Đánh giá tác dụng của chế phẩm Angiohibin hỗ trợ điều trị tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn I
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước công nghiệp và ngay tại nước ta. THA đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố nguy cơ. THA ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế) [17].
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới: Tỷ lệ THA trên thế giới có từ 10 – 30% đối với người trên 18 tuổi và ước tính có trên một nửa số dân trên 50 tuổi có THA [9], [49], [52], [53], [57].
Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển, các số liệu thống kê cho thấy: Năm 1960 tỷ lệ bệnh nhân THA chiếm 2 – 3% dân số, snăm 1992 là 11,7% . Ở Hà Nội tỷ lệ người trưởng thành mắc THA tăng từ 16,05% năm 1999 đến 23,3% vào năm 2002 [16], [17], [20], [21], [43]. Điều tra dịch tễ năm 2008 tại Khánh Hòa tỷ lệ THA ở người trên 60 tuổi là 48,1% [32].
Quá trình tiến triển của bệnh gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của cơ
quan như tim, não, thận, mắt… THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ có thể chết người mà còn để lại các di chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, suy tim… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (BN) và là gánh nặng cho gia đình và xã hội [3], [33].
Phát hiện THA ở giai đoạn đầu và điều trị sớm là rất cần thiết vì góp phần tích cực vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân giảm bớt chi phí cho người bệnh, giảm bớt chi phí của xã hội do hậu quả của bệnh gây ra.
Để tránh những nguy cơ của THA, Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả.
YHCT với tiềm năng của các vị thuốc thảo mộc đơn giản dễ tìm kiếm, phổ biến tham gia tích cực vào việc phòng và điều trị bệnh THA nhất là bệnh ở giai đoạn nhẹ.
Nhiều bài thuốc cổ phương như “Thiên ma câu đằng ẩm”, “Bán hạ bạch truật thiên ma thang ”, “Lục vị địa hoàng hoàn”, “ Kỷ cúc địa hoàng hoàn ”, bài thuốc nghiên cứu của bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương như bài chè hạ áp… và nhiều vị thuốc như dừa cạn, hòe hoa, ngưu tất, câu đằng, lá sen… đã được nghiên cứu và khẳng định có tác dụng hạ HA [11], [37].
Hiện nay có nhiều loại sản phẩm nguồn gốc tự nhiên có khả năng hỗ trợ phòng chống và điều trị bệnh tăng huyết áp, tim mạch. Chế phẩm Angiohibin có nguồn gốc tự nhiên thu nhận từ protein đậu xanh bằng phương pháp thuỷ phân enzym, chứa các peptit có hoạt tính kìm hãm men chuyển Angiotensin [45]. Chế phẩm đã được kiểm tra đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm tại Viện Kiểm nghiệm, B ộ Y tế, Trung tâm phân tích và giám định thực phẩm quốc gia (ISO/IEC 17025 – VILAS 259), Bộ môn dược lý trường Đại học Y Hà Nội và Viện Công nghiệp thực phẩm. Angiohibin chưa được nghiên cứu trên lâm sàng. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng của Angiohibin trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp nguyên phát với hai mục tiêu sau :
1 – Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của chế phẩm Angiohibin trên bệnh nhân THA nguyên phát giai đoạn I.
2 – Khảo sát tác dụng không mong muốn của Chế phẩm Angiohibin.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về tăng huyết áp theo y học hiện đại 3
1.1.1. Tình hình THA ở Việt Nam và trên thế giới 3
1.1.2. Định nghĩa huyết áp 4
1.1.3. Định nghĩa THA 5
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của THA 5
1.1.5. Phân loại THA 7
1.1.6. Chẩn đoán THA 10
1.1.7. Điều trị THA 10
1.2. Tổng quan về tha theo y học cổ truyền 15
1.2.1. Khái niệm về chứng huyễn vựng và mối quan hệ của chứng huyễn
vựng với bệnh THA 15
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng huyễn vựng theo
YHCT 16
1.2.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị của YHCT 18
1.3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc 21
1.4. Tổng quan về chế phẩm Angiohibin dùng trong nghiên cứu 23
1.4.1. Xuất xứ của chế phẩm 23
1.4.2. Thành phần của chế phẩm 23
1.4.3. Các chỉ tiêu hoá, lý, vệ sinh an toàn thực phẩm 24
1.5. Tổng quan về Natrilix SR 25
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu 28
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: 28
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu trên lâm sàng 30
2.4.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu: 30
2.4.3. Theo dõi và đánh giá: 31
2.4.4 Các chỉ tiêu theo dõi 31
2.5. Đánh giá kết quả 33
2.5.1. Phương pháp so sánh kết quả 33
2.5.2. Đánh giá các biến đổi của triệu chứng lâm sàng 33
2.5.3. Đánh giá kết quả cận lâm sàng 33
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 34
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 36
3.2. Tác dụng của chế phẩm Angiohibin trên lâm sàng và cận lâm sàng ..39
3.2.1. Tác dụng trên lâm sàng 39
3.2.2. Tác dụng của chế phẩm Angiohibin đối với một số chỉ số cận lâm sàng 47
3.3. Tác dụng không mong muốn 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51
4.1. Tác dụng của chế phẩm Angiohibin trên lâm sàng 51
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 51
4.1.2. Kết quả nghiên cứu của chế phẩm Angiohibin trên lâm sàng 56
4.1.3. Kết quả nghiên cứu của chế phẩm Angiohibin trên cận lâm sàng 61
4.2. Tác dụng không mong muốn của chế phẩm Angiohibin 61
KẾT LUẬN 63
KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích