Đánh giá tác dụng của phương pháp chườm lá Ngũ trảo kết hợp Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thể phong hàn thấp

Đánh giá tác dụng của phương pháp chườm lá Ngũ trảo kết hợp Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thể phong hàn thấp

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của phương pháp chườm lá Ngũ trảo kết hợp Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thể phong hàn thấp.Đau thắt lưng là một triệu chứng bệnh rất phổ biến. Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan tỉ lệ đau thắt lưng hằng năm ước tính 5% dân số và 50% người bệnh ở trong độ tuổi lao động [16]. Đau thắt lưng gặp trong rất nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, thoái hóa cột sống thắt lưng là nguyên nhân quan trọng và hay gặp. Theo Nguyễn Xuân Nghiên, số bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống vào điều trị tại các khoa khớp, khoa vật lý trị liệu chiếm khoảng 50% so với các bệnh khác [17]. Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến khả năng lao động, chất lượng công việc, kinh tế của người bệnh do người bệnh không đảm bảo được công việc, phải nghỉ việc, phải chi trả cho việc khám và điều trị bệnh.


Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp để điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả. Trong đó điều trị nội khoa và phục hồi chức năng được áp dụng nhiều và rộng rãi. Điều trị nội khoa chủ yếu sử dụng các nhóm thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ; các phương pháp phục hồi chức năng hay dùng như chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm, kéo giãn cột sống thắt lưng [16]. Các thuốc chống viêm, giảm đau tuy cải thiện triệu chứng nhanh nhưng có thể gây tác dụng phụ đôi khi rất nặng (viêm loét tá tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng Cushing, xuất huyết tiêu hóa, dị ứng…). Các phương pháp phục hồi chức năng cũng đem lại hiệu quả tốt nhưng chỉ có ít cơ sở phục hồi chức năng có đầy đủ máy móc do kinh phí đầu tư trang thiết bị lớn. Do đó gây khó khăn cho người bệnh, đặc biệt những người bệnh ở xa trong việc tiếp cận điều trị.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau thắt lưng thuộc phạm vi “chứng tý”, có bệnh danh là “Yêu thống’’. Từ xa xưa, y học cổ truyền đã có nhiều phương pháp để điều trị chứng bệnh này như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, uống thuốc, chườm thuốc hay xông bằng thảo dược,… [14]. Trong các phương pháp điều trị trên, chườm thuốc là một phương pháp dễ áp dụng, nguyên liệu thường dễ kiếm, có hiệu quả tốt và ít tác dụng không mong muốn. Chườm thuốc đã được mô tả trong các tác phẩm Đông y kinh điển, như trong Nội Kinh Tố Vấn – Điều kinh luận [48] có viết:
“Bệnh trong xương thì hơ nóng kim châm hoặc dùng thuốc sao nóng chườm vào”; Linh Khu – Thọ yểu cương nhu [49] cũng có viết bài thuốc đem sao nóng để chườm trên da chữa chứng hàn tý (đau khớp do lạnh). Chườm thuốc là phương pháp chữa bệnh chủ yếu sử dụng tính ôn nhiệt và tinh dầu trong thảo dược để trị liệu. Các thảo dược dùng để chườm thường có tác dụng ôn dương khí, khu hàn tà, thông kinh mạch, điều khí huyết. Một trong những loại thảo dược hay được dùng trong phương pháp chườm thuốc chính là vị thuốc Ngũ trảo. Các nghiên cứu cho thấy lá Ngũ trảo có nhiều tác dụng dược lý như kháng khuẩn, chống nấm, chống oxy hóa, chống dị ứng, trong đó nổi bật là tác dụng chống viêm, giảm đau [27]. Người dân vùng Quảng Nam – Đà Nẵng thường lấy lá Ngũ trảo giã nát, cho vào túi vải sau đó hấp lên cho nóng rồi chườm hay đắp vào vùng đau [54].
Tuy là một trong những phương pháp đơn giản, mang lại hiệu quả điều trị tốt, nhưng đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá, làm sáng tỏ tác dụng của phương pháp chườm lá Ngũ trảo kết hợp Xoa bóp bấm huyệt trong điều trị bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của phƣơng pháp chườm lá Ngũ trảo kết hợp Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thể phong hàn thấp” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của phương pháp chườm lá Ngũ trảo kết hợp Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thể phong hàn thấp.
2. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên lâm sàng

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………………1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………………….3
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý – bệnh lý vùng thắt lưng …………………………………………….3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu cột sống thắt lưng……………………………………………………………..3
1.1.2. Cấu tạo đốt sống thắt lưng ……………………………………………………………………………..3
1.1.3. Cơ – dây chằng ……………………………………………………………………………………………..4
1.1.4. Lỗ liên đốt, sự phân bố thần kinh cột sống ……………………………………………………….5
1.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng……………………………………………………………………………..6
1.3. Cơ chế gây đau thắt lưng…………………………………………………………………………………..7
1.4. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đau do thoái hoá cột sống thắt lưng………….7
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng…………………………………………………………………………………….7
1.4.2. Cận lâm sàng (X-quang) ………………………………………………………………………………..8
1.5. Điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống ………………………………………………………………9
1.5.1. Nguyên tắc chung………………………………………………………………………………………….9
1.5.2. Điều trị nội khoa……………………………………………………………………………………………9
1.5.3. Điều trị phẫu thuật…………………………………………………………………………………………9
1.6. Thoái hóa cột sống thắt lưng theo quan điểm Y học cổ truyền …………………………….10
1.6.1 Nguyên nhân, cơ chế gây đau theo YHCT ………………………………………………………10
1.6.2. Cơ chế bệnh sinh gây chứng yêu thống theo YHCT ………………………………………..11
1.6.3. Các thể lâm sàng …………………………………………………………………………………………13
1.6.4. Điều trị chứng yêu thống theo YHCT…………………………………………………………….13
1.7. Phương pháp Chườm nóng ……………………………………………………………………………..14
1.7.1. Đại cương…………………………………………………………………………………………………..14
1.7.2. Cơ chế tác dụng của chườm nóng theo Y học hiện đại……………………………………..14
1.7.3. Cơ chế tác dụng của chườm nóng theo Y học cổ truyền …………………………………..15
1.7.4. Các phương pháp chườm nóng thường dùng…………………………………………………..15
1.8. Tổng Quan Về Cây Ngũ trảo …………………………………………………………………………..161.8.1. Sơ lược về cây Ngũ trảo……………………………………………………………………………….16
1.8.2. Đặc điểm hình thái ………………………………………………………………………………………17
1.8.3. Thành phần hóa học …………………………………………………………………………………….17
1.8.4. Tính vị, công dụng ………………………………………………………………………………………17
1.8.5. Hàm lượng tinh dầu……………………………………………………………………………………..17
1.8.6. Độc tính……………………………………………………………………………………………………..18
1.9. Phương pháp Xoa bóp bấm huyệt …………………………………………………………………….18
1.9.1. Cơ chế tác dụng xoa bóp- bấm huyệt theo YHHĐ …………………………………………..18
1.9.2. Cơ chế tác dụng xoa bóp- bấm huyệt theo YHCT …………………………………………..19
1.10. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước………………………………………………………20
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………….22
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………..22
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ ………………………………………………………..22
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT…………………………………………………………22
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân……………………………………………………………………….22
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………………23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………………..23
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu ……………………………………………………………………………….23
2.2.3. Cách thức tiến hành……………………………………………………………………………………..25
2.2.4. Chỉ số và biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………..27
2.3. Theo dõi nghiên cứu……………………………………………………………………………………….32
2.3.1. Công cụ thu thập thông tin……………………………………………………………………………32
2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin……………………………………………………………………………33
2.4. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………………………….33
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………………………….33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………..36
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu ………………………………………………….36
3.1.1. Đặc điểm về tuổi …………………………………………………………………………………………36
3.1.2. Đặc điểm về giới …………………………………………………………………………………………373.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp……………………………………………………………………………..37
3.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh……………………………………………………………………38
3.1.5. Đặc điểm về mức độ đau theo thang điểm VAS………………………………………………38
3.1.6 Đặc điểm về độ giãn CSTL (NP Schober)……………………………………………………….39
3.1.7. Đặc điểm về tầm vận động CSTL………………………………………………………………….40
3.1.8. Các triệu chứng theo YHCT …………………………………………………………………………40
3.1.9. Đặc điểm phân bố ODI trước điều trị …………………………………………………………….41
3.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu……………………………………………………………………………42
3.2.1. Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS……………………………………………….42
3.2.2. Sự cải thiện độ giãn CSTL ……………………………………………………………………………43
3.2.3. Sự cải thiện tầm vận động CSTL …………………………………………………………………..44
3.2.4. Sự cải thiện các triệu chứng YHCT ……………………………………………………………….44
3.2.5. Sự cải thiện chất lượng cuộc sống theo điểm ODI …………………………………………..45
3.3. Sự biến đổi một số chỉ số của nhóm bệnh nhân nghiên cứu…………………………………48
3.3.1 Sự biến đổi của huyết áp động mạch (mmHg), mạch, nhịp thở ………………………….48
3.3.2. Sự biến đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu……………………………48
3.4. Tác dụng không mong muốn……………………………………………………………………………49
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………..50
4.1. Bàn luận về đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu………………………………………50
4.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi………………………………………….50
4.1.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới………………………………………….51
4.1.3. Đặc điểm phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nghề nghiệp ……………………………..51
4.1.4. Đặc điểm thời gian mắc bệnh………………………………………………………………………..52
4.1.5. Đặc điểm triệu chứng đau theo thang điểm VAS trước điều trị …………………………52
4.1.6. Đặc điểm chỉ số Schober trước điều trị…………………………………………………………..53
4.1.7. Đặc điểm lâm sàng tầm vận động cột sống thắt lưng trước điều trị ……………………53
4.1.8. Đặc điểm triệu chứng theo Y học cổ truyền trước điều trị ………………………………..54
4.1.9. Đặc điểm ODI trước điều trị …………………………………………………………………………54
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ……………………………………………………………………….554.2.1. Kết quả cải thiện triệu chứng đau theo thang điểm VAS…………………………………..55
4.2.2. Sự cải thiện độ giãn cột sống và tầm vận động cột sống thắt lưng……………………..56
4.2.3. Đánh giá kết quả điều trị chung theo sự cải thiện điểm ODI……………………………..57
4.2.4. Đánh giá kết quả điều trị chung …………………………………………………………………….58
4.2.5. Sự cải thiện các triệu chứng YHCT ……………………………………………………………….58
4.2.6. Đánh giá sự biến đổi của chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở…………………………………59
4.2.7. Sự biến đổi của số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu …………………………………….59
4.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị. ……………………………………..60
4.4. Bàn luận về phương pháp chườm Ngũ trảo ……………………………………………………….60
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………..62
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………….63
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi…………………………………………………………..36
Bảng 3. 2. Phân bố bệnh nhân theo giới ………………………………………………………….37
Bảng 3. 3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ………………………………………………37
Bảng 3. 4. Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị ………………..38
Bảng 3. 5. Đặc điểm chỉ số schober trước điều trị…………………………………………….39
Bảng 3. 6. Đặc điểm tầm vận động cột sống thắt lưng ………………………………………40
Bảng 3. 7. Đặc điểm triệu chứng YHCT………………………………………………………….40
Bảng 3.8. Đặc điểm số lượng hoạt động được sử dụng trong đánh giá điểm ODI…41
Bảng 3. 9. Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu theo mức độ trong thang điểm
ODI…………………………………………………………………………………………………………….41
Bảng 3. 10. Sự cải thiện mức độ đau sau 10 ngày điều trị (D10)………………………….42
Bảng 3. 11. Sự cải thiện độ giãn CSTL sau 10 ngày điều trị (D10)………………………43
Bảng 3. 12. Cải thiện tầm vận động CSTL sau 10 ngày điều trị (D10) …………………44
Bảng 3. 13. Cải thiện các triệu chứng YHCT …………………………………………………..44
Bảng 3. 14. Sự cải thiện chất lượng cuộc sống theo điểm ODI…………………………..45
Bảng 3. 15. Đánh giá kết quả điều trị theo mức độ điểm ODI (%) ……………………..46
Bảng 3. 16. Kết quả điều trị chung………………………………………………………………….47
Bảng 3. 17. Sự biến đổi của huyết áp động mạch (mmHg), mạch, nhịp thở sau 10
ngày điều trị (D10) ………………………………………………………………………………………..48
Bảng 3. 18. Sự biến đổi của số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu sau 10 ngày điều
trị (D10) ……………………………………………………………………………………………………….49
Bảng 3. 19. Tác dụng không mong muốn của phương pháp trên lâm sàng…………..4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Trần Ngọc Ân (2002). “Đau vùng thắt lưng”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội, tr 374 – 395.
2. Vũ Quang Bích (2001). Phòng và chữa các chứng bệnh đau lưng, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, tr 11.
3. Bộ Y tế (2008). Qui trình số 72- Xoa bóp bấm huyệt, 94 qui trình Y học cổ
truyền, Bộ Y tế, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2008). Qui trình số 87 Chườm ngải cứu, 94 qui trình Y học cổ
truyền, Bộ Y tế, Hà Nội.
5. Võ Văn Chi (1997). Hoàng Kinh, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản
Y học, tr 564.
6. Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (2014). “Đánh giá hiệu quả điều trị đau lưng
do thoái hóa cột sống bằng châm cứu và xoa bóp bấm huyệt”. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở, bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng.
7. Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (2016). “Đánh giá tác dụng điều trị đau lưng
thoái hóa cột sống bằng phương pháp điện châm kết hợp tác động cột sống”. Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng.
8. Lý Ngọc Điền, Bảo Huy (2000). Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh, NXB Y
học, Hà Nội. Tr 179-189.
9. Phạm Thị Minh Đức (1998). “Sinh lý đau”, Chuyên đề sinh lý học, trường
đại học Y Hà Nội, tr. 138 – 153.
10. Trần Thái Hà (2007). “Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa cột sống thắt
lưng bằng phương pháp điện châm, xoa bóp kết hợp vật lý trị liệu”. Luận văn thạc
sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Nguyễn Chí Hiệp (2017). “Đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc KT1 kết
hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng”. Luận văn thạc sỹ y
học, Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam.
12. Nguyễn Văn Hƣng,Phạm Thị Xuân Mai (2018). “Hiệu quả điều trị đau
thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc độc hoạt
tang ký sinh”. Tạp chí Y Dược học – Trường đại học Y Dược Huế – Tập 8, số 5 – tháng 10/2018.
13. Hoàng Minh Hùng (2017). “Đánh giác tác dụng điều trị của “ Đai hộp
Ngải cứu Việt” kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng”.
Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
14. Khoa Y học cổ truyền, Trƣờng Đại học Y Hà Nội (2012). Bệnh học nội
khoa y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr.166-167.
15. Hà Hoàng Kiệm, Hội phục hồi chức năng Việt Nam (2016), Vật lý trị liệu
và phục hồi chức năng, NXB Y Học, Hà Nội, Tr. 134.
16. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, Tr.140 – 153.
17. Nguyễn Xuân Nghiên (2008). Phục hồi chức năng. Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
18. Lê Quý Ngƣu (1992). Danh từ huyệt vị châm cứu, Hội Y học cổ truyền
thành phố Hồ Chí Minh.
19. Lƣu Thị Hiệp (2001), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau thoái hóa cột sống
thắt lưng bằng một công thức huyệt”, Tạp chí Y học thực hành, thành phố Hồ Chí
Minh số 4/2001.
20. Hồ Thị Tâm (2013). “Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa
cột sống bằng phương pháp cấy chỉ catgui vào huyệt”. Trường đại học y Hà Nội.
21. Nghiêm Hữu Thành (2002), “Châm giảm đau và châm tê”, Tạp chí Châm
cứu Việt Nam ,số 4/2002,tr.16-19.
22. Nghiêm Hữu Thành (2010). “Những cơ sở khoa học của điện châm-bấm
huyệt-tắm thuốc trong điều trị đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng”, Hội thảo
Điều trị đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng, những tiến bộ của khoa học hiện đại
và châm cứu, tr.6-17.
23. Phan Thị Thu Thảo (2014). “ Tác dụng giảm đau của cao lỏng Hoàng kinh
trong điều trị bệnh nhân Thoái hóa khớp gối”, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa,
Trường Đại học Y Hà Nội.
24. Nguyễn Tài Thu, Trần Thuý (1997). Châm cứu sau đại học, Nhà xuất bản
Y học, tr 145-348.
25. Trần Thúy, Nguyễn Nhƣợc Kim, Trần Quốc Hiếu, Lê Thị Hồng Hoa
(2004). Xoa bóp bấm huyệt, NXB Y học, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Thanh Tú và cộng sự (2014). “Nghiên cứu độc tính cấp và
bán trường diễn của cao hoàng kinh trên động vật thực nghiệm”. tạp chí nghiên cứu
y học (3). Tr 46-50.
27. Nguyễn Thị Thanh Tú và cộng sự (2014). “Tác dụng giảm đau, chống
viêm của viên nang Hoàng kinh trên động vật thực nghiệm”. Tạp chí nghiên cứu y
học (5). Tr 43-49.
28. Đình Đăng Tuệ và cộng sự ( 2015). “ Hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa
bằng phương pháp Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng kết hợp Xoa bóp bấm huyệt”,
Tạp chí nghiên cứu y học, ISSN 2354-080X, số 93, tr 138-140.
29. Đỗ Quyên, Nguyễn Tiến Tiệp (2015). “Nghiên cứu thành phần tinh dầu lá
hoàng kinh (Vitex negundo Linn.) thu hái tại Hà Nội” .Tạp chí dược học 2015, số
468, tr.39 – 42.
30. Trần Ngọc Trƣờng (2007). Xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột
sống, NXB Y học, Hà Nội. Tr 49-62.
31. Phạm Hồng Vân và cộng sự (2013). “Nghiên cứu tác dụng của Điện châm
trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư”. Tạp chí Y học thực hành, số 5/2013.
32. Phùng Thị Khánh Linh (2018). “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp
bài thuốc Độc hoạt thang trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống”. Đề tài
Thạc sĩ. Trường đại học y Hà Nội.
33. Viện dƣợc liệu ( 2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà
xuất bản Khoa học và kỹ thuật, tr 943-945

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment