Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống
Đau thắt lưng (ĐTL) là một chứng bệnh thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Ai cũng có thể bị ĐTL vài lần trong đời với cường độ từ đau thoáng qua đến đau rất nặng phải nằm liệt giường. Nam nữ, già trẻ, lao động trí óc hoặc chân tay đều có thể mắc bệnh này. Theo thống kê của Hội chỉnh hình Mỹ (Orthopedics Knowledge 1993): 60 – 80% dân Mỹ bị đau lưng ít nhất một lần trong đời và mỗi năm toàn nước Mỹ tốn từ 20 đến 50
tỷ đô la cho việc chăm sóc và điều trị, trong đó 85 đến 90% là các trường hợp đau lưng kéo dài, thiệt hại 100 triệu ngày công/năm [14].
Một công trình nghiên cứu về tình hình ĐTL ở một số đơn vị quân đội và công nhân thuộc địa phận Yên Hưng – Quảng Ninh từ tháng 4 – 12 năm 1995 cho thấy: tỷ lệ ĐTL ở quân nhân là 24,18%, ở nhóm công nhân là 27,11%; trong số người ĐTL có 98,85% giảm khả năng lao động, 23,56% ảnh hưởng đến lao động, 23,18% ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, 19,06% ảnh hưởng đến giấc ngủ và 24,32% cần có sự giúp đỡ của người khác trong sinh hoạt; số người phải nghỉ việc hàng năm vì ĐTL là 0,56 – 3%, thời gian nghỉ việc trung bình hàng năm cho mỗi người là 10,99 ± 3,85 ngày [14].
Đau thắt lưng chỉ là triệu chứng của rất nhiều bệnh đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp mà thoái hóa cột sống (hư cột sống) là một nguyên nhân quan trọng. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi. Thoái hóa cột sống gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi miền khí hậu địa lý, kinh tế.Thống kê 1995 của thế giới cho thấy 0,3 – 0,5% dân số bị khớp trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Ở Mỹ, 80% người trên 55 tuổi có dấu hiệu X Quang là thoái hóa cột sống. Ở Pháp bệnh này chiếm 28% các bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam, đau xương khớp (chủ yếu là thoái hóa) chiếm 20% số bệnh nhân, các vị trí thoái hóa theo thứ tự từ cao đến thấp: cột sống thắt lưng 31%, cột sống cổ 14%, gối 13% [14].
Có nhiều phương pháp điều trị ĐTL bằng Tây y với mục đích trả người bệnh về với công việc và giải phóng người bệnh khỏi nỗi đớn đau, tránh đau kéo dài để trở thành đau mạn tính [2]. Bên cạnh đó, nền y học phương Đông đã mô tả chứng yêu thống rất rõ ràng trong các y văn cổ và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả: châm cứu, thuốc đông y, xoa bóp bấm huyệt… trong đó châm cứu đã khẳng định được hiệu quả của mình trong điều trị ĐTL. Các tác giả đều cho rằng châm cứu có tác dụng rất tốt đối với ĐTL không những làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi phục lại tầm vận động CSTL [25], [34].
Trong giai đoạn phát triển về khoa học kỹ thuật hiện nay, trong lĩnh vực y học kết hợp giữa hiện đại và cổ truyền là xu thế tất yếu của thời đại. Thủy châm (hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh dùng thuốc của YHHĐ phối hợp với phương pháp chữa bệnh của châm kim theo YHCT, thông qua tác dụng của thuốc duy trì thời gian kích thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị [36].
Hiện nay ở Việt Nam, trên lâm sàng phương pháp điều trị điện châm kết hợp thủy châm đã được các bệnh viện chú trọng áp dụng chữa nhiều bệnh trong đó có ĐTL do thoái hoá cột sống. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp thủy
châm với bệnh ĐTL còn chưa đầy đủ, rõ ràng.
Để góp phần hiểu rõ hơn về hiệu quả của sự kết hợp hai phương pháp điều trị này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống.
2. Xác định sự biến đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hoá sau điện châm kết hợp thủy châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đau thắt lưng theo y học hiện đại 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng 3
1.1.3. Nguyên nhân đau thắt lưng 7
1.1.4. Thoái hóa cột sống thắt lưng 8
1.1.5. Cơ chế gây đau thắt lưng 10
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đau thắt lưng do thoái
hoá cột sống 11
1.1.7. Phân loại đau thắt lưng 13
1.1.8. Điều trị 14
1.2. Đau thắt lưng theo y học cổ truyền 14
1.2.1. Bệnh danh 14
1.2.2. Nguyên nhân 15
1.2.3. Các thể lâm sàng 15
1.3. Phương pháp điều trị bằng châm cứu 16
1.3.1. Khái niệm về châm cứu 16
1.3.2. Phương pháp điều trị bằng điện châm 16
1.4. Phương pháp thủy châm 18
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về điều trị ĐTL 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại 24
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền 25
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 28
2.2.3. Quy trình nghiên cứu 29
2.2.4. Theo dõi và đánh giá 32
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 32
2.2.6. Xử lý số liệu 36
2.2.7. Y đức trong nghiên cứu 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi của hai nhóm 38
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới của hai nhóm 39
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp của hai nhóm 40
3.1.4. Phân bố thời gian mắc bệnh của hai nhóm 41
3.2. Kết quả điều trị giảm đau thắt lưng do thoái hoá cột sống 42
3.2.1. Kết quả về thay đổi ngưỡng đau của hai nhóm 42
3.2.2. Đánh giá kết quả mức độ đau của hai nhóm theo thang điểm VAS… 43
3.2.3. Đánh giá kết quả về độ giãn cột sống thắt lưng của hai nhóm . 45
3.2.4. Đánh giá kết quả về tầm vận động CSTL của hai nhóm 47
3.2.5. Kết quả điều trị chung của hai nhóm 49
3.3. Đánh giá kết quả sự biến đổi một số chỉ số sinh lý của nhóm nghiên cứu 51
3.4. Đánh giá kết quả sự biến đổi một số chỉ số sinh hoá của nhóm nghiên cứu 52
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu 57
4.1.1. Tuổi 57
4.1.2. Giới 58
4.1.3. Nghề nghiệp 59
4.1.4. Thời gian mắc bệnh 59
4.2. Bàn luận về kết quả điều trị 59
4.2.1. Ngưỡng đau 59
4.2.2. Sự cải thiện về mức độ đau 60
4.2.3. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng 62
4.2.4. Sự cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng 63
4.2.5. Kết quả điều trị chung 65
4.3. Sự biến đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hoá 68
4.3.1. Sự biến đổi một số chỉ số sinh lý 68
4.3.2. Sự biến đổi một số chỉ số sinh hoá 69
4.4. Chọn kinh huyệt 73
KẾT LUẬN 75
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích