Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp bài thuốc Thân thống trục ứ thang
Luận văn Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp bài thuốc Thân thống trục ứ thang trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm.Hội chứng thắt lưng hông (HCTLH) là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng từ ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5 – S1 (bao gồm cột sống thắt lưng -CSTL và các tổ chức xung quanh) ở phía dưới có thể lan xuống chân, do nhiều nguyên nhân (Bệnh lí đĩa đệm, viêm khớp cột sống, viêm rễ thắt lưng cùng, đau thần kinh hông to, nội tạng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm CSTL…). Bệnh là một hội chứng thường gặp nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi 20 – 50 (thời kì con người có năng suất lao động cao nhất) nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức lao động, sản xuất và kinh tế xã hội [1].
Nguyên nhân chính của HCTLH là do thoát vị đĩa đệm CSTL (Herniated disc). Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) chiếm tỷ lệ khoảng 63-73% tổng số đau cột sống thắt lưng [2] Theo Malcolm I.V.Jayson đã tổng kết: cuối thể kỷ XX, tỷ lệ bệnh tăng lên ở hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt ở những nước có điều kiện kinh tế xã hội thấp; theo Deyo R.A và cộng sự trong nghiên cứu mới đây đã khẳng định: 75% tổng số người trên 16 tuổi bị đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Các tác giả đồng thời cũng đưa ra nhận xét: tỷ lệ đau thắt lưng tương đương ở hai giới, cao nhất ở nhóm tuổi 30-50 [3],[4]. Tại Mỹ, Theo Greenberg MS (1997) ở Mỹ hàng năm có khoảng 1% dân số bị TVĐĐ thắt lưng. Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, chỉ có 10-20% trường hợp phải can thiệp phẫu thuật. Theo Tổ chức y tế thế giới 80% dân số có ít nhất một lần đau thắt lưng trong đời. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới 45 tuổi, là nguyên nhân đứng thứ hai khiến bệnh nhân đi khám bệnh [5], năm 1984 ước tính tổn thất do TVĐĐ là 21tỷ USD [6].
Tại Việt Nam, theo thống kê điều tra của Trần Ngọc Ân và cộng sự HCTLH là một hội chứng thường gặp ở nước ta, bệnh chiếm 2% dân số và chiếm 17% số người trên 60 tuổi, bệnh chiếm tỷ lệ 41,45% trong nhóm bệnh thần kinh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất [1 ].
Chính vì vậy, vấn đề chẩn đoán và điều trị TVĐĐ CSTL có hiệu quả đang là một vấn đề thời sự của nhiều quốc gia trên thế giới.
Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị TVĐĐ. Điều trị nội khoa bảo tồn đã được đề cập đến từ lâu và đã mang lại hiệu quả nhất định, nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng p hụ ảnh hưởng đến người bệnh, đ ặc biệt khi phải sử dụng d ài ngày.
Theo YHCT, TVĐĐ thuộc phạm vi chứng tý, chứng huyết ứ, khí trệ huyết ứ với các bệnh danh cụ thể: yêu thống, yêu cước thống. YHCT có rất nhiều phương pháp để điều trị như châm cứu, điện châm, xoa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống, thuốc thang sắc uống…
Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang (Lâm Y Cải Thác), thường được dùng trong YHCT với tác dụng hoạt huyết hóa ứ, tư bổ can thận đem lại hiệu quả cao trên lâm sàng khi điều trị chứng đau lưng do TVĐĐ.
Trường châm là phương pháp dùng kim dài để châm xuyên huyệt, dựa trên cơ sở học thuyết kinh lạc, đã đem lại hiệu quả điều trị cao trong điều trị các bệnh cơ xương khớp trong đó có đau lưng do TVĐĐ nhưng chưa có nhiều nghiên cứu một cách có hệ thống.
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và góp phần đánh giá một cách có hệ thống, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp bài thuốc “Thân thống trục ứ thang” trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm” nhằm hai mục tiêu chính:
- Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp bài thuốc “Thân thống trục ứ thang” trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Tìm hiểu một số tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp điện trường châm
MỤC LỤC
ðẶT VẤN ðỀ……………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………. 3
1.1. Giải phẫu của ñĩa ñệm cột sống thắt lưng ……………………………………. 3
1.1.1. Hình thể chung của các ñốt sống thắt lưng……………………………… 3
1.1.2. Các dây chằng vùng cột sống thắt lưng………………………………….. 4
1.1.3. Thần kinh chi phối…………………………………………………………….. 5
1.1.4. ðặc ñiểm giải phẫu sinh lý ñĩa ñệm cột sống thắt lưng ……………… 5
1.1.5. Sinh bệnh học thoát vị ñĩa ñệm cột sống thắt lưng……………………. 7
1.2. Hội chứng thắt lưng hông do thoát vị ñĩa ñệm cột sống thắt lưng theo Y
học hiện ñại……………………………………………………………………………… … 8
1.2.1. Hội chứng cột sống……………………………………………………………. 8
1.2.2. Hội chứng rễ thần kinh ………………………………………………………. 9
1.2.3. Cận lâm sàng thoát vị ñĩa ñệm cột sống thắt lưng……………………10
1.2.4. Chẩn ñoán xác ñịnh hội chứng thắt lưng hông do thoát vị ñĩa ñệm….12
1.2.5. ðiều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị ñĩa ñệm bằng các
phương pháp Y học hiện ñại……………………………………………………….14
1.3. Hội chứng thắt lưng hông do thoát vị ñĩa ñệm t heo Y học cổ truyền .. 16
1.3.1. Bệnh danh………………………………………………………………………16
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh………………………………………..16
1.3.3. Các thể bệnh lâm sàng theo Y học cổ truyền………………………….17
1.4. Khái quát về châm cứu ………………………………………………………….. 21
1.4.1. ðiện châm………………………………………………………………………21
1.4.2. Giả thuyết về cơ chế tác dụng của châm cứu t heo học thuyết thần kinh –
nội tiết – thể dịch ……………………………………………………………………….. 22
1.4.3. Cơ chế châm cứu theo y học cổ truyền …………………………………23
1.5. Phương pháp ñiện trường châm……………………………………………….. 25
1.6. Bài thuốc ……………………………………………………………………………. 26
1.7. Một số nghiên cứu về ñiều trị hội chứng thắt l ưng hông hiện nay …… 26
1.8. Một số huyệt sử dụng ……………………………………………………………. 28
CHƯƠNG 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 29
2.1. ðối tượng nghiên cứu……………………………………………………………. 29
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn ñối tượng nghiên cứu …………………………………29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ñối tượng nghiên cứu………………………………29
2.2 Phương tiện nghiên cứu …………………………………………………………. 30
2.2.1 Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………….30
2.2.2 Phương tiện nghiên cứu ……………………………………………………..30
2.3 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………….. 31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………….31
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu…………………………………………………………..31
2.3.3. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………..31
2.3.4. Chỉ số và biến số nghiên cứu………………………………………………32
2.3.5. Xử lý số liệu……………………………………………………………………38
2.4 ðạo ñức nghiên cứu………………………………………………………………. 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………… 39
3.1. ðặc ñiểm chung của ñối tượng nghiên cứu ………………………………… 39
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi………………………………………………39
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới………………………………………………40
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp……………………………………41
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh…………………………..42
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo vị trí thoát vị…………………………………..43
3.1.6. Các chỉ số lâm sàng trước ñiều trị của 2 nhóm……………………….43
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng thoát vị…………………………….44
3.1.8. Các chỉ số sinh tồn của 2 nhóm trước ñiều tr ị…………………………44
3.2. Kết quả ñiều trị ……………………………………………………………………. 45
3.2.1. Hiệu quả giảm ñau sau ñiều trị……………………………………………45
3.2.2. Sự cải thiện tầm vận ñộng của 2 nhóm………………………………….48
3.2.3. Sự thay ñổi chức năng sinh hoạt hàng ngày củ a 2 nhóm sau ñiều trị….49
3.2.4. Sự thay ñổi chỉ số sinh tồn của 2 nhóm sau 15 ngày ñiều trị ……..50
3.2.5. Kết quả ñiều trị chung……………………………………………………….51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………… 55
4.1. Bàn luận về ñặc ñiểm chung của bệnh nhân……………………………….. 56
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu……………………………………………….. 59
4.2.1. Sự cải thiện về mức ñộ ñau ………………………………………………..59
4.2.2. Sự cải thiện góc ñộ lasègue sau ñiều trị:………………………………..61
4.2.3. Sự cải thiện về chức năng vận ñộng CSTL sau ñiều trị. ……………62
4.2.4. Sự cải thiện về các hoạt ñộng chức năng sinhhoạt hàng ngày……65
4.2.5. Sự thay ñổi chỉ số sinh tồn của 2 nhóm sau 15 ngày ñiều trị ……..66
4.2.6. Kết quả ñiều trị chung……………………………………………………….67
4.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn …………………………………… 70
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………. 71
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………… 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC