ĐÁNH GIÁ SUY TIM CẤP NGƯỜI CAO TUỔI HẬU PHẪU HỆ TIÊU HÓA – GAN MẬT

ĐÁNH GIÁ SUY TIM CẤP NGƯỜI CAO TUỔI HẬU PHẪU HỆ TIÊU HÓA – GAN MẬT

ĐÁNH GIÁ SUY TIM CẤP NGƯỜI CAO TUỔI HẬU PHẪU HỆ TIÊU HÓA – GAN MẬT

Võ Kim Tuyến*, Đinh Hiếu Nhân**, Nguyễn Văn Tân***
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Suy tim cấp hậu phẫu thường yên lặng và không điển hình. Suy tim cấp hậu phẫu là một trong những biến chứng và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong giai đoạn chu phẫu, nhưng điều này chưa được quan tâm đúng mức. 
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ suy tim cấp hậu phẫu và các yếu tố liên quan đến suy tim cấp hậu phẫu hệ tiêu hóa gan mật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. Nghiên cứu 76 bệnh nhân hậu phẫu hệ tiêu hóa gan mật tại Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương từ tháng 10/2012 – 05/2013. Tất cả bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm tiền phẫu, bao gồm BNP. Trong giai đoạn hậu phẫu (24 giờ sau phẫu thuật) bệnh nhân được khám lâm sàng và làm lại xét nghiệm BNP. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng (BNP, siêu âm tim, XQ phổi) để chẩn đoán suy tim cấp hậu phẫu. 
Kết quả: Tỉ lệ các bệnh nhân bị suy tim cấp hậu phẫu 32,9%. Suy tim cấp hậu phẫu ở nhóm phẫu thuật cấp cứu/chương trình 18/7 (p = 0,004), phẫu thuật mở/phẫu thuật nội soi 9/16 (p = 0,013), thể tích dịch trung bình chu phẫu 4532 ± 274,6 ml (p = 0,036), tốc độ dịch truyền trung bình trong thời gian phẫu thuật 13,7 ± 6,4 ml/phút (p < 0,005), rối loạn nhịp/không rối loạn nhịp 10/15 (p = 0,034), thiếu máu cơ tim/không thiếu máu cơ tim 8/17 (p = 0,016), bệnh thận mạn/không bệnh thận mạn 18/7 (p < 0,0001).

Kết luận: Tần suất suy tim cấp hậu phẫu ở người cao tuổi tương đối cao. Các yếu tố liên quan đến suy tim cấp là phương pháp phẫu thuật, loại phẫu thuật, dịch truyền 24 giờ chu phẫu, tốc độ dịch truyền trong phẫu thuật, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp nhanh, bệnh thận mạn.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment