Đánh giá tác dụng của cao lỏng Hoàng kinh trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn I – II
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của cao lỏng Hoàng kinh trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn I – II.Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một trong các bệnh khớp mạn tính thường gặp nhất, chiếm khoảng 0,5% đến 1,5% dân số tùy theo từng chủng tộc. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân và cộng sự, bệnh chiếm khoảng 0,5% dân số và chiếm 20% số bệnh nhân mắc bệnh khớp điều trị ở bệnh viện. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, chủ yếu ở nhóm nữ tuổi trung niên[1],[2],[3].
Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ và hiện nay VKDT được xếp vào nhóm bệnh tự miễn. Bệnh có đặc trưng cơ bản là viêm không đặc hiệu, mạn tính các màng hoạt dịch khớp, diễn biến kéo dài, hay tái phát, để lại hậu quả nặng nề là dính khớp và biến dạng khớp, tỷ lệ tàn phế cao. Đây là một bệnh hệ thống nên ngoài các tổn thương chính tại khớp, còn có các tổn thương một loạt hệ cơ quan khác nhau đi kèm: hạt dưới da, viêm màng ngoài tim, bệnh thần kinh thực vật ngoại biên, viêm mạch máu, các biến đổi bất thường về máu[4],[5].
Các nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh VKDT nhờ vậy cũng đã có hàng loạt các thuốc mới ra đời nhằm cắt đứt một hay nhiều mắt xích trong cơ chế bệnh sinh phức tạp của bệnh. Ở Việt Nam, các phác đồ điều trị VKDT cũng được các bác sỹ cập nhật liên tục và ứng dụng điều trị cho bệnh nhân, tuy nhiên trong quá trình điều trị các thuốc của y học hiện đại (YHHĐ) phát sinh nhiều tác dụng không mong muốn như là xuất huyết tiêu hóa, gây độc cho gan, thận, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tủy xương…Nó đặc biệt nguy hại khi phải sử dụng kéo dài cho những bệnh nhân có kèm thêm các bệnh mạn tính khác. Do đó, việc không ngừng nâng cao hiệu lực của thuốc, đảm bảo tính an toàn của thuốc điều trị bệnh VKDT vẫn là mục tiêu phấn đấu của các nhà khoa học hiện nay.
Trong Y học cổ truyền (YHCT), VKDT thuộc phạm vi chứng tý và đã được đề cập từ rất lâu về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và phương pháp điều trị[6]. Có rất nhiều các vị thuốc, bài thuốc YHCT có tác dụng tốt trong điều trị VKDT đã được nghiên cứu trên lâm sàng và chứng minh trên thực nghiệm. Bên cạnh các bài thuốc uống trong cổ phương lâu đời, có những vị thuốc nam được người dân dùng rộng rãi trong cộng đồng có tác dụng tốt. Một trong các vị thuốc nam đó là cây Hoàng kinh được dùng phổ biến ở khu vực miền trung và cao nguyên Việt Nam. Năm 2013, cây thuốc này đã được nghiên cứu thẩm định lại về thực vật học, độc tính và tác dụng sinh học trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy cây thuốc này có tinh an toàn cao và có tác dụng chống viêm giảm đau tốt. Trên cơ sở đó, những thiết kế nghiên cứu trên lâm sàng tác dụng của dược liệu này được tiến hành.
Đề tài“Đánh giá tác dụng của cao lỏng Hoàng kinh trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn I – II” được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm trên lâm sàng của cao lỏng Hoàng kinh trong điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấpgiai đoạn I – II.
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của cao lỏng Hoàng kinh trên lâm sàng và cận lâm sàng.
MỤC LỤC Đánh giá tác dụng của cao lỏng Hoàng kinh trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn I – II
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Tình hình mắc bệnh Viêm khớp dạng thấp trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 5
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng 8
1.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng 10
1.1.6. Tiến triển, biến chứng và tiên lượng 12
1.1.7. Chẩn đoán bệnh VKDT 13
1.1.8. Điều trị 16
1.2. VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THEO QUAN NIỆM Y HỌC CỔ TRUYỀN 20
1.2.1. Nguyên nhân 20
1.2.2. Phân thể lâm sàng và biện chứng luận trị 22
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VKDT BẰNG THUỐC YHCT 29
1.4. GIỚI THIỆU VỀ CÂY HOÀNG KINH VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ 31
1.4.1. Giới thiệu về cây thuốc Hoàng kinh 31
1.4.2. Các nghiên cứu về cây Hoàng Kinh 32
1.4.3. Các nghiên cứu gần đây về Hoàng kinh ở Việt Nam 35
Chương 2:CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 37
2.1.1. Thuốc nghiên cứu 37
2.1.2. Thuốc đối chứng 37
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 38
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ 38
2.3.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT 39
2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.4. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU 40
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.5.2. Quy trình nghiên cứu 42
2.5.3. Chỉ tiêu nghiên cứu 42
2.5.4. Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả 44
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 46
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 46
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 47
3.1.1 Đặc điểm tuổi, giới 47
3.1.2 Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân nghiên cứu 48
3.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ 49
3.2.1. Tác dụng giảm đau 49
3.2.2. Tác dụng chống viêm 56
3.2.3. Hiệu quả cải thiện mức độ hoạt động bệnh 58
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 60
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 60
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên một số các chỉ tiêu xét nghiệm 60
Chương 4:BÀN LUẬN 62
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 62
4.1.1. Đặc điểm về giới và tuổi 62
4.1.2 Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân nghiên cứu 64
4.1.3. Sự tương đồng của hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu 65
4.2. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CHỐNG VIÊM CỦA CAO LỎNG HOÀNG KINH TRÊN LÂM SÀNG 66
4.2.1 Đánh giá tác dụng giảm đau 66
4.2.2. Tác dụng chống viêm 73
4.2.3. Tác dụng cải thiện mức độ hoạt động bệnh 75
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CAO LỎNG HOÀNG KINH TRÊN LÂM SÀNG 77
4.3.1. Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 77
4.3.2. Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn trên một số chỉ tiêu xét nghiệm 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Mỹ ACR–1987 13
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn theo ACR/EULAR 2010 14
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi 47
Bảng 3.2. Sự phân bố theo thời gian mắc bệnh 48
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh 48
Bảng 3.4. Thay đổi thời gian cứng khớp buối sáng tại các thời điểm 49
Bảng 3.5. Cải thiện số khớp đau trung bình 51
Bảng 3.6. Cải thiện chỉ số Ritchie trung bình 52
Bảng 3.7. Cải thiện mức độ đau trung bình theo đánh giá của BN (VAS1) 53
Bảng 3.8. Cải thiện hoạt động bệnh BN đánh giá bằng thang nhìn VAS2 54
Bảng 3.9. Cải thiện hoạt động bệnh theo đánh giá của thầy thuốc bằng thang VAS3 55
Bảng 3.10. Hiệu quả cải thiện số khớp sưng trung bình 57
Bảng 3.11. So sánh tốc độ lắng máu trung bình trước và sau điều trị. 58
Bảng 3.12. Cải thiện chức năng vận động theo bộ câu hỏi HAQ 58
Bảng 3.13. Cải thiện chỉ số DAS28 trung bình 59
Bảng 3.14. Các thay đổi về huyết học trước và sau điều trị ở nhóm NC 60
Bảng 3.15. Các thay đổi về huyết học trước và sau điều trị ở nhóm ĐC 60
Bảng 3.16. Các thay đổi về sinh hóa của nhóm NC trước và sau điều trị 61
Bảng 3.17. Các thay đổi về sinh hóa của nhóm ĐC trước và sau điều trị 61
Bảng 4.1. So sánh mức độ cải thiện chỉ số Ritchie trung bình của một số nghiên cứu 70
Bảng 4.2. So sánh mức độ đau đánh giá bằng thang điểm VAS1của một số nghiên cứu 71
DANH MụC BIểU Đồ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới tính 47
Biểu đồ 3.2. Phân bố BN theo mức độ hoạt động của bệnh theo DAS 28 49
Biểu đồ 3.3. Mức giảm thời gian CKBS trung bình ở các thời điểm nghiên cứu 50
Biểu đồ 3.4. Mức giảm số khớp đau trung bình ở các thời điểm nghiên cứu 51
Biểu đồ 3.5. Mức giảm chỉ số Ritchie qua các thời điểm nghiên cứu 52
Biểu đồ 3.6. Mức giảm chỉ số VAS1 ở các thời điểm nghiên cứu 53
Biểu đồ 3.7. Mức giảm chỉ số VAS2 ở các thời điểm nghiên cứu 55
Biểu đồ 3.8. Mức giảm chỉ số VAS3 ở các thời điểm nghiên cứu 56
Biểu đồ 3.9. Mức giảm số khớp sưng trung bình ở các thời điểm nghiên cứu 57
Biểu đồ 3.10: Mức giảm điểm chức năng vận động theo bộ câu hỏi HAQ 59
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Đặc trưng của viêm khớp dạng thấp 3
Hình 1.2 : IL-1 và TNF – cytokine gây viêm và phá hủy khớp 7
Hình 1.3: Sơ đồ tóm tắt cơ chế viêm khớp dạng thấp 8
Hình 1.4. Tóm tắt phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp 19
Hình 1.5: Cây Hoàng kinh 31
Hình 1.6. Qui trình bào chế cao lỏng Hoàng kinh 94
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình nghiên cứu tổng thể 41