Đánh giá tác dụng của nấm hồng chi trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I
Tăng huyết áp (THA) là một bênh thường gặp và là một vấn đề xã hôi. Ở các nước phát triển tỷ lê THA ở người trưởng thành (>18 tuổi) theo số liêu của JNC VII là khoảng gần 30% dân số và có trên nửa trong số đó là trên 50 tuổi có tăng huyết áp [22], [61], [62]. Ở Viêt Nam cũng có tỷ lê người THA khá cao. Theo Phạm Gia Khải: Năm 1999, tỷ lê THA ở người >16 tuổi tại Hà Nội là 16,05%. Nếu tiêu chuẩn chọn mẫu từ 25 tuổi trở lên của tổ chức y tế’ thế’ giới thì trong năm 2001 đến đầu năm 2002, tại Hà Nội tỷ lê THA là 23,20% [28].
THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó, THA kéo dài ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan như mắt, tim, thân, não, có thể gây chết người hoặc để lại những di chứng nặng nề, những di chứng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bênh và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ngày nay đã có thay đổi về quan niêm trong bênh THA, phương thức điều trị cũng như truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bênh nhân đã tác động đến tiên lượng của THA.
Để tránh những nguy cơ của THA, Y học hiên đại (YHHĐ) cũng như Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều biên pháp phòng và điều trị bênh có hiêu quả.
YHHĐ đã đưa ra phương pháp điều trị THA như giảm lượng muối trong chế’ độ ăn, thể dục liêu pháp, điều độ trong làm viêc và sinh hoạt, dùng thuốc theo 4 bâc thang của WHO với các nhóm thuốc: lợi tiểu (Lasix, Aldaton…), thuốc giãn mạch (Hydralazin) thuốc chẹn giao cảm anpha, chẹn beta… các thuốc nhìn chung đều có hiêu lực trong điều trị THA song vẫn còn có nhiều tác dụng không mong muốn. Hầu hết thuốc này phải nhâp ngoại giá thành cao, chưa phù hợp với điều kiên thu nhâp của đa số người dân VN [14], [21], [27]. Vì vây viêc nghiên cứu và sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên, dễ kiếm, ít tác dụng không mong muốn là vấn đề cần thiết.
YHCT phương Đông, đâc biêt là Trung Quốc và Viêt Nam đã nghiên cứu và dùng nhiều phương pháp để điều trị bênh THA, bước đầu đạt được mọt số kết quả khả quan.
Mọt trong những hướng nghiên cứu hiên nay là khảo sát tác dụng hạ huyết áp của mọt số bài thuốc, vị thuốc đã và đang sử dụng rông rãi trên lâm sàng.
Vị thuốc nấm linh chi thường dùng nấm hồng chi là mọt vị thuốc đã được sử dụng lâu đời được dùng để chữa các chứng huyễn vựng, đầu thống. Các chứng này có nhiều điểm tương đồng với bênh THA cả về lý luân và thực tiễn lâm sàng. Song do sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, môi trường và điều kiên sống thay đổi nên sự phát triển của bênh cũng có nhiều thay đổi. Vì vây khi dùng vị thuốc này cũng phải nghiên cứu cụ thể để bảo đảm an toàn cho người bênh [4], [23].
Trên thực tế lâm sàng khi dùng vị thuốc hồng chi thấy có tác dụng hạ huyết áp có hiêu quả ở nhiều thể bênh của YHCT. Mäc dù vị thuốc đã được sử dụng hiêu quả nhưng viêc đánh giá mọt cách khoa học và khách quan thì chưa có tác giả nào đề câp đến.
Do vây mục tiêu nghiên cứu đề tài của chúng tôi là:
1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của nước sắc nấm hổng chi trên bệnh THA nguyên phát độ I qua một số chỉ tiêu lâm sàng và cạn lâm sàng.
2. So sánh tác dụng điều tri tăng huyết áp nguyên phát độ I theo 2 thể Can thận âm hư và Đàm thấp của YHCT.
3. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Tổng quan về tăng huyết áp theo y học hiên đại 3
1.1.1. Tình hình tăng huyết áp ở Viêt Nam và trên thế’’ giới 3
1.1.2. Định nghĩa huyết áp 5
1.1.3. Định nghĩa bênh tăng huyết áp 5
1.1.4. Một số cơ chế’ về bênh sinh tăng huyết áp hiên nay 5
1.1.5. Phân loại tăng huyết áp 8
1.1.6. Chẩn đoán tăng huyết áp: 11
1.1.7. Điều trị tăng huyết áp 11
1.2. Tổng quan về tăng huyết áp theo y học cổ truyền 15
1.2.1. Khái niêm về chứng huyễn vựng và mối quan hê chứng huyễn vựng với bênh tăng huyết áp 15
1.2.2. Cơ chế’ bênh sinh của chứng huyễn vựng theo YHCT 16
1.2.3. Các thể lâm sàng của huyễn vựng 19
1.3. Tình hình nghiên cứu về các thuốc có nguồn ngốc tự nhiên dùng hạ
huyết áp trong YHCT trên thế’ giới và trong nước 20
1.3.1. Trên thế’’ giới 20
1.3.2. Trong nước 21
1.4. Tổng quan về nấm linh chi 23
1.4.1. Tác dụng và công dụng của nấm linh chi theo YHCT 23
1.4.2. Cách trồng và chế’ biến nấm hồng chi 24
1.4.3. Thành phần hoá học và tác dụng 25
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27
2.1. Chất liêu nghiên cứu 27
2.2. Đối tượng nghiên cứu 28
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân 28
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ”. 29
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1. Thiết kế’’ nghiên cứu lâm sàng 29
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 29
2.4.3. Tiến hành nghiên cứu lâm sàng 30
2.4.4. Cân lâm sàng 31
2.5. Phương pháp đánh giá kết quả 31
2.5.1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp 31
2.5.2. Đánh giá tác dụng trên các triêu chứng lâm sàng 32
2.5.3. Đánh giá tác dụng trên các chỉ số cân lâm sàng 32
2.6. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc 32
2.7. Xử lý số liêu 33
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 33
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 34
3.1. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 34
3.1.1. Đặc điểm chung 34
3.1.2. Đặc điểm về huyết áp: 37
3.1.3. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 38
3.2. Kết quả trên cân lâm sàng 45
3.2.1. Đặc điểm rối loạn lipid máu 45
3.2.2. Thay đổi một số chỉ số huyết học 46
3.3. Khả năng dung nạp thuốc 48
3.4. Kết quả theo dõi sau nghiên cứu: 48
Chương 4: Bàn luận 50
4.1. Đặc điểm chung của bênh nhân nghiên cứu 50
4.1.1. Tuổi và giới 50
4.1.2. Thời gian phát hiên bênh: 52
4.1.3. Mối liên quan giữa đối tượng nghiên cứu và yếu tố gia đình: 52
4.1.4. Chỉ số khối của cơ thể (BMl) 53
4.1.5. Thể bênh theo YHCT 53
4.2. Hiêu lực điều trị của nấm hổng chi trên lâm sàng 54
4.2.1. Hiêu lực của nấm hổng chi trên huyết áp 54
4.2.2. Hiêu lực của nấm hổng chi đối với triêu chứng chủ quan 59
4.3. Hiêu lực điều trị của nấm hổng chi trên cân lâm sàng 60
4.3.1. Đối với các thành phần Lipid máu 60
4.3.2. Về xét nghiêm huyết học 61
4.3.3. Về xét nghiêm sinh hóa 61
4.3.4. Tác dụng đối với tần số tim 62
4.4. Khả năng dung nạp thuốc 62
4.5. Khả năng duy trì hiêu lực của thuốc sau điều trị 62
Kết luận 64
Kiến nghị 66
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích