ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA GHÉP TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ MỠ TỰ THÂN LÊN BIẾN ĐỔI VI KHUẨN BỀ MẶT VÀ TẾ BÀO VIÊM TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA GHÉP TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ MỠ TỰ THÂN LÊN BIẾN ĐỔI VI KHUẨN BỀ MẶT VÀ TẾ BÀO VIÊM TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA GHÉP TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ MỠ TỰ THÂN LÊN BIẾN ĐỔI VI KHUẨN BỀ MẶT VÀ TẾ BÀO VIÊM TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH
Nguyễn Tiến Dũng1; Đinh Văn Hân1; Nguyễn Thành Chung2
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu vai trò của ghép tế bào gốc từ mô mỡ tự thân lên biến đổi vi khuẩn và tế bào viêm tại chỗ vết thương mạn tính. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 30 bệnh nhân có vết thương mạn tính điều trị nội trú tại Trung tâm Liền vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 10 – 2016 đến 6 – 2017. Tuổi trung bình 53,53 ± 18,1; tỷ lệ nam/nữ là 2/3. Tất cả bệnhnhân được ghép tế bào gốc từ mô mỡ tự thân lên bề mặt vết thương mỗi 3 – 5 ngày. Trước ghép, sau ghép tế bào gốc từ mô mỡ tự thân 7 ngày, 15 ngày và 20 ngày, tiến hành cấy khuẩn bề mặt vết thương, đếm số lượng vi khuẩn trên 1 cm2 bề mặt vết thương. Sinh thiết mô tại chỗ vết thương, xác định số lượng tế bào viêm trên một vi trường trên tiêu bản nhuộm H.E. Kết quả: tỷ lệ vết thương cấy khuẩn dương tính với vi khuẩn giảm dần sau ghép tế bào gốc mô mỡ (từ 70% giảm xuống 30% sau ghép 15 ngày và 28% sau ghép 20 ngày). Số lượng các vi khuẩn P. aeruginosa, S. aureus, Aci. baumanii, K. pneumoniae trên 1 cm2 diện tích bề mặt vết thương giảm rõ rệt sau ghép tế bào gốc từ mô mỡ tự thân. Số lượng tế bào viêm giảm dần có ý nghĩathống kê sau ghép tế bào gốc từ mô mỡ tự thân. Kết luận: tế bào gốc từ mô mỡ tự thân hỗ trợ làm giảm nhiễm khuẩn và tình trạng viêm tại chỗ vết thương mạn tính

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA GHÉP TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ MỠ TỰ THÂN LÊN BIẾN ĐỔI VI KHUẨN BỀ MẶT VÀ TẾ BÀO VIÊM TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH

Leave a Comment