Đánh giá sự thay đổi khúc xạ sau phẫu thuật sụp mi bằng phương pháp treo mi vào cân cơ trán

Đánh giá sự thay đổi khúc xạ sau phẫu thuật sụp mi bằng phương pháp treo mi vào cân cơ trán

Luận văn Đánh giá sự thay đổi khúc xạ sau phẫu thuật sụp mi bằng phương pháp treo mi vào cân cơ trán. Mi mắt là một bộ phận tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Bằng phản xạ chớp mắt, mi mắt dàn đều nước mắt trên giác mạc, đảm bảo tính trong suốt và ổn định của bề mặt nhãn cầu, giúp nhãn cầu thực hiện chức năng thị giác.

Về mặt giải phẫu mi mắt nằm ngay trước giác mạc, tạo áp lực đè thường xuyên lên giác mạc dẫn đến sự thay đổi địa hình giác mạc từ đó có thể dẫn tới sự thay đổi về khúc xạ của giác mạc nói riêng và khúc xạ nhãn cầu nói chung [1]. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bất thường ở mi mắt như sụp mi, chắp mi, các khối u mi hay sau phẫu thuật mi mắt gây ra loạn thị giác mạc [2], [3], [4]. Nghiên cứu của Shaw (2008) còn chỉ ra rằng ngay cả trên mắt bình thường ở các góc độ nhìn khác nhau, độ mở của khe mi khác nhau cũng gây ra sự thay đổi về khúc xạ, đặc biệt là mức độ loạn thị và trục loạn thị [5].
Sụp mi bẩm sinh là một trong các bệnh lý về mi mắt thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể kèm theo một số bất thường khác tại mắt như tật khúc xạ và lác. Có nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa sụp mi bẩm sinh và tật khúc xạ, đặc biệt là loạn thị [6]. Từ năm 1999, Ugurbas đã tìm thấy sự gia tăng tỷ lệ loạn thị và bất đối xứng bề mặt giác mạc trên các mắt bị sụp mi bẩm sinh. Sụp mi bẩm sinh nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhược thị do trục thị giác bị che khuất [2], [6], [7]. Điều trị sụp mi bẩm sinh chủ yếu bằng phẫu thuật, có hai phương pháp chính được các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến là cắt ngắn cơ nâng mi và treo mi trên vào cơ trán.
Phẫu thuật treo mi vào cân cơ trán được chỉ định trong những trường hợp sụp mi có chức năng cơ nâng mi kém. Tại Việt Nam việc điều trị sụp mi bẩm sinh bằng phương pháp treo mi vào cân cơ trán đã được tiến hành từ nhiều năm nay do có chi phí thấp, kỹ thuật khá đơn giản và kết quả phẫu thuật khả quan. Phẫu thuật giúp giải phóng trục thị giác và cải thiện về thẩm mĩ. Tuy nhiên muốn cải thiện chức năng thị giác một cách hoàn hảo nhất cho bệnh nhân sụp mi sau phẫu thuật cần thiết phải đánh giá khúc xạ, chỉnh quang và điều trị nhược thị sớm (nếu có) [8], [9]. Ở nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng khúc xạ trên mắt sụp mi cũng như sự thay đổi khúc xạ sau phẫu thuật sụp mi [5], [10], [11], [12]. Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về sụp mi và hiệu quả điều trị sụp mi bẩm sinh bằng phẫu thuật treo mi trên vào cân cơ trán nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập chi tiết về vấn đề khúc xạ trước và sau phẫu thuật sụp mi.
Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sự thay đổi khúc xạ sau phẫu thuật sụp mi bằng phương pháp treo mi vào cân cơ trán ” với hai mục tiêu:
1.    Đánh giá sự thay đổi khúc xạ sau phẫu thuật sụp mi bằng phương pháp treo mi vào cân cơ trán.
2.    Nhận xét một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi khúc xạ sau phẫu thuật sụp mi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá sự thay đổi khúc xạ sau phẫu thuật sụp mi bằng phương pháp treo mi vào cân cơ trán
1. S. H. Ugurbas va G. Zilelioglu (1999). Corneal topography in patients with congenital ptosis. Eye (Lond), 13 ( Pt 4), 550-554.
2. R. Thapa (2010). Refractive error, strabismus and amblyopia in congenital ptosis. JNMA J Nepal Med Assoc, 49 (177), 43-46.
3.    M. S. Zinkernagel, A. Ebneter va D. Ammann-Rauch (2007). Effect of upper eyelid surgery on corneal topography. Arch Ophthalmol, 125 (12), 1610-1612.
4.    A. Bagheri, H. R. Hasani, F. Karimian và cộng sự (2009). Effect of chalazion excision on refractive error and corneal topography. Eur J Ophthalmol, 19 (4), 521-526.
5.    A. J. Shaw, M. J. Collins, B. A. Davis và cộng sự (2008). Comeal refractive changes due to short-term eyelid pressure in downward gaze. J Cataract Refract Surg, 34 (9), 1546-1553.
6.    M. A. Perez-Inigo, I. Gonzalez, F. Mayoral và cộng sự (2008). [Comparative study of refractive errors in simple congenital myogenic ptosis and control children]. Arch Soc Esp Oftalmol, 83 (10), 601-606.
7.    V. Srinagesh, J. W. Simon, D. R. Meyer và cộng sự (2011). The association of refractive error, strabismus, and amblyopia with congenital ptosis. J AAPOS, 15 (6), 541-544.
8.    S. C. Kao, C. C. Tsai, S. M. Lee và cộng sự (1998). Astigmgiác mạcatic change following congenital ptosis surgery. Zhonghua Yi Xue Za Zhi (Taipei), 61 (12), 689-693.
9.    W. Cadera, R. B. Orton va O. Hakim (1992). Changes in astigm-giac macatism after surgery for congenital ptosis. J Pediatr Ophthalmol Strabismus, 29 (2), 85-88.
10.    L. Huo, D. Cui, X. Yang và cộng sự (2012). A retrospective study: form-deprivation myopia in unilateral congenital ptosis. Clin Exp Optom, 95 (4), 404-409.
11.    S. D. Byard, V. Sood va C. A. Jones (2014). Long-term refractive changes in children following ptosis surgery: a case series and a review of the literature. Int Ophthalmol, 34 (6), 1303-1307.
12.    S. Kumar, Z. Chaudhuri và D. Chauhan (2005). Clinical evaluation of refractive changes following brow suspension surgery in pediatric patients with congenital blepharoptosis. Ophthalmic Surg Lasers Imaging, 36 (3), 217-227.
13.    K. E. Golnik, E (2001). Symptomatic corneal topographic change induced by reading in downgaze. JOURNAL OF NEURO-OPHTHALMOLOGY 21, 199-204.
14.    K. Ahmad, M. Wright và C. J. Lueck (2011). Ptosis. Pract Neurol, 11 (6), 332-340.
15.    J. D. Bullock (1980). Marcus-Gunn jaw-winking ptosis: classification and surgical management. J Pediatr Ophthalmol Strabismus, 17 (6), 375-379.
16.    G. J. Vaughn (2003). Anatomy of the Eyelid, Lacrimal System, and Orbit.
Ophthalmic Plastic Surgery, 68, 11.
17.    C. Graziadio, F. N. de Moraes, R. F. Rosa và cộng sự (2011). Blepharophimosis-ptosis-epicanthus inversus syndrome. Pediatr Int, 53 (3), 390-392.
18.    Đỗ Như Hơn và c. c. sự (2011). Sụp mi. Nhãn khoa, 2 (140-150), 19. Phạm Trọng Văn và P. Dẫn (1998). Sụp mi. Phẫu thuật tạo hình mi mắt, (145-169),
20.    M. O. G. a. V. D. Durairaj (2011). The History of Ptosis. Evaluation and Management of Blepharoptosis, (Chapter 2), pp. 5-11.
21.    S. D. H. Buerger D.G, Flanagan J.C (1998). Disorders of the lids.
Pediatric opthalmology, 4, 353-370.
22.    T. An (2005). Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi trên theo phương pháp Berke R.N. trong điều trị sụp mi bẩm sinh. Tạp chí y học, Số 34, 68-74.
23.    L. T. Nghĩa (2002). Góp phần nghiên cứu điều trị sụp mi bẩm sinh bằng phương pháp rút ngắn cơ nâng mi trên. Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà nội
24.    T. T. Sơn (2000). Điều trị sụp mi bẩm sinh bằng phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi trên Tạp chí phẫu thuật tạo hình, Tập 4, Số 1, 20-24.
25.    B. Đ. Quân (2013). Nghiên cứu kĩ thuật gấp cân cơ nâng mi trên điều trị sụp mi với biên độ cơ nâng mi còn tốt Luận văn thạc sỹy học ,trường đại học Y Hà nội,
26.    J. Ng và M. J. Hauck (2013). Ptosis repair. Facial Plast Surg, 29 (1), 22¬25.
27.    A. Berry-Brincat và H. Willshaw (2009). Paediatric blepharoptosis: a 10- year review. Eye (Lond), 23 (7), 1554-1559.
28.    C. H. Esmaeli B., Pashby R.C. (1998). Long term result of frontalis suspension using irradieted, banked fascia lata. Ophthal Plast Reconstr Surg, 159-163.
29.    H. Salour, M. Aletaha va A. Bagheri (2008). Comparison of Mersilene mesh and autogenous fascia lata in correction of congenital blepharoptosis: a randomized clinical trial. Eur J Ophthalmol, 18 (6), 853-857.
30.    B. N. Wasserman, D. T. Sprunger va E. M. Helveston (2001). Comparison of materials used in frontalis suspension. Arch Ophthalmol, 119 (5), 687-691.
31.    N. H. Thọ (1992). Một số kỹ thuật mới trong tạo hình treo mi. Tạp chí
phẫu thuật tạo hình, 4 (1), 30-33.
32.    L. T. Dương (2003). Nghiên cứu sử dụng chỉ Polypropylene treo mi vào cơ trán trong phẫu thuật điều trị sụp mi bẩm sinh. Luận án thạc sỹ y học ,trường đại học Y Hà nội,
33.    T. T. Bình (2009). Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật treo cơ trán bằng chỉ Mersilene trong điều trị sụp mi bẩm sinh. Luận văn thạc sỹ y học,
34.    K. C. Golnik va E. Eggenberger (2001). Symptomatic corneal topographic change induced by reading in downgaze. JNeuroophthalmol, 21 (3), 199-204.
35.    S. A. Read, M. J. Collins va L. G. Carney (2007). The influence of eyelid morphology on normal corneal shape. Invest Ophthalmol Vis Sci, 48 (1), 112¬119.
36.    P. R. Da Cunha và J. B. Castro Moreira (1996). Ocular findings in Down’s syndrome. Am J Ophthalmol, 122, 236-244.
37.    E. P. Osuobeni và M. H. Al-Mijalli (1997). Association between eyelid thickness and corneal astigmgiac macatism. Clinical and Experimental Optometry, 80 (1), 35-39
38.    Kame RT, Jue TS va S. DM (1998). A longitudinal study of comeal changes in Asian eyes. JAm Optom Assoc, (4), 215-219.
39.    S. R. Seiff va B. D. Seiff (2007). Anatomy of the Asian eyelid. Facial Plast Surg Clin North Am, 15 (3), 309-314, v.
40.    G. Kommerell (1993). [Monocular diplopia caused by pressure of the upper eyelid on the cornea. Diagnosis based on the “Venetian blind phenomenon” in streak retinoscopy]. Klin Monbl Augenheilkd, 203 (6), 384¬389.
41.    R. M. Robb (1977). Refractive errors associated with hemangiomas of the eyelids and orbit in infancy. Am J Ophthalmol, 83 (1), 52-58.
42.    S. Koh, N. Maeda, C. Ikeda và cộng sự (2014). Effect of diquafosol ophthalmic solution on the optical quality of the eyes in patients with aqueous-deficient dry eye. Acta Ophthalmol, 92 (8), e671-675.
43.    C. W. McMonnies va G. C. Boneham (2010). Corneal responses to intraocular pressure elevations in keratoconus. Cornea, 29 (7), 764-770.
44.    G. C. Gusek-Schneider (2002). [Congenital ptosis: amblyogenic refractive errors, amblyopia, manifest strabismus and stereopsis related to the types of ptosis. Data on 77 patients and review of the literature]. Klin Monbl Augenheilkd, 219 (5), 340-348.
45.    Y. Oral, O. R. Ozgur, L. Akcay và cộng sự (2010). Congenital ptosis and amblyopia. JPediatr Ophthalmol Strabismus, 47 (2), 101-104.
46.    Đ. Anh (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của sụp mi bẩm sinh tại Bệnh Viện Mắt Trung ương. Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà nội,
47.    M. S. Brown, I. M. Siegel va R. D. Lisman (1999). Prospective analysis of changes in corneal topography after upper eyelid surgery. Ophthal Plast Reconstr Surg, 15 (6), 378-383.
48.    D. E. Holck, J. J. Dutton va S. R. Wehrly (1998). Changes in astigmgiac macatism after ptosis surgery measured by corneal topography. Ophthal Plast Reconstr Surg, 14 (3), 151-158.
49.    D. L. Klimek, C. G. Summers, R. D. Letson và cộng sự (2001). Change in refractive error after unilateral levator resection for congenital ptosis. J AAPOS, 5 (5), 297-300.
50. J. B. Holds (2003). Ptosis. Ophthalmic Plastic Surgery, 79, 1307 – 1326.
51.    P. Nucci (2011). Congenital ptosis. PediatrMed Chir, 33 (3), 146.
52.    N. E. Knox Cartwright, J. R. Tyrer va J. Marshall (2011). Age-related differences in the elasticity of the human cornea. Invest Ophthalmol Vis Sci, 52 (7), 4324-4329.
53.    J. S. Crawford (1987). Congenital blepharoptosis. Ophthalmic plastic and reconstructive surgery, (The C.V. Mosby company), 631 – 653.
54.    T. K. Sharma va H. Willshaw (2003). Long-term follow-up of ptosis correction using Mersilene mesh. Eye (Lond), 17 (6), 759-761.
55.    K. J. Lee DS, Woo KI, Chang HR. (2006). Changes in Astigmgiac macatism after Surgery for Congenital Ptosis. . J Korean Ophthalmol Soc, 47(9), 1459-1464.

Leave a Comment