal carbon dioxide difference during thoracoscopic surgery”. Anesthesialogy. 101 p. 1556.
68. Wilson W.C and Berumof J.L (2005), “Physiology of one lung ventilation”. Miller’s Anesthesia, 6th ed, Chapter 49,1890-1894.
69. Jeanna D. Viola and Paul H. Alfille (2004), “Anesthesia for thoracic surgery”. Clinical anesthesia, Procedures of the Massachusetts General Hospital, p. 362 – 372.
Tiếng Pháp
70. Stieglitz P and Dutheil V (1998), “Techniques d’anesthésie en chirurgie pulmonaire”. Anesthésie en chirurgie pulmonaire, Paris Milan Barcelone, pp.19-29.
71. Vivien B and Bourgain J.L (1995), “Acidoses et alcaloses respiratoires “. Principes de reanimation chirurgical, pp.525 – 527.