Đánh giá tác dụng của bài thuốc TL-HV điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ

Đánh giá tác dụng của bài thuốc TL-HV điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của bài thuốc TL-HV điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ.Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH- Benign prostatic hyperplasia) là một bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Bệnh gây ra chèn ép vào niệu đạo và cổ bàng quang do sự tăng về kích thước, tăng khối lượng tuyến và tăng trương lực cơ trơn; hậu quả là gây nhiễm trùng đường niệu, sỏi bàng quang, bí tiểu và suy thận cấp [1].
Tần suất mắc bệnh ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Thống kê năm 2015 tại Hoa Kỳ cho thấy 16,5% nam giới trên 40 tuổi có chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt; tại Ả Rập Saudi là 31,7%; tại Hàn Quốc là 20,2%; tại Trung Quốc là 12% [2]. Việt Nam, tuy chưa có thống kê đầy đủ và hệ thống, tuy nhiên, theo một số báo cáo trong nước, tỷ lệ này dao động từ 11,8% [3] đến khoảng 26% [4].
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được đặc trưng bởi hai hội chứng cơ bản là hội chứng kích thích và hội chứng chèn ép, điều này gây nên những biểu hiện rối loạn tiểu tiện trên lâm sàng chủ yếu là tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu, tiểu đêm, tiểu sót hay rỉ tiểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống khiến người bệnh phải tới viện khám và điều trị.


Việc điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt khá đa dạng, từ nội khoa đến ngoại khoa. Hiện nay, việc điều trị nội khoa với những trường hợp kích thước tuyến tiền liệt không quá lớn, cùng với việc kết hợp cả hai nền y học cổ truyền – với cây cỏ tự nhiên – vốn dĩ an toàn và y học hiện đại – với thế mạnh về cơ chế thuốc nhanh, mạnh – đang là xu hướng phổ biến. Mặc dù không có bệnh danh cụ thể, tuy nhiên, y văn Y học cổ truyền đã mô tả bệnh lý này trong phạm vi chứng “Long bế” [5] với những biểu hiện “tiểu không thông”, “tiểu không hết” – cũng khá tương đồng với các triệu chứng lâm sàng đường niệu dưới của bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt của y học hiện đại.
Bên cạnh cổ phương, hiện nay, ngày càng có nhiều các bài thuốc nghiệm phương ra đời, qua thời gian cũng đã chứng minh được những tác dụng và hiệu quả nhất định. Bài thuốc TL-HV được đúc kết bởi 20 năm kinh nghiệm điều trị của PGS.TS. Đoàn Quang Huy là một trong số đó. Với những vị thuốc y học cổ truyền dễ kiếm, chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao, đơn giản, dễ sử dụng, không gây độc, giúp cho việc điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt trở nên đơn giản hơn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bằng y học cổ truyền. Nhằm mục tiêu khảo sát, đánh giá hiệu quả của bài thuốc này cùng với những ưu điểm của nó để có thể tìm ra thêm một phương pháp can thiệp (đơn độc hoặc phối hợp) trong điều trị bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của bài thuốc TL-HV điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ” với hai mục tiêu:
1. Xác định độc tính cấp, bước đầu đánh giá tác dụng điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thể đàm trệ huyết ứ của bài thuốc TL-HV trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………..1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
1.1. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt theo y học hiện đại …………………….. 3
1.1.1. Giải phẫu sinh lý tuyến tiền liệt………………………………………………. 3
1.1.2. Giải phẫu bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt……………………… 4
1.1.3. Khái niệm tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt…………………………….. 4
1.1.4. Nguyên nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt………………………… 5
1.1.5. Khám xác định tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt……………………… 8
1.1.6. Chẩn đoán xác định tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ………………. 9
1.1.7. Chẩn đoán phân biệt tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ……………. 14
1.1.8. Điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ………………………………. 14
1.1.9. Điều trị ngoại khoa trong tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt……… 15
1.2. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt theo y học cổ truyền …………………. 16
1.2.1. Bệnh danh ………………………………………………………………………….. 16
1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh…………………………………………….. 17
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị………………………………………………….. 18
1.3. Các nghiên cứu điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt………………. 19
1.3.1. Nghiên cứu ở trong nước……………………………………………………… 19
1.3.2. Nghiên cứu ở nước ngoài …………………………………………………….. 21
1.4. Tổng quan về thuốc sử dụng trong nghiên cứu……………………………… 22
1.4.1. Bài thuốc TL-HV………………………………………………………………… 22
1.4.2. Thuốc Xatral ………………………………………………………………………. 29
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 31
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 312.1.1. Bài thuốc TL-HV………………………………………………………………… 31
2.1.2. Thuốc điều trị nền……………………………………………………………….. 32
2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu…………………………………. 33
2.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 33
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm ……………………………………………….. 33
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng…………………………………………………….. 33
2.3.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân………………………………………………….. 34
2.3.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ………………………………………………. 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 36
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu trên thực nghiệm…………………………….. 36
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trên lâm sàng …………………………………. 38
2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả…………………………………………………. 42
2.4.4. Các loại máy sử dụng trong nghiên cứu…………………………………. 44
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ……………………………………………………. 44
2.5. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………… 44
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 46
3.1. Kết quả độc tính cấp của bài thuốc TL-HV trên động vật thực nghiệm
………………………………………………………………………………………………….. 46
3.1.1. Kết quả theo dõi, đánh giá tình trạng chung của chuột …………….. 46
3.1.2. Kết quả theo dõi, đánh giá số chuột chết ở mỗi lô …………………… 47
3.2. Kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng bài thuốc TL-HV
trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng…………………………………. 49
3.2.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu……………………………. 49
3.2.2. Chỉ số PSA trước điều trị……………………………………………………… 52
3.2.3. Hình thái phát triển của tuyến tiền liệt …………………………………… 52
3.2.4. Kết quả điều trị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến bằng bài thuốc TLHV trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ……………………….. 533.2.5. Sự thay đổi điểm IPSS trước-sau điều trị ……………………………….. 55
3.2.6. Sự thay đổi điểm QoL trước-sau điều trị………………………………… 56
3.2.7. Sự thay đổi tốc độ dòng tiểu trước-sau điều trị ……………………….. 56
3.2.8. Sự thay đổi một số chứng trạng lâm sàng y học cổ truyền trước-sau
điều trị ………………………………………………………………………………….. 57
3.2.9. Hiệu quả điều trị chung ……………………………………………………….. 58
3.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc TL-HV trên lâm sàng và cận
lâm sàng …………………………………………………………………………………….. 58
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ……………………………. 58
3.3.2. Chỉ số công thức máu, sinh hóa máu trước-sau điều trị ở nhóm
nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 59
3.4. Sự thay đổi các chỉ số nghiên cứu sau 1 tháng kết thúc can thiệp ……. 60
Chương 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 62
4.1. Về độc tính cấp của bài thuốc TL-HV …………………………………………. 62
4.2. Về kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng bài thuốc TLHV trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng…………………………… 64
4.2.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
trong nghiên cứu ……………………………………………………………………. 64
4.2.2. Hình thái của tuyến tiền liệt………………………………………………….. 68
4.2.3. Kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng bài thuốc TLHV trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ……………………….. 68
4.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc TL-HV trên lâm sàng và cận
lâm sàng …………………………………………………………………………………….. 73
KẾT LUẬN………………………………………………………………….74
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc TL-HV ……………………………………………. 31
Bảng 2.2. Bảng đánh giá phân loại điểm IPSS ……………………………………. 42
Bảng 2.3. Bảng đánh giá phân loại điểm QoL…………………………………….. 42
Bảng 2.4. Đánh giá nước tiểu tồn dư………………………………………………….. 43
Bảng 2.5. Đánh giá kết quả điều trị……………………………………………………. 43
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá số chuột chết ở mỗi lô ……………………………… 47
Bảng 3.2. Lý do vào viện……………………………………………………………………. 50
Bảng 3.3. Đặc điểm liên quan đến tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt…… 51
Bảng 3.4. Phân loại chỉ số PSA trước điều trị …………………………………….. 52
Bảng 3.5. Hình thái phát triển của tuyến tiền liệt……………………………….. 52
Bảng 3.6. Sự thay đổi thể tích tuyến tiền liệt trước-sau điều trị…………… 53
Bảng 3.7. Sự thay đổi nước tiểu tồn dư trước-sau điều trị…………………… 54
Bảng 3.8. Chỉ số xét nghiệm nước tiểu trước-sau điều trị……………………. 55
Bảng 3.9. Chỉ số công thức máu, sinh hóa máu trước-sau điều trị ………. 59
Bảng 3.10. Kích thước tuyến tiền liệt trên siêu âm (n=30)…………………… 60
Bảng 3.11. Nước tiểu tồn dư tại thời điểm D60…………………………………….. 60
Bảng 3.12. Phân loại điểm IPSS tại thời điểm D60 ………………………………. 61
Bảng 3.13. Phân loại điểm QoL tại thời điểm D60 ……………………………….. 61DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu ……………………………. 49
Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi thể tích tuyến tiền liệt TB trước-sau điều trị (gram)53
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi lượng nước tiểu tồn dư trước-sau điều trị (ml) ……. 54
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi điểm IPSS trước-sau điều trị…………………………….. 55
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi điểm QoL trước-sau điều trị……………………………… 56
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi tốc độ dòng tiểu trước-sau điều trị…………………….. 56
Biểu đồ 3.7. Sự thay đổi một số chứng trạng lâm sàng y học cổ truyền …….. 57
Biểu đồ 3.8. Hiệu quả điều trị chung …………………………………………………….. 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment