ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN VÀ VAI TRÒ CỦA 1,5-ANHYDROGLUCITOL TRONG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN VÀ VAI TRÒ CỦA 1,5-ANHYDROGLUCITOL TRONG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN VÀ VAI TRÒ CỦA 1,5-ANHYDROGLUCITOL TRONG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT
Lâm Vĩnh Niên1, Nguyễn Nguyệt Quỳnh Mai1
1 Đại học Y Dược TP HCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: 1,5-AG là chất phản ảnh tình trạng đường huyết ngắn hạn mà không thể theo dõi được bằng xét nghiệm HbA1c. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi theo thời gian và vai trò của 1,5-Anhydroglucitol trong kiểm soát đường huyết. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang so sánh với sự thay đổi nồng độ 1,5-Anhydroglucitol giữa 2 nhóm bệnh nhân mắc ĐTĐ (189) và không mắc đái tháo đường (150). Tiến hành tại khoa Sinh hóa – bệnh viên Quân y 175 – thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2/2020 – 7/2020. Kết quả: Nồng độ 1,5-AG trung bình của 49 bệnh nhân tham gia nghiên cứu tiến cứu sau 2 tuần là 9,4 ± 7,2 µg/ml, tăng cao đáng kể so với thời điểm bắt đầu là 3,8 ± 2,9µg/ml. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Như vậy sau 2 tuần nồng độ 1,5-AG tăng trung bình 5,5 g/ml.Nồng độ glucose trung bình sau 2 tuần của nhóm bệnh nhân trên là 8,4 ± 5,1 mmol/l, giảm hơn so với lúc bắt đầu là 13,2 ± 8,3 mmol/l, sự thay đổi nồng độ là –4,8 mmol/l.  Có mối tương quan nghịch mức độ mạnh giữa nồng độ 1,5-AG và HbA1c (hệ số tương quan r = –0,71) (p < 0,001). Có mối tương quan nghịch mức độ mạnh giữa nồng độ 1,5-AG và glucose (hệ số tương quan r = –0,62) (p < 0,001). Kết luận: Sự thay đổi, đáp ứng nhanh chóng của 1,5-AG sau 2 tuần điều trị cho thấy khả năng kiểm soát đường huyết ngắn hạn của 1,5-AG so với các chỉ số đánh giá đường huyết khác.

Tiêu chuẩn chẩn đoán và chiến lược theo dõi ĐTĐ hiện tại chủ yếu dựa trên hai xét nghiệm: glucose  máu  tĩnh  mạch  và  HbA1c.  Trong  đó, HbA1c  là  “tiêu  chuẩn  vàng”  trong  kiểm  soát đường huyết và giảm nồng độ HbA1c có thể ngăn sự phát triển và tiến triển các biến chứng mạn tính của ĐTĐ. HbA1c cho biết giá trị đường huyết trung bình trong vòng 2 –3 tháng qua, tuy nhiên lại không thể ghi nhận nồng độ glucose dao động hàng ngày mà có thể liên quan đến tăng đường huyết sau ăn hoặc các cơn hạ đường huyết, góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng dài hạn của ĐTĐ,  và  điều  này  càng  khẳng  định  tầm  quan trọng của quản lý ĐTĐ.Hơn nữa, nồng độ HbA1c bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ bệnh nhân như thiếu  máu,  tán  huyết,  truyền  máu,  bệnh  gan, bệnh thận,  nghiện rượu,  sử dụng thuốc và  các bệnh lí bất thường hemoglobin di truyền(2). Vì tất cả những lý do trên, một chỉ dấu thuận tiện và có giá trị cho tầm soát và chẩn đoán ĐTĐ trở nên cần thiết. 1,5-Anhydroglucitol (1,5-AG) là một chất đáp ứng được những nhu cầu đó. 1,5-AG,  một  monosaccharide  sáu  carbon,  với  cấu trúc gần giống glucose, cóthể phản ánh chính xác nồng độ glucose trung bình trong 1 –2 tuần trước đó ở bệnh nhân ĐTĐ. Dựa trên khả năng này, 1,5-AG đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA –US  Food  and  Drug Administration) chứng nhận như là dấu ấn kiểm soát đường huyết ngắn hạn vào năm 2003 (3). Tóm lại, những điểm đáng nổi bật của 1,5-AG là phản  ảnh  được  tình  trạng  đường  huyết  ngắn hạn,  tăng  đường  huyết  sau  ăn  và  biến  động đường huyết mà không thể theo dõi được bằng xét nghiệm HbA1c. Ở Việt Nam, theo dõi đường huyết chủ yếu dựa  vào  HbA1c,  chưa  có  nhiều  nghiên  cứu  về 1,5-AG và ứng dụng của 1,5-AG  trên  lâm  sàng cònhạn chế. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự thay đổi theo thời gian và  vai  trò  của 1,5-Anhydroglucitoltrong  kiểm soát đường huyết”.Mục tiêu nghiên cứu: 1. Nồng độ, giá trị chẩn đoán, vai trò kiểm soát đường huyết và sự tương quan với các chỉ số  kiểm  soát  đường  huyết  khác  của  1,5-Anhydroglucitol2. Tương quan giữa nồng độ 1,5-AG,  HbA1c và glucose của nhóm ĐTĐ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment