Đánh giá tác dụng của điện châm và Độc hoạt tang ký sinh thang kết hợp kéo giãn cột sống điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống
Luận văn thạc sĩ Đánh giá tác dụng của điện châm và Độc hoạt tang ký sinh thang kết hợp kéo giãn cột sống điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống.Đau thắt lưng là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau khu trú tại vùng giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông một hoặc hai bên [1].
Đau thắt lưng rất thường gặp, có thể xuất hiện ở 70 – 85% dân số vào một thời điểm trong cuộc đời. Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận đông của phụ nữ dưới tuổi 45, là lý do đứng thứ 2 khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện thứ 5 và đứng hàng thứ 3 trong số các bệnh phải phẫu thuật [1]. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau thắt lưng trong đó có thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống (THCS) thắt lưng có thể gặp ở mọi quốc gia, vùng kinh tế, cả nam và nữ ở mọi ngành nghề lao động. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo độ tuổi. Theo báo cáo của Kellgren và Lawrence THCS thắt lưng gặp ở 30% nam giới và 28% phụ nữ từ 55 đến 64 tuổi. Ở Anh mỗi năm có 2,2 triệu người đến khám vì lí do đau vùng thắt lưng, 10% – 20% trong số này phải nằm viện điều trị.[2]
Tại Việt Nam, theo thống kê cho thấy 4,66% sốbệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch Mai bị thoái hóa khớp. Điều tra dịch tễ năm 2002 tại hai quần thể dân cư Trung Liệt (Hà Nội) và Tân Trường (Hải Dương)bệnh thoái khớp chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh xương khớp.[1]. Trong đó THCS thắt lưng đứng hàng đầu chiếm 31%, THCS cổ 14%, thoái khớp gối 13%[3][4].
Về mặt điều trị đau thắt lưng, y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, điều trị nội khoa được sử dụng sớm, tuy nhiên những thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh, đặc biệt khi sử dụng kéo dài. Cùng với sự phát triển của y học, ngành phục hồi chức năng (PHCN) cũng có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý đau thắt lưng với các phương pháp như: dùng nhiệt, từ trường, sóng ngắn, điện phân, siêu âm dẫn thuốc, kéo giãn cột sống thắt lưng,… đã giải quyết được một phần bệnh sinh, có hiệu quả trong điều trị.
Theo y học cổ truyền (YHCT) đau thắt lưng thuộc phạm vi ”Chứng tý” với bệnh danh là “Yêu thống ” và có nhiều phương pháp điều trị như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, thuốc đông dược.Trong đó, điện châm và dùng thuốc thang đông y vẫn là một trong những phương pháp thường được sử dụng nhất.
Hiện nay, sự kết hợp giữaYHHĐ và YHCT mà cụ thể là phương pháp kéo giãn cột sống kết hợp điện châm, dùng thuốc thang đông y trong điều trị đau thắt lưng trên lâm sàng đã mang lại những hiệu quả cao hơn điều trị đơn thuần.Để tìm hiểu thêm và nâng cao hiệu quả điều trịvì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của điện châm và Độc hoạt tang ký sinh thang kết hợp kéo giãn cột sống điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của điện châm và bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang và kéo giãn cột sống điều trị đau vùng thắt lưngdo thoái hóa cột sống.
2. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của phương phápcanthiệp.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống theo Y học hiện đại 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu cột sống thắt lưng: 3
1.1.2. Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng 5
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống 5
1.1.4. Chẩn đoán đau thắt lưng do thoái hóa cột sống 7
1.1.5. Điều trị 8
1.2. Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống theo Y học cổ truyền 8
1.2.1. Bệnh danh 8
1.2.2. Bệnh nguyên và bệnh cơ 9
1.2.3. Các thể lâm sàng 9
1.3. Tổng quan về điện châm, kéo giãn cột sống và bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh” 10
1.3.1. Phương pháp điện châm 10
1.3.2. Phương pháp điều trị bằng kéo giãn cột sống thắt lưng. 11
1.3.3. Bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang” 13
1.4. Một số nghiên cứu về điều trị đau thắt lưng ở trong và ngoài nước 16
1.4.1. Tại Việt Nam 16
1.4.2. Trên thế giới 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu. 19
2.2. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu. 19
2.3. Đối tượng nghiên cứu 20
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 20
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 22
2.4.3. Quy trình nghiên cứu 22
2.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu. 25
2.4.5. Các chỉ tiêu quan sát và đánh giá. 25
2.5. Xử lý số liệu 29
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 29
Chương 3: KẾT QUẢ 31
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 31
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 31
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 32
3.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân trước điều trị 33
3.2.1. Thời gian mắc bệnh. 33
3.2.2. Đặc điểm bệnh lý trước điều trị 34
3.2.3. Đặc điểm X quang 37
3.3. Kết quả điều trị 37
3.3.1. Kết quả giảm đau: 37
3.3.2. Thay đổi độ giãn cột sống sau điều trị 41
3.3.3. Thay đổi tầm vận động cột sống sau điều trị 43
3.3.4. Thay đổi điểm chức năng sinh hoạt sau điều trị 45
3.4. So sánh kết quả điều trị chung 48
3.5. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 49
3.6. Theo dõi sự tái phát bệnh sau 15 ngày 50
Chương 4: BÀN LUẬN 51
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 51
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 51
4.1.2. Đặc điểm về giới 52
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp 53
4.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh 53
4.1.5. Đặc điểm về XQ 54
4.1.6. Đặc điểm về một số chỉ số trước điều trị 54
4.2. Bàn luận về kết quả điều trị. 54
4.2.1. Sự cải thiện mức độ đau 54
4.2.2. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng 57
4.2.3. Sự cải thiện tầm vận động cột sống 58
4.2.4. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày 59
4.2.5. Đánh giá kết quả điều trị chung 60
4.3. Tác dụng không mong muốn của điện châm, bài thuốc và kéo giãn 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), Bệnh học cơ Xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 138-162.
2. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.tr56-64.
3. Trần Ngọc Ân (2002), Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 374 – 395.
4. Quan Văn Hùng (2006), Trích kỷ yếu công trình nghiên cứu kỷ niệm 30 năm thành lập của Viện Y dược học dân tộc TP. HCM, tr 372-389.
5. Các bộ môn Nội trường Đại học Y Hà Nội (2004), Bệnh học nội khoa tập II, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội. tr 403-416.
6. Nguyễn Quang Quyền (2004), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 160.
7. Vũ Quang Bích (2001), Phòng và chữa các chứng bệnh đau lưng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 11.
8. Nguyễn Quang Quyền (2007), Bài giảng giải phẫu học, tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 22 – 23
9. Lê Trinh (2005), Đau cột sống thắt lưng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr 7-17.
10. Trường đại học Y Hà Nội (2005),Triệu chứng học Thần Kinh, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội. tr 78-79.
11. Các bộ môn nội Trường Đại Học Y Hà Nội (2003), Nội khoa cơ sở, tập I, tr 434-435.
12. Nguyễn Vĩnh Ngọc (2012), Bệnh hoc nội khoa, Tập II , Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr 252- 267.
13. Hoàng Văn Dũng (2011), Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, Tổng hội y dược học Hội thấp khớp học Việt Nam, tr 28-30.
14. Thomas G. Lowe, M.D. (2008), Degenerative Disc Disease and Low Back Pain,Euro pean Spine Tournal.17, 36 – 39.
15. Học viện Trung Y Thượng Hải Trung Quốc (1994), Yêu thống, Đông y nội khoa và bệnh án, Sách dịch, Nhà xuất bản Cà Mau, tr 274-279.
16. Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 155-157, 166-168, 345-350.
17. Nghiêm Hữu Thành (2007), Thoái hóa khớp theo Y học cổ truyền, Hội thảo khoa học thông tin mới về chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp, tr 11- 20.
18. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt (2017) , Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 74-83, 166-179, 192-204, 298-314, 320-322.
19. Bộ y tế (2014), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr 10 – 12.
20. Nguyễn Xuân Nghiên (2011), Phục hồi chức năng, Sách đào tạo bác sỹ đa khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr 34-35, 36-37.
21. Dương Xuân Đạm (2004), Vật lý trị liệu đại cương nguyên lý và thực hành, nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội. tr 277-288.
22. Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Phương tễ Y học cổ truyền, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội tr 67-68.
23. Nguyễn Châu Quỳnh (1994), Báo cáo hồi cứu điều trị đau lưng tại Khoa Châm cứu dưỡng sinh Viện Y học cổ truyền Việt Nam, Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr 22-28.
24. Đoàn Hải Nam (2003), Đánh giá tác dụng của điện châm huyệt Ủy trung và Giáp tích thắt lưng (L1 – L5) trong điều trị chứng yêu thống thể hàn thấp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
25. Tarasenko Lidiya (2003), Nghiên cứu điều trị hội chứng Đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống L1 – S1 bằng điện mãng châm, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y Hà Nội.
26. Lương thị Dung (2008), Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm hưyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống,Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
27. Nguyễn Bá Quang (2009), Nghiên cứu tác dụng của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể phong hàn thấp. Tạp chí y học thực hành,7,13-16.
28. Trần Thị Kiều Lan (2009) , Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp với thủy châm trong điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
29. Nghiêm Thị Thu Thủy(2013), Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
30. Phạm Thị Ngọc Bích (2015). Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện trường châm kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, đại học Y Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2015). Đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp điện châm kết hợp bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
32. Triệu Thị Thùy Linh (2015). Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoai hóa cột sống. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
33. Zhang Y, Wang S (1994), 56 cases of disturbance in small articulation of the lumbarvertebral treated by puncturing the effective points-A new system of acupuncture,J Tradi Chin Med, Jun.14(2), 115 – 120.
34. Louise Chang M.D (2007), Study: Acupuncture Eases Low Back Pain,WebMD Health News. 410 – 13.
35. Michael Haake, PhD, MD (2007), German Acupuncture Trial (GERAC) for chronic Low Back Pain, Arch Interm Med; 167(17): 1982 – 1989.
36. Thomas G. Lowe, M.D. (2008), Degenerative Disc Disease and Low Back Pain, Euro pean Spine Tournal. 17, 36 – 39.
37. Bộ y tế (2014), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội tr55-56.
38. Nguyễn Minh Giang (2015).
39. Nguyễn Thị Luân (2017). Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp với bài tập Mckenzie trên bệnh nhân đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Định (2014). Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp từ rung nhiệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
41. Hồ Thị Tâm (2013). Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do hoái hóa cột sống bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com