Đánh giá tác dụng của hợp phương Thất tiếu và Đào hồng tứ vật thang trong điều trị bệnh nhân đau thắt ngực ổn định
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của hợp phương Thất tiếu và Đào hồng tứ vật thang trong điều trị bệnh nhân đau thắt ngực ổn định.Có một đại dịch toàn cầu ngày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và các bệnh hô hấp mạn tính, là nguyên nhân của hai phần ba trong số 57 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm, với 80% các ca tử vong xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Tử vong do bệnh không lây dự kiến sẽ tăng từ 36 triệu trong năm 2008 lên 52 triệu trong năm 2030[1] .
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT) còn gọi là bệnh động mạch vành (ĐMV) ổn định hoặc đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ) tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, gặp ở hơn một nửa số bệnh nhân bị bệnh ĐMV nói chung và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ, chất lượng cuộc sống, cũng như chi phí điều trị, chăm sóc rất lớn [2]. Ở nước ta cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện thì sức khoẻ của người cao tuổi càng được quan tâm.Vì vậy phòng và điều trị đau thắt ngực ổn định luôn là mối quan tâm của ngành y tế.
Cho đến nay, đã có nhiều loại thuốc của Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị BTTMCBMT với hiệu quả tốt phối hợp với các phương pháp can thiệp mạch vành không ngừng tiến bộ, nên đã đạt được những thành tựu to lớn trong vấn đề điều trị bệnh mạch vành.
Cùng với Y học hiện đại (YHHĐ), Y học cổ truyền (YHCT) cũng có những bài thuốc, vị thuốc có tác dụng trong điều trị BTTMCBMT như bài thuốc cổ phương “Thất tiếu tán” với 2 vị Bồ Hoàng, Ngũ linh chi và bài thuốc “Tứ vật đào hồng thang” với 6 vị thuốc Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa, Đào nhân và Hồng hoa có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn, ức chế ngưng tập tiểu cầu, hạ cholesterol, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp [3]. Ngoài ra, các thuốc th¶o dîc này có thể dùng kéo dài, ít độc và phù hợp với chuyển hoá cơ thể người có tuổi[4].Vì vậy, càng ngày con người càng quan tâm đến việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược trong điều trị.
Tổ chức y tế thế giới WHO năm 2012 đã triển khai chiến lược 10 năm YHCT khu vực tây Thái Bình Dương (2011-2020) với 3 nội dụng: bảo vệ, bảo tồn các nguồn lực y tế bản địa, bao gồm tri thức YHCT và nguồn tài nguyên sinh học; nhấn mạnh giá trị của chăm sóc sức khỏe ban đầu và đóng góp của YHCT cho tiếp cận toàn dân; hợp tác và chia sẻ thông tin nhằm hỗ trợ sử dụng YHCT chất lượng, an toàn và hiệu quả [5]. Điều đó cho thấy thế giới có sự quan tâm sâu sắc tới việc phát triển và sử dụng YHCT. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương phát triển hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT ở cả 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã, với 58 Bệnh viện Y học cổ truyền. Tỷ lệ khoa YHCT trong bệnh viện đa khoa 42,3%, tổ YHCT trong bệnh viện đa khoa là 47%, Tỷ lệ xã có hoạt động YHCT là 79,3%. So với tổng chung thì chiếm tỷ lệ ở tuyến tỉnh là 8,8%, tuyến huyện 9,1% và tuyến xã là 24,6% . Tỷ lệ điều trị nội trú bằng y học cổ truyền kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại so với tổng chung cũng đạt mức 8,6% ở tuyến tỉnh và 17,1% ở tuyến huyện [6].
Bởi vậy để mở rộng khả năng lựa chọn thuốc, cũng như nhằm làm phong phú thêm các sản phẩm thuốc YHCT trong điều trị chứng đau thắt ngực của BTTMCBMT, bước đầu chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng kết hợp 2 bài thuốc cổ phương “Thất tiếu tán” và “Tứ vật thang” với đề tài: “Đánh giá tác dụng của hợp phương Thất tiếu và Đào hồng tứ vật thang trong điều trị bệnh nhân đau thắt ngực ổn định” gồm những mục tiêu là:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của hợp phương đối với bệnh nhân đau thắt ngực ổn định độ 1 và độ 2 theo phân loại CCS.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của hợp phương trong quá trình điều trị.
MỤC LỤC Đánh giá tác dụng của hợp phương Thất tiếu và Đào hồng tứ vật thang trong điều trị bệnh nhân đau thắt ngực ổn định
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 3
1.2 Giải phẫu hệ động mạch vành 4
1.3 Sinh lý tuần hoàn vành 6
1.4 Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ 7
1.5 YHCT và đau thắt ngực trong bệnh TMCTCB 23
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Chất liệu nghiên cứu 39
2.2. Đối tượng nghiên cứu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 55
3.2. Kết quả điều trị theo YHHĐ 58
3.3. Kết quả điều trị theo YHCT 63
3.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc 66
Chương 4: BÀN LUẬN 68
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 68
4.2. Hiệu quả điều trị của thuốc YHCT đối với đau thắt ngực ổn định độ I và II theo CCS 71
4.3. Hiệu quả điều trị của thuốc YHCT đối với các thể bệnh của YHCT. 75
4.4 Tác dụng không mong muốn của thuốc 77
KẾT LUẬN 78
KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Phân loại theo Hội tim mạch Canada 1992 (CCS) 13
Bảng 2.1 Các giai đoạn của quy trình Bruce 45
Bảng 2.2 Phân cấp mức độ chứng trạng YHCT trong “Tâm thống” 49
Bảng 2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả giảm đau ngực trên lâm sàng 50
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 55
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh 55
Bảng 3.3 . Phân bố bệnh nhân theo các yếu tố nguy cơ 56
Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhân theo số lượng các yếu tố nguy cơ 56
Bảng 3.5 Phân bố bệnh nhân theo số cơn đau ngực trung bình/ tuần 57
Bảng 3.6 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau ngực trước điều trị 57
Bảng 3.7 Phân bố bệnh nhân theo mức độ chứng trạng của YHCT 57
Bảng 3.8 Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm điện tâm đồ khi nghỉ 58
Bảng 3.9 Diễn biến số cơn ĐN theo tuần trong quá trình điều trị 59
Bảng 3.10 Hiệu quả với thời gian cơn đau ngực 60
Bảng 3.11 Hiệu quả giảm thời gian cơn đau ngực 60
Bảng 3.12 Sự thay đổi mức độ đau ngực theo phân loại CCS trước và sau điều trị 61
Bảng 3.13 Hiệu quả giảm đau ngực trên lâm sàng theo YHHĐ 61
Bảng 3.14 Kết quả điện tâm đồ lúc nghỉ trước và sau điều trị 62
Bảng 3.15 Kết quả nghiệm pháp gắng sức 62
Bảng 3.16 Kết quả điều trị TMCBCT trên điện tâm đồ 63
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của thuốc đối với nồng độ lipid máu 63
Bảng 3.18: Thay đổi chứng trạng lâm sàng theo YHCT ở nhóm chứng 64
Bảng 3.19 Thay đổi chứng trạng lâm sàng theo YHCT ở nhóm nghiên cứu 65
Bảng 3.20: Hiệu quả điều trị trên lâm sàng theo YHCT 66
Bảng 3.21 Các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 66
Bảng 3.22 Ảnh hưởng của thuốc trên một số chỉ số huyết học 67
Bảng 3.23 Ảnh hưởng của thuốc đối với một số chỉ số sinh hoá 67
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Động mạch vành trái 5
Hình 2: Động mạch vành phải 6
Hình 3: Đồ thị về lưu lượng vành khi tăng các mức độ hẹp lòng ĐMV 7
Hình 4: Quan điểm mới về bệnh sinh của BTTMCBMT 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The World Health Report (2013), The “polypill” to reduce deaths from cardiovascular disease: a randomized controlled trial in India, Research for universal health coverage, WHO.
2. Nguyễn Lân Việt (2014), Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, Thực hành bệnh tim mạch, NXB Y học, 66 – 93.
4. Niên giám thống kê của bộ Y tế năm 2000, NXB Thống kê.
5. Bộ Y Tế (2012), Kết quả hội nghị giao ban công tác BV YHCT và triển khai chiến lược YHCT khu vực tây Thái Bình Dương 2011 – 2020
6. Bộ Y tế (2013), Báo cáo tổng kết 8.
7. Lloyd-Jones D, Adams R, Carnethon M và các cộng sự. (2009), Coronary heart disease, Acute coronary Syndrome, and Angina Pectoris, Heart disease and stroke statistics 2009 update, American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee.
8. The Dutch National Institute for Public Health and the Environment (2012), Cardiovascular disease Europeans of retirement age: chronic diseases and economic activity.
9. John F, Beltrame, Rachel Dreye và các cộng sự. (2012), Epidemiology of Coronary Artery Disease, University of Adelaide, The Queen Elizabeth Hospital, Australia.
10. WHO (2008), Cardiovascular diseases, Regional Office for South – East Asia.
11. Phạm Viết Tuân (2008), Tìm hiểu đặc điểm mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam trong 5 năm từ 2003-2007, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường ĐH Y Hà Nội.
12. Lê Thị Thùy Liên (2011), Bước đầu áp dụng cộng hưởng từ tim trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường ĐH Y HN.
13. Trịnh Việt Hà (2009), Vai trò của siêu âm tim gắng sức bằng xe đạp lực kế trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường ĐH Y HN.
14. Nguyễn Lân Việt (2007), Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, Thực hành bệnh tim mạch, NXB Y học.
15. Nguyễn Huy Dung (2005), Bệnh mạch vành, NXB Y học, 54 – 58.
16. Phạm Khuê, Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt (2004), Cơn đau thắt ngực, Bài giảng bệnh học Nội khoa tập 2, NXB Y học, 78 – 83.
17. Phạm Tử Dương (2002), Bệnh vữa xơ động mạch, Bài giảng sau đại học, Cục quân y chuyên ngành Tim-Thận -Khớp, 20-25.
18. Phạm Nguyễn Vinh (2002), Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Bệnh học tim mạch tập 2, NXB Y học, 108 – 126.
19. Hồ Huỳnh Quang Trí (2013), “Quan điểm mới về bệnh tim thiếu máu cục bộ”, Chuyên đề tim mạch học.
20. Nguyễn Văn Tuấn (2014), “Kiểm soát xơ vữa động mạch, hạn chế tử vong và tàn phế”, Sức khỏe và đời sống.
21. Lê Viết Anh (2006), Nghiên cứu đặc điểm bệnh tim thiếu máu cục bộ ở BN có hội chứng chuyển hóa., Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
22. Đặng Vạn Phước và Trương Quang Bình (2006), “Lịch sử, dịch tễ học và tầm quan trọng của bệnh động mạch vành”, Bệnh động mạch vành trong thực hành lâm sàng, NXB Y học, tr. 1-2.
23. Phạm Gia Khải (2011), “Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch”, Sức khỏe và đời sống.
24. Viện Tim mạch Quốc gia (2007), Cập nhật về điều trị tăng huyết áp và bệnh mạch vành, Hội thảo tim mạch sau đại học lần thứ 24, Hà Nội.
25. Nguyễn Huy Dung (2005), Đau thắt ngực ổn định, 22 bài giảng chọn lọc nội khoa tim mạch, NXB Y học, 10 – 20.
26. Campeau Lucien (1976), “Grading of angina pectoris”, Canadian Cardiovascular Society Website.
27. ACC/AHA (1997), Guidelines for the management of stable angina pectoris, Recommendations of the Task Force of the European Society of Cardiology, Euro heart.
28. Phạm Tử Dương (2011), Thuốc điều trị suy vành, Thuốc tim mạch, NXB Y học, 248 – 360.
29. Hy Lãn Hoàng Văn Vinh (2003), Những bài thuốc Đông y hay chữa bệnh tim, NXB Y học, 195 – 198.
30. Hy Lãn Hoàng Văn Vinh (2004), Chữa bệnh tim mạch bằng thuốc Đông y, NXB Y học, 248 – 265.
31. Hoàng Bảo Châu (2003), Hung tý, Nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, 601 – 608.
32. Trần Thuý (2002), Hung tý, Chuyên đề nội khoa YHCT, NXB Y học, 356 – 362.
33. Nguyễn Tử Siêu (2001), Hoàng đế Nội kinh tố vấn, NXB Văn hóa Thông tin.
34. Nguyễn Nhược Kim, Đặng Kim Thanh, Nguyễn Văn Toại và các cộng sự. (2012), “Bệnh thuộc hệ tuần hoàn”, Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, NXB Y học.
35. Huỳnh Minh Đức (1989), Linh Khu, Hội y học dân tộc cổ truyền Đồng Nai.
36. Hà Sơn (2005), Xơ vữa động mạch vành, Trị bệnh tim huyết quản, NXB Hà nội, 87-139.
37. Trần Văn Kỳ (2006), Xơ vữa động mạch, Đông Tây y điều trị bệnh tim mạch, NXB Y học, 65 – 73.
53. Huỳnh Văn Minh (2013), Điện tâm đồ nội mạch vành, Hội nghị tim mạch miền trung mở rộng lần VII, 2.
54. ESC (2013), 2013 ESC guidelines on the management of stable coronary artery disease, European Heart Journal.
55. Phạm Mạnh Hùng (2014), Cập nhật các khuyến cáo trong điều trị bệnh động mạch vành ổn định, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 14, Đà Nẵng.