ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG AN THẦN GÂY NGỦ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON BẰNG LASER
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG AN THẦN GÂY NGỦ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON BẰNG LASER
NGUYỄN VĂN HUY, VŨ THỊ BÍCH THỦY, TRẦN THU HA, PHẠM MINH CHÂU Bệnh viện Mắt Trung ương NGUYỄN THỊ HÀ – Bệnh viện Xanh Pôn
Y học thực hành (902) – số 1/2014
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng an thần gây ngủ trong điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non (BVMTĐN) bằng laser. Đối tượng: 52 bệnh nhân (BN) với 104 mắt có bệnh, có chỉ đính điều trị laser tại khoa sơ sinh Bệnh viện phụ sản TW từ 6/2009 đến 7/2010. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Kết quả: Morphin sử dụng một lần duy nhất ở 100% BN, Midazolam phải dùng lần hai ở 17,31% BN. Liều dùng trung bình lần thứ nhất của hai thuốc là 0,064mg ± 0,013 (0,04mg đến 0,085mg) và lần thứ hai với Midazolam là 0,119mg ± 0,024. Thờ’ gian trung bình từ khi dùng an gây ngủ đến khi tiến hành laser là 20 phút, thời gian laser một BN trung bình là 52,78 phút ± 29,84. Thờ gian hồi tỉnh trung bình là 8 giờ. 86, 54% BN đạt kết quả tốt. Phương pháp này có thể tiến hành laser sớm, không trì hoãn, thực hiện được ngay tại khoa sơ sinh và cả khi có bệnh toàn thân đi kèm giúp hạn chế nhân lực, trang thiết bị, tiết kiệm được chi phí điều trị. Tỷ lệ biến chứng nhẹ và ít gặp, 100% BN không phải gây mê phối hợp, 23,08% cần thở oxy và thở máy. Kết luận: Sử dụng Morphin kết hợp với Midazolam có thể thay thế hoàn toàn gây mê toàn thân trong điều trị BVMTĐN bằng laser. Kết quảr tốt đạt được ở 86,54% BN. Phương pháp này rút ngắn thời gian điều trị, yêu cầu ít về nhân lực, trang thiêt bị và chi phí. Tỷ lệ biến chứng nhẹ và ít gặp.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất