ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BỘT TAN PHÀN THẠCH VÀ NGŨ BỘI TỬ TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ RÒ HẬU MÔN XUYÊN CƠ THẮT SAU PHẪU THUẬT
Luận văn ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BỘT TAN PHÀN THẠCH VÀ NGŨ BỘI TỬ TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ RÒ HẬU MÔN XUYÊN CƠ THẮT SAU PHẪU THUẬT.Rò hậu môn (RHM) là nhiễm khuẩn khu trú bắt nguồn từ hốc hậu môn trực tràng, nhiễm khuẩn này dẫn tới tụ mủ, mủ lan theo tuyến Hermann – Desfosses tạo thành ổ áp xe giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, từ đây vỡ ra ngoài da cạnh hậu môn hoặc vỡ vào trong lòng trực tràng gây ra các thể rò khác nhau. Áp xe và rò là hai giai đoạn của một quá trình bệnh lý, áp xe nếu không được xử lý hoặc xử lý không tốt sẽ dẫn đến rò [9], [12], [13], [23].
Rò hậu môn là bệnh thường gặp vùng hậu môn trực tràng, đứng hàng thứ hai sau bệnh trĩ, theo các tác giả bệnh viện 103 tỷ lệ này là 24,45% [13]. Y học cổ truyền (YHCT) đã biết tới bệnh lý RHM từ lâu và với bệnh danh là giang lậu. Các mô tả về bệnh này đã được thấy trong các tài liệu y học cổ: ở Trung Quốc đời nhà Tùy “Bệnh nguyên bản luận”, đời nhà Tống “Thái bình thông tuệ phương” đều mô tả triệu chứng và chẩn trị; ở Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông danh y thế kỷ XVIII đã viết “thấp nhiệt hạ trú đại tràng sinh mủ và chủ trương điều trị thanh nhiệt, trừ thấp, hóa mủ” [22].
Ở phương Tây từ thế kỷ XIV (1376) Jonh và Arderne đã mô tả tỷ mỉ bệnh này về lâm sàng và đề xuất cách điều trị [25], [31], [43]. RHM là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, theo các tác giả Liên Xô và Trung Quốc bệnh chiếm khoảng 1/4 tổng số bệnh lý hậu môn trực tràng (HMTT) [41]. Ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu về bệnh lý RHM còn khiêm tốn, tại bệnh viện Việt
Đức trong 10 năm (1978 – 1985) có 258 bệnh nhân được mổ RHM [5], [7], còn Viện 103 Quân Đội trong 15 năm (1985 – 1999) phẫu thuật cho 2036 bệnh nhân bị bệnh lý HM thì có 498 bệnh nhân RHM, chiếm 24,45% [25], [28]. RHM là một bệnh lý tuy không đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh nhưng gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh nhân thường bị hành hạ bởi các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, cảm giác sưng giật, đau đớn giữ dội từng đợt khi có hiện tượng tức mủ trên da quanh lỗ RHM [13], [21], [33], [36].. .Nếu không được điều trị khỏi, các triệu chứng trên sẽ hành hạ bệnh nhân đến suốt cuộc đời, làm suy giảm sức khỏe và hạn chế sinh hoạt lao động của người bệnh.Phương pháp phẫu thuật YHHĐ là phương pháp phổ biến và có hiệu quả trong điều trị RHM. Từ xưa đến nay có rất nhiều bài thuốc ngâm rửa YHCT có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị RHM. Tuy nhiên từ trước đến nay còn có ít các công trình nghiên cứu về việc kết hợp phẫu thuật YHHĐ và các bài thuốc ngâm rửa YHCT trong điều trị RHM nói chung và RHM xuyên cơ thắt nói riêng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục
đích sau:
1. Đánh giá hiệu quả tác dụng của sự kết hợp hai chế phẩm “Phàn thạch tán” và “Ngũ bội tử tán” trên bệnh nhân rò hậu môn xuyên cơ thắt sau phẫu thuật.
2. Tìm hiểu tác dụng không mong muốn của hai bài thuốc trên lâm sàng.
Xem thêm : Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật lại Rò Hậu Môn tại Bệnh Viện Việt Đức
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu vùng hậu môn trực tràng 3
1.2 Quan niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị
RHM theo YHHĐ.. 7
1.2.1 Nguyên nhân 7
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh 7
1.2.3. Chẩn đoán 9
1.2.4. Phân loại 11
1.2.5. Phương pháp điều trị RHM bằng phẫu thuật: 12
1.2.6. Chăm sóc sau mổ RHM 13
1.3. Quan niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, phân loại, chẩn đoán
và điều trị RHM theo YHCT 14
1.3.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh theo quan điểm y học cổ truyền… 14
1.3.2. Các triệu chứng lâm sàng theo YHCT 14
1.3.3. Phân loại và phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền 15
1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh rò hậu môn 17
1.4.1. Kết quả một số nghiên cứu điều trị RHM bằng phẫu thuật 17
1.4.2. Kết quả một số nghiên cứu về điều trị RHM bằng phẫu thuật kết
hợp thuốc ngâm rửa YHCT 18
1.5. Tổng quan về bài thuốc “Phàn thạch tán và Ngũ bội tử tán” 19
1.5.1. Xuất xứ, công dụng bài thuốc 19
1.5.2. Phân tích bài thuốc 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Chất liệu nghiên cứu 23
2.1.1. Bài thuốc “Phàn thạch tán ” 23
2.1.2. Bài thuốc “Ngũ bội tử tán” 24
2.1.3. Dùng dịch dùng ngoài PVP – Iodine 10% 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật 26
2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 27
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 32
2.5. Th òì gia n tiến hành nghiên cứu 32
2.6. Thiết kế nghiên cứu tổng quát 33
2.7. Đạo đức nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm chung củ a đối tượng nghiên cứu 35
3.1.1. Tuổi 35
3.1.2. Giới 35
3.1.3. Nghề nghiệp 36
3.1.4. Lý do vào viện 37
3.1.5. Thời gian mắc bệnh 37
3.2. Đặc điểm bệnh lý lỗ rò hậu môn 38
3.2.1. Lỗ rò ngoài 38
3.2.2. Lỗ rò trong 40
3.2.3. Phân loại bệnh lý lô rò hậu môn theo YHCT của nhóm nghiên cứu
. . .ĩ. 42
3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị của hai bài thuốc ngâm rửa
“Phàn thạch tán” và “Ngũ bội tử tán” 42
3.3.1. Mức độ nguy cơ nhiễm khuẩn của vết thương sau phâu thuật 42
3.3.2 Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau 43
3.3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng cầm máu của hai nhóm nghiên cứu. 44
3.3.4. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống rỉ ướt 46
3.3.5. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm sưng nề vết thương 47
3.3.6. Kết quả nghiên cứu tác dụng kích thích tăng sinh tổ chức hạt 49
3.3.7. Kết quả nghiên cứu tác dụng thúc đẩy quá trình liền sẹo 50
3.3.8. Kết quả nghiên cứu tác dụng chung 53
3.4. Kết quả nghiên cứu tác dụng không mong muốn 54
3.4.1. Nghiên cứu tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 54
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kết hợp thuốc ngâm Phàn thạch tán và
Ngũ bội tử tán đến sự thay đổi một số chỉ số trên cận lâm sàng 56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm chung củ a đối tượng nghiên cứu 59
4.1.1. Tuổi 59
4.1.2. Giới 59
4.1.3. Nghề nghiệp 60
4.1.4. Lý do vào viện 60
4.1.5. Thời gian mắc bệnh 61
4.2. Đặc điểm bệnh lý lỗ rò hậu môn 61
4.2.1. Lô rò ngoài 61
4.2.2. Lỗ rò trong 62
4.2.3. Phân loại bệnh lý rò hậu môn theo YHCT. 63
4.3. Tác dụng điều trị của hai bài thuốc ngâm rửa Phàn thạch tán và
Ngũ bội tử tán trên bệnh nhân rò hậu môn sau phẫu thuật 64
4.3.1. Tình trạng vết thương sau phẫu thuật 64
4.3.2. Bài thuốc nghiên cứu: 64
4.3.3. Tác dụng giảm đau 66
4.3.4. Tác dụng cầm máu 67
4.3.5. Tác dụng chống rỉ ướt 68
4.3.6. Tác dụng chống sưng nề 69
4.3.7. Tác dụng kích thích tăng sinh tổ chức hạt 70
4.3.8. Tác dụng kích thích liền sẹo 71
4.3.9. Kết quả điều trị chung 72
4.4. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của hai bài thuốc 72
4.4.1. Tác dụng không mong muốn của thuốc ngâm Phàn thạch tán 72
4.4.2. Tác dụng không mong muốn của thuốc ngâm Ngũ bội tử tán 73
4.4.3. Dung dịch PVP – Iotdine 10% 73
4.5. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng 73
KẾT LUẬN 75
KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Lân Việt, Phạm Qu ang Vinh, Nguyễn Quốc Anh (2011), Các thang điểm thiết yếu sử dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Tr 374 – 377.
2. Bộ môn Y học cổ truyền, Điều trị một số chứng bệnh chuyên khoa, Nhà xuất bản Y học, Tr 21 – 23.
3. Bộ môn Y học cổ truyền (2008), Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Tr 583 – 586.
4. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Phụ lục 3.
5. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà Xuất bản Y học, Tr PL-57,
PL-70, 778 – 779, 801 – 802, 842 – 843.
6. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học tr 297 – 301, 930 – 934.
7. Đỗ Đình Công (2007), “Kết quả sớm điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Số 1, Tập 11, Tr 173 -175.
8. Đỗ Đình Công (2007), “Nguyên nhân thất bại của điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn”, Số 1, Tập 11, Tr 177 -179.
9. Tăng Huy Cường (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật lại rò hậu môn tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội, Tr 03 – 29.
10. Lê Thị Diễm, Võ Tấn Đức, Nguyễn Văn Hậu, Phạm Ngọc Hoa
(2010), ” Bước đầu khảo sát giá trị hình ảnh cộng hưởng từ của rò hậu môn”, Số 1, Tập 14, Tr 1 – 5.
11. Frank H.Netter (1997), Atlas Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Tr 394 – 395, 397 – 399.
12. Nguyễn Sơn Hà (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
13. Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, Nhà xuất bản Y học, Tr 01 – 21, 129 – 147.
14. Văn Đình Ho a, Nguyễn Ngọc L anh (2007), Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản Y học, Tr 113 – 123.
15. Nguyễn Xuân Hùng (2008), “Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức trong giai đoạn 2003 – 2006”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 1, Tập 343, Tr 45 – 51.
16. Nguyễn Văn Huyến (1994), Đánh giá bước đầu tác dụng điều trị 52 trường hợp rò hậu môn bằng phương pháp kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc, Luận văn bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Tr 02 – 27.
17. Lại Viễn Khánh (2002), “Nhận xét định luật Goodsall trong bệnh rò hậu môn”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 6, số 3, Tr 1 – 3.
18. Bành Văn Khìu, Nguyễn Văn Huyến, Pha n Hoài Trung (2001), “Nghiên cứu ứng dụng điều trị bệnh rò hậu môn bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại”, Tạp chí hậu môn trực tràng, tập 262, số 8, Tr 18 – 24.
19. Lương Vĩnh Linh, Nguyễn Xuân Hùng (2000), “Kết quả điều trị rò hậu môn tại bệnh viện Giao thông I”, Tạp chí Yhọc thực hành, số 12(392), Tr 47 – 50.
20. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản
Y học, Tr 197 – 199; 429 -431; 703 – 706; 1046;
21. Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Duy Thức (2004), Điều trị một số bệnh thông thường vùng hậu môn bằng thủ thuật phẫu thuật, Nhà xuất bản Y học, Tr 05 – 31, 140 – 159.
22. Hải Thượng Lãn Ông (1997), Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Nhà xuất bản Y học, tập 3, Tr 56 – 58.
23. Nguyễn Văn Sái (1994), Nhận xét 40 trường hợp điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa Thái Bình, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội, Tr 18.
24. Phạm Song, Nguyễn Hữu Quỳnh (2008), Bách khoa thư bệnh học, tập
2, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Tr 26 – 34.
25. Phạm Văn Sơn (2002), Nghiên cứu điều trị rò hậu môn bằng phương pháp “thắt mở” kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, Luận văn bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Tr 03 – 34.
26. Trịnh Hồng Sơn (1988), Góp phần nghiên cứu điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật, Luận văn bác sĩ Nội trú, Tr 03 – 27.
27. Nguyễn Tất Trung (2010), “Nghiên cứu điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn mạn tính bằng phương pháp thủy châm, day, ấn cơ tròn trong kết hợp bài thuốc ngâm rửa Phàn thạch và Ngũ bội tử tán”, 1000 bài thuốc và đề tài nghiên cứu khoa học của thầy thuốc Đông y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Tr 885 – 887.
28. Nguyễn Văn Xuyên, Đỗ Sơn Hà, Lê Mạnh Hòa (2000), “Tình hình điều trị ngoại khoa bệnh lý hậu môn trực tràng qua 2036 trường hợp trong 15 năm (1985 – 1999) tại Khoa Phẫu thuật bụng Viện 103”, Tạp chí hậu môn trực tràng học số 01, Tr 69 – 73.
29. Nguyễn Văn Xuyên (2007), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng kết quả điều trị bệnh rò hậu môn qua 140 trường hợp tại bệnh viện 103”, Tạp chí
Y học thực hành, Số 9 (577+578), Tr 8 – 12.
30. Nguyễn Văn Xuyên (2007), “Tìm hiểu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa 126 bệnh nhân rò hậu môn tái phát”, Tạp chí Y học thực hành, Số 11 (589+590), Tr 104 – 107.
31. Viện Y học cổ truyền Quân đội, Kết hợp Đông – Tây y chữa một số bệnh khó, Nhà xuất bản Y học, Tr 114 – 118.