Đánh giá tác dụng của bài thuốc “TK1-HV” kết hợp cảnh tam châm điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống

Đánh giá tác dụng của bài thuốc “TK1-HV” kết hợp cảnh tam châm điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của bài thuốc “TK1-HV” kết hợp cảnh tam châm điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống.Hội chứng cổ-vai-cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm [9],[71]. Nguyên nhân thường gặp là do thoái hóa cột sống cổ với biểu hiện lâm sàng là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng [13],[59],[69]. Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép vào các rễ, dây thần kinh làm tổn thương các tế bào Schwann sản xuất myelin [61]. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoặc mất khả năng lao động và hiệu quả công việc ở người trưởng thành. Vì vậy việc điều trị bệnh lý này đang ngày càng được quan tâm tại các cơ sở y tế [9],[22].


Nghiên cứu dịch tễ học được biết đến nhiều nhất là điều tra từ năm 1976 đến năm 1990 tại Rochester, Minnesota cho thấy tỷ lệ mắc hàng năm là 107,3 trên 100.000 đối với nam và 63,5 trên 100.000 đối với nữ [68]. Nghiên cứu khác trên quân đội Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2009 báo cáo tỷ lệ mắc hội chứng cổ-vai-cánh tay là 1,79 trên 1.000 người mỗi năm [65].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), hội chứng cổ-vai-cánh tay được xếp vào phạm vi Chứng tý đã được mô tả rất rõ ràng trong các y văn cổ. Nguyên nhân do phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào cơ thể nhân khi chính khí hư suy, làm khí huyết vận hành trong kinh lạc bị trở trệ không thông mà sinh bệnh. Phép chữa phải khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm khôi phục lại sự cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, đuổi tà khí, làm cho khí huyết lưu thông [8]. Cùng với thời đại khoa học công nghệ và kỹ thuật phát triển vượt bậc, việc tìm tòi, nghiên cứu, kết hợp đa trị liệu đang là xu thế rất được quan tâm. Xuất phát điểm từ bài thuốc Nam kinh nghiệm được truyền
miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác của cố lương y Nguyễn Kiều – TK1-HV là một trong số ít những bài thuốc vẫn còn được sử dụng khá phổ biến tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh để điều trị các bệnh lý cơ xương khớp nói chung. Năm 2017, để chứng minh tác dụng của thuốc, đồng thời xây dựng cơ sở để phát triển, kế thừa kho báu thuốc Nam của dân tộc, một thử nghiệm lâm sàng trên động vật đã được tiến hành nhằm chứng minh tính an toàn và tác dụng dược lý của bài thuốc. Kết quả ban đầu cho thấy, không xác định được độc tính cấp của TK1-HV, bài thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau theo cơ chế như một NSAID [52]. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các NSAID khác, để mang lại hiệu quả lâu dài, cần phải kết hợp thêm một phương pháp trị liệu kèm theo.
Cảnh tam châm là trường phái châm cứu của Giáo sư Cận Thụy (靳瑞)
– Đại học Trung y dược Quảng Châu sáng lập [75]. Đây là phương pháp châm cứu chọn 3 huyệt dựa trên nguyên tắc phối hợp giữa huyệt tại chỗ với huyệt theo kinh, mối liên hệ giữa tạng phủ với kinh lạc, khí huyết [78]. Phương pháp này đã được tổ hợp thành 42 loại và đã ứng dụng thành công trên lâm sàng (tị, nhãn, nhĩ, thiệt, trí, não, nhiếp, nhiếp thượng, xoa, đột, cảnh (cổ), bối, kiên, thủ, túc, yêu, tất, hòa, ủy, hạt, nhũ, vị, trường, đởm, niệu, chi, phì, nhàn, âm, dương, bế, thoát tam châm, tứ thần châm, định thần châm, vựng thống châm, diện cơ châm, diện than châm, thủ trí châm, tọa cốt châm, túc trí châm, khởi bế châm, lão ngai châm) [70]. Xuất phát từ thực tiễn lâm sàng đó, cùng với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của bài thuốc “TK1-HV” kết hợp cảnh tam châm điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống
với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả của bài thuốc “TK1-HV” kết hợp cảnh tam châm điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống cổ.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp trên trong quá trình điều trị

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
1.1. Tổng quan hội chứng cổ-vai-cánh tay theo y học hiện đại ……………….. 3
1.1.1. Giải phẫu cột sống cổ ……………………………………………………………. 3
1.1.2. Chức năng cột sống cổ…………………………………………………………… 5
1.1.3. Khái niệm…………………………………………………………………………….. 6
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế hội chứng cổ-vai-cánh tay……………………. 6
1.1.5. Triệu chứng của hội chứng cổ-vai-cánh tay ……………………………… 7
1.1.6. Chẩn đoán hội chứng cổ-vai-cánh tay ……………………………………… 9
1.1.7. Điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay………………………………………… 10
1.2. Tổng quan hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống cổ theo y
học cổ truyền ………………………………………………………………………………….. 11
1.2.1. Bệnh danh ………………………………………………………………………….. 11
1.2.2. Bệnh nguyên bệnh cơ ………………………………………………………….. 12
1.2.3. Phân loại thể bệnh và điều trị ……………………………………………….. 12
1.3. Tổng quan về phương pháp Cảnh tam châm…………………………………. 13
1.4. Tổng quan về bài thuốc TK1-HV………………………………………………… 15
1.4.1. Xuất xứ ……………………………………………………………………………… 15
1.4.2. Thành phần ………………………………………………………………………… 16
1.4.3. Phân tích bài thuốc………………………………………………………………. 16
1.4.4. Các nghiên cứu về TK1-HV…………………………………………………. 171.5. Các nghiên cứu có liên quan ………………………………………………………. 24
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới ………………………………………………………. 24
1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………………… 25
1.5.3. Nghiên cứu cảnh tam châm điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay…. 28
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…….…………………………………………………………………..30
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 30
2.1.1. Bài thuốc TK1-HV ……………………………………………………………… 30
2.1.2. Phác đồ huyệt Cảnh tam châm ……………………………………………… 31
2.1.3. Phác đồ huyệt điện châm……………………………………………………… 31
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………….. 32
2.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 32
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu …………………………………. 32
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………. 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 34
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………….. 34
2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu …………………………………………………………… 34
2.4.3. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………… 36
2.4.4. Chỉ tiêu theo dõi………………………………………………………………….. 37
2.4.5. Công cụ và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu……………………….. 38
2.4.6. Phương pháp đánh giá kết quả………………………………………………. 43
2.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………….. 44
2.6. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………… 44Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 45
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu …………………………………………………. 45
3.1.1. Đặc điểm tuổi và nhóm tuổi bệnh nhân nghiên cứu…………………. 45
3.1.2. Phân bố giới tính của bệnh nhân nghiên cứu…………………………… 45
3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu…………………… 46
3.1.4. Phân bố thời gian mắc hội chứng cổ-vai-cánh tay …………………… 46
3.1.5. Phương pháp điều trị đã sử dụng…………………………………………… 47
3.1.6. Đặc điểm hình ảnh X-quang quy ước trước điều trị…………………. 47
3.1.7. Đặc điểm hình ảnh phim chụp cộng hưởng từ trước điều trị …….. 48
3.2. Hiệu quả của bài thuốc TK1-HV kết hợp cảnh tam châm điều trị hội
chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống cổ ………………………………….. 49
3.2.1. Sự thay đổi nhóm các triệu chứng cơ năng trước-sau điều trị……. 49
3.2.2. Sự thay đổi các triệu chứng thực thể ……………………………………… 50
3.2.3. Sự thay đổi các nghiệm pháp lâm sàng ………………………………….. 51
3.2.4. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS trước-sau điều trị 52
3.2.5. Sự thay đổi tầm vận động cột sống cổ trước và sau điều trị………. 53
3.2.6. Sự thay đổi chỉ số NDI trước và sau điều trị…………………………… 56
3.2.7. Hiệu quả điều trị chung ……………………………………………………….. 57
3.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc TK1-HV kết hợp cảnh tam
châm điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống cổ…………. 57
3.3.1. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc TK1-HV trong quá
trình điều trị ………………………………………………………………………………… 57
3.3.2. Tác dụng không mong muốn của phương pháp cảnh tam châm… 583.3.3. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau điều trị ………………….. 58
3.3.4. Sự thay đổi chỉ số công thức máu trước và sau điều trị ……………. 59
3.3.5. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị………………. 60
Chương 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 61
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu………………………………….. 61
4.1.1. Đặc điểm nhân trắc học ……………………………………………………….. 61
4.1.2. Đặc điểm bệnh lý………………………………………………………………… 62
4.2. Hiệu quả của phương pháp cảnh tam châm kết hợp bài thuốc TK1-HV
trong điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống cổ…………. 64
4.2.1. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng, thực thể và các nghiệm pháp
thăm khám…………………………………………………………………………………… 65
4.2.2. Sự thay đổi điểm đau VAS …………………………………………………… 65
4.2.3. Sự thay đổi tầm vận động cột sống cổ……………………………………. 68
4.2.4. Sự thay đổi điểm NDI………………………………………………………….. 75
4.2.5. Hiệu quả điều trị chung ……………………………………………………….. 76
4.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp cảnh tam châm kết hợp
bài thuốc TK1-HV trong điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột
sống cổ…………………………………………………………………………………………… 76
4.3.1. Tác dụng không mong muốn của phương pháp cảnh tam châm… 76
4.3.2. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc TK1-HV………………. 77
4.3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp…………. 77
KẾT LUẬN………………………………………………………………….76
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………77
TÀI LIỆU THAM KHẢOPhụ lục
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2. Phác đồ huyệt điện châm………………………………………………………. 31
Bảng 2.3. Phân loại và đánh giá tầm vận động cột sống cổ………………………. 42
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS……………………………. 43
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ………………… 43
Bảng 2.6. Đánh giá điểm NDI………………………………………………………………. 44
Bảng 3.1. Phân bố giới tính của bệnh nhân nghiên cứu……………………………. 45
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu……………………. 46
Bảng 3.3. Phân bố thời gian mắc hội chứng cổ-vai-cánh tay ……………………. 46
Bảng 3.4. Phương pháp điều trị đã sử dụng *………………………………………….. 47
Bảng 3.5. Hình ảnh phim chụp cộng hưởng từ trước điều trị……………………. 48
Bảng 3.6. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng trước-sau điều trị …………………… 49
Bảng 3.7. Sự thay đổi các triệu chứng thực thể trước-sau điều trị …………….. 50
Bảng 3.8. Sự thay đổi các nghiệm pháp lâm sàng trước-sau điều trị………….. 51
Bảng 3.9. Sự thay đổi mức độ đau theo VAS trước-sau điều trị ……………….. 52
Bảng 3.10. Sự thay đổi giá trị TB điểm đau VAS trước và sau điều trị ……… 52
Bảng 3.11. Sự thay đổi phân loại vận động cột sống cổ trước-sau điều trị …. 54
Bảng 3.12. Sự thay đổi điểm NDI trước và sau điều trị …………………………… 56
Bảng 3.13. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc TK1-HV……………… 57
Bảng 3.15. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau điều trị …………………. 58
Bảng 3.16. Sự thay đổi chỉ số công thức máu trước và sau điều trị …………… 59
Bảng 3.17. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị……………… 60DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi và tuổi trung bình …………………………………. 45
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm hình ảnh Xquang quy ước *………………………………… 47
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi tầm vận động cột sống cổ trước và sau điều trị …… 53
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi phân loại điểm NDI trước và sau điều trị……………. 56
Biểu đồ 3.5. Hiệu quả điều trị chung …………………………………………………….. 57DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………………………… 36DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các đốt sống cổ ……………………………………………………………………… 3
Hình 1.2. Giải phẫu cột sống cổ……………………………………………………………… 4
Hình 1.3. Các động tác vận động của cột sống cổ …………………………………….. 6
Hình 2.1. Thang đau VAS……………………………………………………………………. 39
Hình 2.2. Thước đo tầm vận động cột sống cổ ……………………………………….. 40
Hình 2.3. Đo độ gấp và duỗi cổ ……………………………………………………………. 41
Hình 2.4. Đo độ nghiêng cổ …………………………………………………………………. 41
Hình 2.5. Đo độ xoay cổ ……………………………………………………………………… 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment