Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh

Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh

Luận văn Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh.Liệt VII ngoại biên hay liệt mặt là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh của dây thần kinh sọ não mà y học cổ truyền(YHCT) gọi là “ Khẩu nhãn oa tà”, bệnh xuất hiện đột ngột gây liệt nửa mặt bên bệnh, mắt bên bệnh không nhắm kín được. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, người bệnh dễ bị mắc phải khi gặp thời tiết gió lạnh [1], [2], [3]. Liệt VII ngoại biên đã được biết đến rất sớm từ thế kỷ thứ V trước Công Nguyên, thời Hypocrat[4]. Trải qua nhiều thế kỷ, rất nhiều nghiên cứu về liệt VII ngoại biên đã được thực hiện như nghiên cứu của Clodius, Charles Bell, Vera, Ramsay Hunt…và cũng đã có rất nhiều đề xuất về phương pháp(PP) điều trị bệnh liệt VII ngoại biên như PP chuyển mạch máu, thần kinh của Takushima [5], phẫu thuật dây thần kinh mặt của Gosain[6], phẫu thuật nối thông dây thần kinh mặt – sống – dưới lưỡi của Courtmans[7], vai trò của Acyclovir trong điều trị liệt VII ngoại biên của Sipe [8], vai trò của Corticosteroid trong điều trị liệt VII ngoại biên của Salinas[9].

Ở Việt Nam, liệt dây thần kinh VII khá phổ biến. Đã có nhiều nghiên cứu (NC) về bệnh lý lâm sàng và đánh giá các PP điều trị bệnh hoặc bằng thuốc như: bôi, đắp, uống.. .bằng các chế phẩm đông dược hoặc các PP không dùng thuốc như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.Kết quả nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong các PP điều trị liệt VII ngoại biên, PP châm cứu tỏ ra có tác dụng tốt trong điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh. Mặc dù được coi là phương pháp có nhiều ưu việt, điều trị liệt dây VII ngoại biên. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh nhân để lại di chứng liệt mặt gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ của người bệnh khiến cho bệnh nhân thiếu tự tin trong giao tiếp [3] ,[10],[11].
Cùng với sự phát triển của nền y học, PP cấy chỉ vào huyệt đã được áp dụng trong điều trị bệnh và đã được coi là PP châm cứu hiện đại. Cấy chỉ vào huyệt là thành quả của sự kết hợp giữa y học hiện đại(YHHĐ) và YHCT, PP  này vốn xuất xứ từ Trung Quốc, đã được NC và ứng dụng trong điều trị bệnh tại Việt Nam từ thập niên 70 của thế kỷ trước trong điều trị các bệnh mãn tính như: Hen phế quản; Viêm loét dạ dày tá tràng; Đau đầu…Phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt đã được áp dụng ở nhiều nơi như: Bệnh viện y học cổ truyền Việt Nam; Viện quân y 108; Viên quân y 103…và cho đến nay đã có nhiều cải tiến so với trước, nên thực hiện được trên nhiều mặt bệnh hơn, mang lại hiệu quả tốt trong điều trị [12] ,[13]. Cấy chỉ Catgut vào huyệt tỏ ra có nhiều ưu điểm so với châm cứu như: Kích thích vào huyệt thời gian dài và liên tục; Người bệnh và thầy thuốc đều tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc; Bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú và như vậy không chỉ thể góp phần làm giảm quá tải bệnh viện mà còn góp phần tiết kiệm chi phí cho người bệnh do không phải nhập viện.
Mặc dù cấy chỉ Catgut trong điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh đã được đưa vào ứng dụng trong hơn nửa thập kỷ qua, cho đến nay vẫn chưa có NC đánh giá một cách đầy đủ về kết quả điều trị cũng như chi phí cho điều trị bệnh bằng PP cấy chỉ vào huyệt trong điều trị bệnh liệt VII ngoại biên, một bệnh lý thường gặp trên lâm sàng. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài “ Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh ”
Kết quả NC sẽ cung cấp thông tin hữu ích là cơ sở cho các nhà quản lý quyết định về việc mở rộng ứng dụng PP cấy chỉ vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh tại các cơ sở y tế. Kết quả NC cũng sẽ góp những thông tin hữu ích cho các bác sỹ trong quá trình tư vấn bệnh nhân lựa chọn hình thức điều trị phù hợp. Đề tài có hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh liệt dây VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt.
2. Bước đầu nhận xét chi phí cho người bệnh trong điều trị bệnh liệt VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược lịch sử liệt VII ngoại biên 3
1.2. Tình hình về bệnh liệt VII tại Việt Nam và thế giới 3
1.3. Đặc điểm giải phẫu – sinh lý của dây VII ngoại biên và cơ bám da mặt. 4
1.3.1. Đặc điểm giải phẫu dây VII 4
1.3.2. Các cơ bám da mặt 6
1.4. Chẩn đoán, phân loại và điều trị liệt VII ngoại biên theo YHHĐ 8
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng liệt VII ngoại biên 8
1.4.2. Các thể lâm sàng trong liệt VII 9
1.4.3. Nguyên nhân gây bệnh 11
1.4.4. Bệnh sinh liệt VII ngoại biên 12
1.4.5. Điều trị liệt VII ngoại biên theo y học hiện đại 12
1.5. Chẩn đoán, phân loại và điều trị liệt VII ngoại biên theo YHCT 13
1.5.1. Nguyên nhân, bệnh sinh 13
1.5.2. Điều trị liệt VII ngoại biên theo YHCT 14
1.6. Khái quát về huyệt, ôn châm 15
1.6.1. Khái niệm về huyệt 15
1.6.2. Ôn châm 15
1.7. Phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt 16
1.7.1. Khái niệm : 16
1.7.2. Cơ chế tác dụng của cấy chỉ 17
1.7.3. Tình hình áp dụng phương pháp cấy chỉ trên thế giới và Việt Nam
17
1.8. Khái quát về nghiên cứu chi phí y tế 18
1.8.1. Khái niệm phân tích chi phí do đau ốm 18
1.8.2. Mục đích của phân tích chi phí do đau ốm 19
1.8.3. Phân loại chi phí do ốm đau: 20
1.8.4. Gánh nặng kinh tế của bệnh nhân và người nhà do đau ốm: 23 
1.8.5. Nghiên cứu Phân tích chi phí do đau ốm tại Việt Nam 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 26
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: 26
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào lâm sàng 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Phương pháp triển khai nghiên cứu 28
2.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 36
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu 37
2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân liệt VII ngoại biên do lạnh 40
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 40
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 41
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh trước khi vào viện. . 41
3.1.4. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân liệt VII ngoại biên ngày
vào (D0) 42
3.1.5. Phân loại mức độ liệt của bệnh nhân theo lâm sàng 43
3.1.6. Đặc điểm về hình thức chi phí của bệnh nhân 41
3.2. Đánh giá kết quả điều trị 44
3.2.1. Kết quả điều trị triệu chứng lâm sàng ở cả hai nhóm 44
3.2.2. Kết quả điều trị chung 52
3.2.3. Tác dụng không mong muốn 54
3.3. Chi phí của phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt, trong điều trị liệt VII
ngoại biên do lạnh 55
3.3.1. Chi phí điều trị bằng cấy chỉ Catgut trong điều trị liệt VII 55
3.3.2. So sánh chi phí trong điều trị liệt VII ngoại biên bằng phương
pháp cấy chỉ Catgut và phương pháp ôn châm 59 
Chương 4: BÀN LUẬN 62
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 62
4.1.1. Tuổi mắc bệnh 62
4.1.2. Giới tính 62
4.1.3. Thời gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện 63
4.1.4. Đặc điểm về hình thức thanh toán của bệnh nhân 60
4.2. Diễn biến lâm sàng trong quá trình điều trị 64
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 64
4.2.2. Kết quả điều trị nhánh tận của dây VII 65
4.2.3. Kết quả điều trị chung 66
4.2.4. Tác dụng không mong muốn 69
4.3. Nhận xét chi phí của người bệnh trong điều trị liệt VII ngoại biên do
lạnh 69
4.3.1 Chi phí của phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt 69
4.3.2. So sánh chi phí trong điều trị liệt VII ngoại biên bằng phương
pháp cấy chỉ catgut và phương pháp ôn châm 74
KẾT LUẬN 76
KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adams R.D., Victor M.(1993), Principles of Neurology, MC- Graw Hill, Inc, 1174 -1177.

2. Đinh Văn Đính(1998), “ Nghiên cứu tác dụng điều trị liệt dây VII ngoại vi do lạnh bặng phương pháp kích thích xung điện qua điện cực trên huyệt ”, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân y.

3. Nguyễn Kim Ngân(2002), “ Nghiên cứu vai trò huyệt Quyền liêu và Ẽ Phong trong mãng châm điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.

4. Nguyễn Tấn Phong(1997), Điều trị liệt mặt, Nhà xuất bản Y học, tr 7¬22, 38-43.

10. ICD10- 2000, Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học, tr 298.

11. Phạm Thị Hương Nga(2003), ‘ Đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nhĩ môn xuyên Thính cung phối hợp huyệt Phong trì trong điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.

12. Lê Thúy Oanh(2010), “Cấy chỉ”, Nhà xuất bản Y học, tr 39- 45, 172-188.

13. Lê Qúy Ngưu (1997), Phương pháp điều trị bằng luồn chỉ catgut, thắt nút chỉ dưới huyệt, Sổ tay châm cứu và thực hành, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, tr 137.

14. Nguyễn Văn Đăng(1994), “ Liệt mặt ”, Bài giảng thần kinh dùng cho sau đại học, Bộ môn thần kinh, Trường đại học Y Hà Nội.

16. Vũ Xuân Quang, Nguyễn Tài Thu(1978), “ Kinh nghiệm châm cứu, thủy châm điều trị liệt mặt”, Tạp chí Đông y, số 152, tr 20.

17. Đỗ Xuân Hợp(1976), Giải phâu đại cương- Giải phâu đầu -mặt – cổ, Nhà xuất bản Y học, tr 290- 303.

18. Heinzlef O. (1994), “ Liệt mặt ngoại biên’”, Các hội chứng và bệnh thần kinh thường gặp, Nhà xuất bản Y học, tr 72- 85.

19. Hồ Hữu Lương(1993), Bệnh học thần kinh Tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr 150 – 160.

20. Trịnh Văn Minh(1998), Giải phẫu người Tập Ỉ, Trường đại học Y Hà Nội, Bộ môn giải phẫu, Nhà xuất bản Y học, tr 511.

21. Atlat giải phẫu người(1999), Nhà xuất bản Y học , tr 117.

22. Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy(1997), Châm cứu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, tr 67- 269, 286.

23. Trường đại học Y Hà Nội, “ Liệt dây VII ngoại biên”, Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.

24. Bài giảng Y học cổ truyền tâp 2(2011) – Trường Đại Học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr.153- 155, 345 – 357, 365.

25. Nauta J.M.,Timmenga N.M.,Cats H.(1993),“Peri/ẻre nervus facialis- paralyse”, Ned- Tifdschr- Tandheelkd.100(4): 183-4.

26. Hoàng Bảo Châu(1980), Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr.157.

27. Lê Văn Thức(1996), ‘ ‘So sánh giữa hào châm và thủy châm trong điều trị liệt dây VIIngoại biên”, Tạp chí Y học cổ truyền Việt Nam, số 266, tr 11-12.

28. Lưu Hán Ngân(1992), Thực hành châm cứu, Nhà xuất bản Y học, tr 129.

29. Nguyễn Ngọc Tùng (1997) , “Một vài nhận xét kết quả 100 ca cấy chỉ”, Tạp chí châm cứu, tr. 29-30.

30. Nguyễn Thị Bích Đào(2002), Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt lên một số chỉ số sinh học và lâm sàng của bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.

31. Nguyễn Giang Thanh (2012), Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt châm cứu, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.

32. Trần Thị Thanh Hương (2002), Cấy chỉ điều trị giảm đau trong hội chứng vai gáy, Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam, 6, tr. 38 – 39.

33. Bộ y tế(2008), Kinh tế Y tế – Phân loại và phân tích chi phí trong y tế, Nhà xuất bản Y học, tr 152 – 170.

34. Bộ y tế (2007), Kinh tế y tế và bảo hiểm y tế – Phân tích chi phí; Nhà xuất bản Y học, tr 30 – 50.

35. Bộ y tế (2012), Qui trình kinh tế y tế, Kinh tế y tế, Nhà xuất bản Y học, tr 47- 56.

36. Nguyễn Thị Bạch Yến và cộng sự (2004), Nghiên cứu chi phí trực tiếp cho hộ gia đình trong điều trị lỵ do Shigella tại Nha trang, Khánh Hòa, Đại học Y Hà Nội.

37. Cao Ngọc Nga(2003), Nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong chủng ngừa Viêm gan siêu vi B tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Y học.

39. Hồ Hữu Lương(1993), Lâm sàng thần kinh Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr 88-95.

40. Ngô Đăng Thục(1988), “ Liệt mặt”, Bài giảng thần kinh, Bộ môn thần kinh trường đại học Y Hà Nội .

42. Lê Văn Thành(2007), “Đánh giá tác dụng liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với điện châm”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường đại học Y Hà Nội.

1 thought on “Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh”

  1. Mình cũng đang làm đề tài về cấy chỉ điều trị liệt mặt. Có thể cho mình xin tham khảo một số kết quả của đề tài mà bạn đã làm không? Xin cám ơn

    Reply

Leave a Comment