Đánh giá tác dụng của Cao Hy thiêm kết hợp điện châm trong điều trị viêm quanh khớp vai đơn thuần

Đánh giá tác dụng của Cao Hy thiêm kết hợp điện châm trong điều trị viêm quanh khớp vai đơn thuần

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của Cao Hy thiêm kết hợp điện châm trong điều trị viêm quanh khớp vai đơn thuần.Viêm quanh khớp vai (VQKV) là một bệnh lý khá phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Đây là một thuật ngữ để chỉ tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động của khớp vai, mà tổn thương ở phần mềm quanh khớp chủ yếu là gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Viêm quanh khớp vai không bao gồm những bệnh có tổn thương đặc thù của đầu xương, sụn khớp, màng hoạt dịch như viêm khớp, chấn thương,…[1]. Bệnh tuy không gây mất chức năng vận động như nhiều bệnh lý cơ xương khác, song gây hoang mang khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và lao động của nhiều bệnh nhân. [2]
Tại Việt Nam, tỉ lệ VQKV chiếm 13% trong các bệnh lý cơ xương khớp. Bệnh khá thường gặp ở nhóm người lao động chân tay, các vận động viên, người trung niên, người già gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống [3]. Trong 10 năm (1991-2000) tỷ lệ viêm quanh khớp vai chiếm 13,24 số bệnh nhân điều trị tại khoa Cơ – xương – khớp Bệnh viện Bạch Mai [4]. Trên Thế Giới, trong 18 nghiên cứu về tỉ lệ mắc bệnh của VQKV, có khoảng 6,7 – 66,7 % dân số trong đời ít nhất một lần bị viêm quanh khớp vai, khoảng 50 % bệnh nhân VQKV than phiền tái phát đau nhức khớp vai trong vòng 12 tháng từ khi khởi phát đau lần đầu [5].


Theo Y học cổ truyền (YHCT), bệnh VQKV thuộc phạm vi chứng Kiên tý. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, bệnh được phân làm 3 thể: Kiên thống, kiên ngung, hậu kiên phong. [6],[7].
Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai, điều trị bệnh tương đối dai dẳng, cần kết hợp nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống. [4]. Bên cạnh những thành tựu của y học hiện đại, y học cổ truyền cũng có những đóng góp tích cực trong điều trị viêm quanh khớp vai. Các phương pháp của Y học cổ truyền áp dụng trong điều trị viêm quanh khớp vai rất phong phú, bao gồm các phương pháp dùng thuốc và phương pháp không dùng thuốc (châm cứu, chích lễ giác hơi, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh…). Trên cơ sở Dược điển Việt Nam V, Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng đã nghiên cứu và sản xuất thành công Cao Hy thiêm với thành phần chính là Hy thiêm thảo và Thiên niên kiện, có tác dụng Khu phong, trừ thấp, hành khí hoạt huyết. Nguyễn Văn Dũng (2020) đã đánh giá tác dụng của Cao hy thiêm kết hợp tiêm Hyalagan, điện châm trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối, kết quả giúp giảm đau, cải thiện tầm vận động, nâng cao chất lượng sống đồng thời chưa thấy có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Viêm quanh khớp vai với cùng nguyên nhân gây bệnh với thoái hoá khớp gối là do phong, hàn, thấp; tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào về phương pháp điều trị Viêm quanh khớp vai bằng Cao hy thiêm. Với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh khớp vai, cũng như mở rộng phạm vi sử dụng Cao hy thiêm trên bệnh lý đau và đánh giá hiệu quả của việc kết hợp giữa phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của Cao Hy thiêm kết hợp điện châm trong điều trị viêm quanh khớp vai đơn thuần” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị của Cao hy thiêm kết hợp điện châm trong điều trị Viêm quanh khớp vai đơn thuần.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị Cao hy thiêm kết hợp với điện châm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………………………3
1.1 Đặc điểm giải phẫu chức năng khớp vai …………………………………………………………….3
1.2 Tổng quan về viêm quanh khớp vai…………………………………………………………………..9
1.3 Tổng quan về điện châm ………………………………………………………………………………..16
1.4 Tổng quan về Chế phẩm Cao hy thiêm…………………………………………………………….20
1.5 Tình hình nghiên cứu bệnh viêm quanh khớp vai trên Thế Giới và Việt Nam……….21
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………26
2.1 Chất liệu và phương tiện nghiên cứu ……………………………………………………………….26
2.2 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………………….29
2.3 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………..31
2.4 Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………………………………….33
2.5 Chỉ số và biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………….34
2.6 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị ………………………………………………………………..35
2.7 Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………………………………40
2.8. Sai số và khống chế sai số……………………………………………………………………………..40
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………………………41
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………..43
3.1 Đặc điểm của hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu …………………………………………………43
3.2 Đánh giá kết quả điều trị ………………………………………………………………………………..48
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN……………………………………………………………………………………….58
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………………58
4.2. Đặc điểm đau và hạn chế vận động của bệnh nhân viêm quanh khớp vai…………….60
4.3. Kết quả của cao hy thiêm kết hợp điện châm trong điều trị viêm quanh khớp vai đơn
thuần…………………………………………………………………………………………………………………62
4.4. Sự biến đổi một số chỉ số theo dõi trong quá trình nghiên cứu……………………………66
4.5. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn thường gặp trên lâm sàng ……………..66
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………..68
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………………….70
Phụ lục 1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM CAO HY THIÊM………………………….76
Phụ lục 2 TIÊU CHUẨN CƠ SỞ …………………………………………………………………………….80Phụ lục 3 CÁC VỊ THUỐC NGHIÊN CỨU……………………………………………………….83
Phụ lục 4 MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………..89
Phụ lục 5 PHIẾU TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU ……………………………………92
Phụ lục 6 BIẾN ĐỔI VỀ MỨC ĐỘ ĐAU VÀ TẦM VẠN ĐỘNG KHỚP VAI…………….9

DANH MỤC BẢNG
Bảng Số trang
Bảng 1.1 Thành phần cho 01 chai Cao Hy thiêm 100ml 32
Bảng 1.2 Nguồn gốc, tiêu chuẩn của các vị thuốc bào chế 32
Bảng 2.1 Công thức chế phẩm Cao Hy thiêm 46
Bảng 2.2 Công thức huyệt 48
Bảng 2.3 Phân loại mức độ đau theo thang điểm VAS 54
Bảng 2.4 Chức năng khớp vai theo thang điểm Constant & Murley 1987 55
Bảng 2.5 Tầm vận động khớp vai theo tác giả McGill – MC ROMI 57
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 61
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 61
Bảng 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 62
Bảng 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh 62
Bảng 3.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vị trí khớp bị tổn thương 62
Bảng 3.6 Phân loại bệnh nhân theo mức độ đau của thang điểm VAS 63
Bảng 3.7 Tầm vận động khớp vai (động tác dạng) trước điều trị 63
Bảng 3.8 Tầm vận động khớp vai (động tác xoay trong) trước điều trị 64
Bảng 3.9 Tầm vận động khớp vai (động tác xoay ngoài) trước điều trị 64
Bảng 3.10 Sự cải thiện về triệu chứng đau sau 21 ngày điều trị 68
Bảng 3.11 Sự cải thiện về vận động khớp vai (động tác dạng vai) sau 21
ngày điều trị 69
Bảng 3.12 Sự cải thiện về vận động khớp vai (động tác xoay trong) sau
21 ngày điều trị 71
Bảng 3.13 Sự cải thiện về vận động khớp vai (động tác xoay ngoài) sau
21 ngày điều trị 72
Bảng 3.14 Sự cải thiện về chức năng khớp vai theo thang điểm Constant
& Murley sau 21 ngày điều trị 74
Bảng 3.15 Kết quả điều trị chung 75Bảng 3.16 Huyết áp động mạch, mạch trước và sau điều trị 77
Bảng 3.17 Biến đổi một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu 77
Bảng 3.18 Đánh giá tác dụng không mong muốn của điện châm 76
Bảng 3.19 Đánh giá tác dụng không mong muốn của cao hy thiêm 76
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Biến đổi giá trị trung bình mức độ đau theo thang điểm VAS
Biểu đồ 3.2 Biến đổi tầm vận động khớp vai động tác dạng trước và sau điều trị
Biểu đồ 3.3 Biến đổi tầm vận động khớp vai động tác xoay trong trước và sau điều trị
Biểu đồ 3.4 Biến đổi tầm vận động khớp vai động tác xoay ngoài trước và sau điều tr

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment