Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay

Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay. Ngày nay, nhiều công việc nâng nhấc, vận chuyển các vật nặng đã được cơ giới hóa nhờ sự trợ giúp của máy móc thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi việc nâng nhấc bằng tay ở nhiều công đoạn trong hầu hết các ngành sản xuất. Việc nâng nhấc bằng tay các nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong sản xuất vẫn diễn khá phổ biến trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng. 

Nâng nhấc, vận chuyển các vật nặng quá sức mình hoặc tư thế nâng nhấc không đúng có thể dẫn đến tai nạn, làm chấn thương cơ, gân, khớp và thần kinh vận động. Khi thường xuyên nâng nhấc thủ công, người lao động còn phải đối diện với những tổn thương ở cơ, gân, thần kinh và các tổ chức nâng đỡ liên đốt sống tích lũy theo thời gian, gây nên hội chứng rối loạn cơ xương (RLCX). 
Trước thực trạng RLCX do nghề nghiệp nói chung và tổn thương thắt lưng nói riêng khá cao và cao nhất trong số các tổn thương nghề nghiệp. Nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ nguy cơ đối với lưng trong các hoạt động lao động nâng nhấc vật bằng tay ở các ngành công nghiệp khác nhau đã được các nhà khoa học ở nhiều nước quan tâm nghiên cứu. Kết quả của các công trình nghiên cứu là cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn giới hạn nâng nhấc, hướng dẫn thực hành lao động đối với nâng nhấc thủ công, thực hành áp dụng các biện pháp bảo vệ…
Ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào về mối liên quan giữa đau mỏi lưng với nâng nhấc vật nặng, chỉ có các điều tra, phỏng vấn đưa ra tỷ lệ đau mỏi cơ xương khớp trong đó có thắt lưng ở các công việc khác nhau. Một số nghiên cứu đã kết hợp với phân tích tư thế, thao tác trong lao động rồi đề xuất, kiến nghị các biện pháp dự phòng. Chúng ta còn thiếu các công trình nghiên cứu, định lượng mức độ nguy cơ đối với cơ lưng và cột sống của người lao động khi thực hiện các hoạt động nâng nhấc thủ công qua giám sát sự vận động của cột sống và sự thay đổi về điện cơ của các nhóm cơ lưng tham gia trong quá trình nâng nhấc. 
Để đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả được đặc điểm lao động nâng nhấc và tình trạng đau mỏi cơ xương khớp và thắt lưng của người lao động tại một số công đoạn trong sản xuất gạch tuynel, gạch granit và sứ vệ sinh.
2. Phân tích đánh giá mức độ nguy cơ đối với cột sống và các cơ lưng khi người công nhân thực hiện các thao tác nâng nhấc vật tại một số công đoạn trong sản xuất gạch tuynel, gạch granit và sứ vệ sinh.
Các số liệu trong luận văn này được trích một phần từ đề tài 209/10/TLĐ do PGS.TS. Nguyễn Đức Hồng – Trung tâm Khoa học Con người và Sức khỏe Lao động, Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động làm chủ nhiệm. Tác giả luận văn đã trực tiếp tham gia thực hiện và được chủ nhiệm đề tài đồng ý cho phép sử dụng một phần số liệu của nghiên cứu cho luận văn.

MỤC LỤC Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ GIẢI PHẪU-SINH LÝ CỘT SỐNG THẮT LƯNG    3
1.1.1.Vài nét tổng quát về cột sống    3
1.1.2. Một số nét về đặc điểm giải phẫu-sinh lý cột sống thắt lưng    4
1.2. GIỚI THIỆU VỀ ECGÔNÔMI    13
1.3. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC    16
1.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài    16
1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam    19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU    22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu và nội dung nghiên cứu chính    22
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu    22
2.2.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu phỏng vấn theo bộ phiếu    22
2.2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho quan sát, mô tả, phân tích về Ecgônômi    23
2.2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu sử dụng thiết bị giám sát sự vận động của lưng (LMM) và đo điện cơ bề mặt (EMG)    23
2.2.3. Các kỹ thuật nghiên cứu được áp dụng    23
2.2.3.1. Điều tra qua phỏng vấn    23
2.2.3.2. Quan sát, mô tả    24
2.2.3.3. Đo, đánh giá sự vận động của lưng    24
2.2.3.4. Đo, đánh giá điện cơ bề mặt    28
2.2.4. Xử lý số liệu    30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN    33
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THAO TÁC NÂNG NHẤC VẬT NẶNG TỚI CƠ LƯNG VÀ CỘT SỐNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG    33
3.1.1. Một số thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn    33
3.1.2. Quá trình làm việc, đặc điểm công việc và môi trường lao động    33
3.1.3. Tình trạng rối loạn cơ xương    37
3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ECGONOMI VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA LƯNG TẠI CÁC VỊ TRÍ LÀM VIỆC    42
3.2.1. Kết quả phân tích đánh giá tại cơ sở sản xuất gạch tuynel    42
3.2.2.Kết quả phân tích đánh giá tại  cơ sở sản xuất gạch ốp lát granite    51
3.2.3. Kết quả phân tích đánh giá  tại cơ sở sản xuất sứ vệ sinh    57
3.2.4. Nhận xét chung về mô hình nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh, gạch granit và gạch tuynel    65
3.3. MỨC ĐỘ NGUY CƠ QUA ĐÁNH GIÁ BẰNG ĐO ĐIỆN CƠ (EMG)    68
3.3.1. So sánh giá trị do EMG của điện cực bên trái với điện cực bên phải    68
3.3.2. So sánh giá trị do EMG của điện cực ở các vị trí khác nhau    69
3.3.3. So sánh giá trị đo EMG của điện cực theo trọng lượng vật nâng    70
3.3.4. So sánh giá trị đo EMG trên các đối tượng ở các ngành nghề khác nhau    73
3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NÂNG NHẤC VẬT NẶNG VỚI ĐAU THẮT LƯNG    73
3.4.1. Ảnh hưởng của nâng nhấc đối với cơ lưng và cột sống    73
3.4.2. Ảnh hưởng của trọng lượng nâng nhấc đối với thắt lưng    76
3.4.3. Ảnh hưởng của khoảng cách ngang khi nâng nhấc đối với thắt lưng    78
3.4.4. Tương quan giữa kết quả đo EMG với tỷ lệ đau thắt lưng    80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    83
TÀI LIỆU THAM KHẢO    86
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Giới và ngành sản xuất của đối tượng được phỏng vấn    33
Bảng 3.2. Số năm làm công việc thường xuyên nâng nhấc của đối tượng phỏng vấn    33
Bảng 3.3. Công việc hàng ngày của đối tượng phỏng vấn    34
Bảng 3.4. Thời gian làm việc trung bình mỗi ngày    35
Bảng 3.5. Trọng lượng trung bình của vật phải nâng nhấc (kg)    36
Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng có bị đau/nhức/cứng/khó cử động ở một số bộ phận cơ thể trong vòng 1 năm trước thời điểm điều tra    37
Bảng 3.7. Nơi cảm nhận đau thắt lưng lần đầu tiên    38
Bảng 3.8. Công việc đang làm khi cảm nhận thấy đau thắt lưng lần đầu tiên    38
Bảng 3.9. Thời điểm khi cảm nhận thấy đau thắt lưng rõ    39
Bảng 3.10. Diễn biến của tình trạng đau thắt lưng    39
Bảng 3.11. Diễn biến của tình trạng đau thắt lưng    40
Bảng 3.12. Tình hình đau thắt lưng trong tháng qua    41
Bảng 3.13. Tình hình đau thắt lưng tại thời điểm phỏng vấn    41
Bảng 3.14. Kết quả đo biên độ sóng và tần số trung bình của điện cực bên phải và bên trái    69
Bảng 3.15. Kết quả đo biên độ sóng và tần số trung bình của điện cực ở các vị trí khác nhau trên cơ lưng thẳng    69
Bảng 3.16. Kết quả đo EMG chia theo trọng lượng vật nâng    70
Bảng 3.17. Kết quả đo EMG chia theo ngành nghề sản xuất    73

 
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cột sống    3
Hình 1.2. Các đốt sống thắt lưng    5
Hình 1.3. Liên hệ của rễ thần kinh gai sống với đốt sống    9
Hình 1.4. Các cơ lưng-lớp giữa    12
Hình 2.1. Sát sự vận động của lưng    24
Hình 2.2. Vị trí đúng của dây đeo thiết bị    27
Hình 2.3. Bộ DataLOG Bluetooth & MMC    28
Hình 2.4. Bộ tiền khuếch đại EMG SX230    28
Hình 2.5. Vòng dây nối R206 Đệm dính T350    28
Hình 2.6. Điện cực đã được gắn tại vị trí ngang với L3    29
Hình 2.7. Ví dụ một bản ghi điện cơ    30
Hình 2.8. Mức nguy cơ chung và mức nguy cơ riêng theo từng yếu tố.    31
Hình 3.1. Nguy cơ RLTL ở công nhân bốc gạch từ băng tải lên xe đẩy    44
Hình 3.2. Nguy cơ RLTL ở công nhân hạ gạch từ xe đẩy xuống xếp thành hàng  tại nhà phơi gạch    45
Hình 3.3. Nguy cơ RLTL của công nhân ở bộ phận phơi đảo gạch    46
Hình 3.4. Nguy cơ RLTL ở công nhân xếp gạch vào goong    47
Hình 3.5. Nguy cơ RLTL ở công nhân bốc xếp hộp gạch nem lên xe tải    48
Hình 3.6. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng theo từng yếu tố  ở công nhân sản xuất gạch tuynel    49
Hình 3.7.  Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung  ở công nhân sản xuất gạch tuynel    50
Hình 3.8. Nguy cơ RLTL ở công nhân bốc nhám    52
Hình 3.9. Nguy cơ RLTL ở công nhân đóng hộp gạch    53
Hình 3.10. Nguy cơ RLTL ở công nhân bốc xếp gạch lên xe tải    54
Hình 3.11. Nguy cơ RLTL theo từng yếu tố ở công nhân sản xuất gạch granit    55
Hình 3.12. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung  ở công nhân sản xuất gạch granit    56
Hình 3.13. Nguy cơ RLTL ở công nhân sản xuất khuôn    58
Hình 3.14. Nguy cơ RLTL ở công nhân tạo hình    59
Hình 3.15. Nguy cơ RLCX CSTL ở công nhân kiểm tra mộc    60
Hình 3.16. Nguy cơ RLTL ở công nhân kiểm tra phân loại sản phẩm    61
Hình 3.17. Nguy cơ RLTL ở công nhân đóng gói sản phẩm    62
Hình 3.18. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng theo từng yếu tố ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh    63
Hình 3.19. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung  ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh    64
Hình 3.20. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng ở 3 nhóm nghề    65
Hình 3.21. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng theo giới tính    68
Hình 3.22. Giá trị EMG chia theo vị trí đặt điện cực    75
Hình 3.23. Tỷ lệ đau mỏi cơ xương của đối tượng phỏng vấn.    75
Hình 3.24. Giá trị EMG chia theo trọng lượng nâng nhấc    76
Hình 3.25.  Giá trị EMG chia theo trọng lượng nâng nhấc    77
Hình 3.26. Tương quan giữa tỷ lệ đau thắt lưng và trọng lượng nâng nhấc trung bình.    78
Hình 3.27. Mô hình về lực, mô men và sự cân bằng khi nâng nhấc vật nặng ở các khoảng cách ngang khác nhau    79
Hình 3.28. Tương quan giữa mô men tối đa và trọng lượng vật nâng    80
Hình 3.29 . Tương quan giữa tỷ lệ đau thắt lưng và biên độ sóng cực đại    81
Hình 3.30. Tương quan giữa tỷ lệ đau thắt lưng và tần số trung bình.    82
 

 

Leave a Comment