Đánh giá sự tồn lưu kháng thể kháng vi rút Viêm não Nhật Bản sau khi tiêm 3 mũi vacxin VNNB ở trẻ 5-10 tuổi tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Đánh giá sự tồn lưu kháng thể kháng vi rút Viêm não Nhật Bản sau khi tiêm 3 mũi vacxin VNNB ở trẻ 5-10 tuổi tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Đề tài cấp Bộ : Đánh giá sự tồn lưu kháng thể kháng vi rút Viêm não Nhật Bản sau khi tiêm 3 mũi vacxin VNNB ở trẻ 5-10 tuổi tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.Bệnh VNNB lưu hành rộng rãi ở nhiều nước thuộc Đông Nam Châu Á, trong đó có Việt Nam. ở Việt Nam, bệnh VNNB được ghi nhận từ năm 1965 bằng chẩn đoán huyết thanh học và phân lập virút từ người bệnh, súc vật và muỗi vectơ [1]. Bệnh VNNB xảy ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, đặc biệt tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc. Ở đây, hàng năm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất so với miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên, dao động từ 5-10/ 100.000 dân và số mắc thường chiếm một nửa tổng số mắc của cả nước [7]. Là một bệnh với tỷ lệ tử vong cao, nếu qua khỏi thì cũng để lại di chứng nặng nề, đó là gánh nặng cho gia đình và xã hội [6, 14], Đặc biệt, bệnh không có điều trị đặc hiệu. Do đó việc phòng bệnh, nhất là phòng bệnh đặc hiệu bằng vacxin là biện pháp vô cùng quan trọng trong việc khống chế một căn bệnh nguy hiểm như vậy [24, 26, 49, 52].

Năm 1991, được sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) và chính phủ Nhật Bản, Viện Vệ sinh Dịch Tễ Trung ương (VSDTTƯ) đã nghiên cứu và sản xuất thành công vacxin VNNB chế từ não chuột đạt tiêu chuẩn của TCYTTG và Nhật Bản về các đặc tính lý, hoá và sinh học. Kết quả thử nghiêm vacxin cua Viện VSDTTƯ trên thực địa cho thấy vacxin đạt yêu cầu về an toàn và hiệu lực, tương đương với vacxin của Nhật Bản. Tỷ lệ trẻ có đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm 2 mũi vacxin đạt 100%, hiệu giá kháng thể trung bình nhân 3,48. Sau 1 năm, hiệu giá kháng thể giảm xuống còn 2,49, nhưng sau khi tiêm nhắc lại mũi 3, hiệu giá kháng thể tăng lên 4,01. Hiệu quả bảo vệ của vacxin đạt 97,9% [8] . Do đó, từ năm 1993, vacxin VNNB đã được phép sử dụng rộng rãi để phòng bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi và bắt đầu từ năm 1997 vacxin này đã được đưa vào trong chương trình TCMR tiêm miễn phí cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi ở các huyện nguy cơ cao.
Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh là huyện lưu hành bệnh VNNB trong nhiều năm với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với các vùng khác, đã được ưu tiên triển khai tiêm vacxin từ năm 1993. Kết quả của việc can thiệp bằng vacxin đã được thể hiện bằng tỷ lệ mắc bệnh đã có chiều hướng giảm dần. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh giảm có thực sự do cộng đồng được miễn dịch hay do sự thay đổi của môi trường? Cho đến nay, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ đề cập đến đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vacxin, chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu giá kháng thể kháng vi rút VNNB sau một thời gian dài. Nếu xác định được thời gian tồn tại của kháng thể kháng vi rút VNNB thì có thể đề xuất thời gian tối ưu tiêm nhắc lại để đảm bảo tính miên dịch bảo vệ phòng cho trẻ không bị mắc bệnh. Với lý do đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘Đánh giá sự tồn lưu kháng thể kháng vi rút Viêm não Nhật Bản sau khi tiêm 3 mũi vacxin VNNB ở trẻ 5-10 tuổi tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
MỤC LỤC
Nội dung    Trang
Phần A: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài    1
1. Kết quả nổi bật của đề tài    1
1.1. Các đóng góp mới của đề tài    1 >
1.2. Kết quả cụ thể    2
1.3. Hiệu quả kinh tế    3
2. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương    3
3. Ý kiến đề xuất    4
Phần B: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài    5
1. Đặt vấn đề    5
2. Tổng quan tài liệu    7
2.1. Lịch sử phát hiện VNNB trên Thế giới và ở Việt Nam    7
2.2. Đặc điểm virút VNNB    8
2.3. Sinh bệnh học    9
2.4. Đặc điểm lâm sàng    11
2.5. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.    12
2.6. Đặc điểm dịch tễ học bệnh VNNB    12
2.7. Các biện pháp phòng chống bệnh VNNB    16
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    24
3.1. Thiết kế nghiên cứu    24

3.2. Địa điểm nghiên cứu    24
3.3. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu    24
3.4. Vật liệu nghiên cứu    25
3.5. Thực hiện y đức trong nghiên cứu    26
3.6. Phương pháp nghiên cứu    26
3.7. Phương pháp xử lý số liệu    30
4. Kết quả nghiên cứu    31
4.1. Mức độ tồn lưu kháng thể VNNB sau khi tiêm 3 mũi vacxin    31
4.2. Mức độ tồn lưu kháng thể ở từng nhóm tuổi    31
4.3. Mối liên quan giữa mức độ tồn lưu kháng thể và tuổi    33
4.4. So sánh mức độ tồn lưu kháng thể tại 2 xã    33
5. Bàn luận    37
5.1. Mức độ tồn lưu kháng thể VNNB sau khi tiêm 3 mũi vaxcin    37
5.2. Mức độ tồn lưu kháng thể ở từng nhóm tuổi    38
5.3. Mối liên quan giữa mức độ tồn lưu kháng thể và tuổi    39
6. Kết luận và kiến nghị    41
7. Tài liệu tham khảo    43
8. Phụ lục    48
Phụ lục 1: Bản cam kết thực hiện đúng các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu    48
Phụ lục 2: Bản chấp thuận tình nguyện của đối tượng tham gia nghiên cứu    49
Phụ lục 3: Kết quả thử nghiệm trung hòa giảm đám hoại tử    50

Leave a Comment