Đánh giá tác dụng của cốm thuốc “Nhị chỉ” điều trị viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung

Đánh giá tác dụng của cốm thuốc “Nhị chỉ” điều trị viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của cốm thuốc “Nhị chỉ” điều trị viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung.Ung thư cổ tử cung (UT CTC) là ung thư thường gặp ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UT CTC là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Thông tin từ GLOBOCAN 2018 (Dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) cung cấp những đánh giá về tỉ lệ mắc cũng như tỉ lệ tử vong trên 185 quốc gia đối với 36 loại ung thư cho thấy ở nữ: dẫn đầu tỉ lệ tử vong là ung thư vú (15%); sau đó đến ung thư phổi (13.8%), ung thư đại trực tràng (9.5%) còn ung thư cổ tử cung xếp thứ 4 cả về tỉ lệ mắc (6.6%) và tỉ lệ tử vong (7.5%) ở các nước đang phát triển [38]. Tại TP Hồ Chí Minh – Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư hàng đầu là vú (20,1%), cổ tử cung (16,2%), tiếp đến là đại trực tràng, phổi và tuyến giáp [23]. Năm 2018, ước tính 158 000 trường hợp mới và 95.766 trường hợp tử vong đã được báo cáo do UT CTC [9]. Bệnh nhân UT CTC phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.


Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, UT CTC có thể được đẩy lùi hoặc kìm hãm bằng nhiều phương pháp điều trị của y học hiện đại như phẫu thuật, hóa liệu, xạ trị áp sát hoặc tia xạ đơn thuần [6], [9], [28], [30]. Trong đó, xạ trị được coi là phương pháp can thiệp hiệu quả với tỷ lệ thành công từ 80- 97%. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Khi chiếu xạ để điều trị bệnh, sẽ xuất hiện các tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đại tiện ra máu…), hệ tiết niệu (viêm bàng quang cấp biểu hiện đái buốt, đái rắt…), hệ tạo máu (giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…) [6], [8], [38], [42], [44], [49].
Viêm trực tràng chảy máu là một biến chứng thường gặp sau khi xạ trị UT CTC, xuất hiện từ sau vài ngày, vài tuần đến vài tháng. Về đặc điểm thương tổn, 100% bệnh nhân sau xạ trị ung thư cổ tử cung bị viêm loét trực tràng gây chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau. Để giảm thiểu các nguy cơ tử vong cho bệnh nhân xuất hiện triệu chứng viêm trực tràng chảy máu, hiện nay YHHĐ kết hợp với YHCT đã đưa ra một số phương pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bội Hương, Nguyễn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Linh đã chỉ ra rằng bài thuốc Nhị chỉ thang có tác dụng điều trị tốt đối với bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau tia xạ ung thư cổ tử cung [11], [12], [13], [18]. Bài thuốc hiện đang được sử dụng rất phổ biến tại Bệnh viện YHCT TW để điều trị bệnh nhân VTTCM sau xạ trị UT CTC dưới dạng thuốc sắc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sắc còn nhiều bất tiện do khó bảo quản, thời gian sử dụng ngắn, vận chuyển khó khăn khiến việc sử dụng thuốc chưa thuận lợi.
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng, chúng tôi tiếp tục kế thừa thành tựu đã nghiên cứu trước để cải tạo dạng dùng mới có thể tối ưu hóa các hoạt chất cũ, mở rộng phạm vi dùng thuốc và tạo thuận lợi cho công tác điều trị. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của cốm thuốc “Nhị chỉ” điều trị viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung”, với các mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của cốm thuốc “Nhị chỉ” điều trị viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ung thư cổ tử cung trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của cốm thuốc Nhị chỉ trên bệnh nhân nghiên cứu

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN…………………………………………………………………………..3
1.1. VIÊM TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU SAU XẠ TRỊ UNG THƯ CỔ TỬ
CUNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI …………………………………………………………. 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng trực tràng …………………………………………………….3
1.1.2. Tình hình mắc và chẩn đoán giai đoạn bệnh …………………………………………4
1.1.3. Phương pháp điều trị UT CTC ……………………………………………………………6
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh VTTCM sau xạ trị UT CTC………………………………………8
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng VTTCM sau xạ trị UT CTC………….10
1.1.6. Phân loại bệnh viêm trực tràng chảy máu …………………………………………..11
1.1.7. Điều trị viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị ……………………………………….12
1.2. VIÊM TRỰC TRÀNG SAU XẠ TRỊ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG THEO
Y HỌC CỔ TRUYỀN…………………………………………………………………………. 15
1.2.1. Quan niệm YHCT về UT CTC và VTTCM sau tia xạ UT CTC…………….15
1.2.2. Biện chứng luận trị ………………………………………………………………………….16
1.2.3. Thể bệnh lâm sàng …………………………………………………………………………..17
1.2.4. Phương pháp điều trị………………………………………………………………………..17
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRỊ LIỆU VTTCM SAU XẠ TRỊ UNG
THƯ CỔ TỬ CUNG…………………………………………………………………………… 18
1.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài………………………………………………………………….18
1.3.2. Nghiên cứu trong nước: ……………………………………………………………………19
1.4. TỔNG QUAN CỐM NHỊ CHỈ……………………………………………………… 19
1.4.1. Xuất xứ…………………………………………………………………………………………..19
1.4.2. Thành phần thuốc cốm Nhị chỉ………………………………………………………….20
1.4.3. Cơ chế tác dụng của thuốc………………………………………………………………..22
1.4.4. Các nghiên cứu đã được tiến hành……………………………………………………..23CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU….25
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………. 25
2.1.1. Thành phần cốm thuốc Nhị chỉ………………………………………………………….25
2.1.2. Dạng bào chế ………………………………………………………………………………….26
2.1.3. Cách dùng ………………………………………………………………………………………26
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….. 26
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu ……………………………………………..26
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu …………………………………..26
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………27
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………….27
2.3.3. Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………………………….27
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và thời điểm đánh giá ………………………………………..27
2.3.5. Phương pháp đánh giá ……………………………………………………………………..28
2.3.6. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………………30
2.3.7. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………………..31
2.3.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu…………………………………………………………31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………………………..33
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………….. 33
3.1.1. Đặc điểm tuổi………………………………………………………………………………….33
3.1.2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh ……………………………………………………………33
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ …………………………………………………………………… 34
3.2.1. Kết quả cải thiện các triệu chứng lâm sàng …………………………………………34
3.2.2. Kết quả điều trị trên một số chỉ tiêu cận lâm sàng ……………………………….40
3.2.3. Đánh giá tác dụng điều trị của cốm thuốc Nhị chỉ ……………………………….42
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRONG ĐIỀU TRỊ ……………… 42
3.3.1. Trên lâm sàng………………………………………………………………………………….42
3.3.2. Trên một số chỉ tiêu cận lâm sàng ……………………………………………………..43CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN…………………………………………………………………………….44
4.1. 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU………… 44
4.1.1. Đặc điểm về tuổi……………………………………………………………………………..44
4.1.2. Đặc điểm mắc bệnh………………………………………………………………………….45
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ …………………………………………………………………… 47
4.2.1. Cải thiện triệu chứng lâm sàng ………………………………………………………….47
4.2.2. Kết quả nghiên cứu trên một số chỉ tiêu cận lâm sàng ………………………….55
4.2.3. Đánh giá chung về tác dụng điều trị của cốm thuốc Nhị chỉ………………….56
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN …………………………………………… 59
4.3.1. Lâm sàng………………………………………………………………………………………..59
4.3.2. Cận lâm sàng…………………………………………………………………………………..59
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..60
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại giai đoạn bệnh UT CTC theo UICC…………………………… 5
Bảng 1.2. Thành phần cốm thuốc Nhị chỉ………………………………………………. 20
Bảng 2.1: Thành phần, hàm lượng thuốc trong bài Nhị chỉ ……………………… 25
Bảng 2.2: Mức độ viêm trực tràng chảy máu trên lâm sàng……………………… 29
Bảng 3.3. Sự thay đổi lượng máu theo phân…………………………………………… 35
Bảng 3.4. Sự thay đổi số lần đại tiện trên lâm sàng…………………………………. 36
Bảng 3.5. Sự thay đổi tính chất phân trên lâm sàng ………………………………… 37
Bảng 3.6. Sự thay đổi mức độ chóng mặt trên lâm sàng ………………………….. 38
Bảng 3.7. So sánh mạch, nhiệt độ, huyết áp tại hai thời điểm…………………… 39
Bảng 3.8. So sánh số lượng các tế bào máu ở thời điểm T0 và T28…………….. 40
Bảng 3.9. Sự thay đổi của một số chỉ tiêu cận lâm sàng…………………………… 43
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm thời gian xuất hiện bệnh……………………………………… 33
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm các phương pháp đã điều trị………………………………… 34
Biểu đồ 3.3. Cải thiện mức độ bệnh trước và sau điều trị ………………………… 39
Biểu đồ 3.4. Phân loại mức độ thiếu máu trước và sau điều trị…………………. 41
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm nội soi trực tràng trước và sau điều trị………………….. 41
Biểu đồ 3.6. Tác dụng điều trị của bài thuốc ………………………………………….. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment