ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁC HƠI THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU LƯNG CẤP THỂ HÀN THẤP
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁC HƠI THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU LƯNG CẤP THỂ HÀN THẤP
Hoàng Vũ Long1
1 Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp giác hơi thuốc trên bệnh nhân đau lưng cấp thể hàn thấp. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp. Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân, tuổi ≥ 18, được chẩn đoán đau thắt lưng cấp thể hàn thấp chia thành hai nhóm tương đồng về mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analogue Scale) và tầm vận động cột sống thắt lưng, thời gian điều trị 10 ngày. Nhóm nghiên cứu điều trị bằng giác hơi thuốc, nhóm đối chứng điều trị bằng điện châm. Phương pháp nghiên cứu: can thiệp lâm sàng, so sánh trước – sau điều trị có đối chứng. Kết quả: Hiệu quả điều trị chung bằng phương pháp giác hơi thuốc tốt hơn nhóm chứng ở thời điểm D5 với p < 0,05; Hiệu quả giảm đau theo VAS, cải thiện độ gấp cột sống thắt lưng tại thời điểm D5, nghiêng trái và phải tại D10 của nhóm nghiên cứu tốt hơn với nhóm chứng với p < 0,05. Kết luận: phương pháp giác hơi thuốc có tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động sột sống thắt lưng trên bệnh nhân đau lưng cấp thể hàn thấp và chưa thấy tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.
Đau thắt lưnglà bệnh lý rất thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới, gặp nhiều nhất ở độ tuổi lao động, ảnh hưởng tới năng suất lao động [1]. Ở Anh,mỗi năm có 2,2 triệu người đến khám vì lí do đau vùng thắt lưng, 10% -20% trong số này phải nằm viện điều trị [2]. Theo Y học cổ truyền, đau thắt lưng cấp thuộc phạm vi chứng Yêu thống, nguyên nhân thường do can thận hư, tấu lý sơ hở, chính khí suy yếu các yếu tố phong hàn thấp nhiệt thừa cơxâm phạm vào kinh lạc, hoặc do lao động quá sức làm khí trệ huyết ứ. Điều trị đau thắt lưng theo y học cổ truyền bằng các phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, giác hơi, thuốc cổ truyền.Phương pháp “Giác hơi” (còngọi là bội hỏaquán, bội quán) có lịch sử rất lâu đời, sớm được ghi chép trong cổ văn trong “Bản thảo cương mục thập di” của tác giả Triệu Học Mẫn. Phương pháp dùng nhiệt độ cao (lửa) làm giãn nở và đẩy không khí ra bên ngoài, tạo áp suất âm trong lòng ống giác, gây ra lực hút lên các vị trí huyệt,điều trị chứng đau do phong hàn thấp, chứng tý[3].Theo nghiên cứu Trần Dũng và cộng sựcho thấy giác hơi và châm cứucó cơ chế điều trị tương đương nhau[4]. Giác hơicó nhiều phương thức trong đó có giác thuốc. Phương phápgiác thuốc cổ điển được tiến hành khiđun sôi dụng cụ giác cùng với các vị thuốc được lựa chọn, sau đó để nguội đến nhiệt độ vừa đủ để tạo lực hút. Phương pháp này ít được sử dụng do dễ gây bỏng và cần nhiều phương tiện kèm theo. Qua quá trình điều trị bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, phương pháp giác thuốc được cải tiến bằng cách sử dụng nhiệt độ cao từ hơi thuốcbốc lên khi đun sôi, tạo ra lực hút lên vị trí huyệt, tạo ra hiệu quả điều trị kết hợp tác dụng của thuốc và tác dụng của hơi, được gọi là phương pháp giác hơi thuốc; Phương pháp nàyđơn giản hơn phương pháp giác thuốc cổ điển, có thể sử dụng ống giác nhỏ hoặc to tùy theo vị trí bị bệnh, làm giảm nguy cơ gây bỏng cho người bệnh, ưu việt hơn so với giác hơi lửa, giác thuốc sử dụng thủy tinh. Phương pháp giác hơi thuốc cải tiến đã được sử dụng nhiều năm tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Tuy nhiên, chưacó nghiên cứu đánh giá tác dụng của phương phápnày trong điều trị các chứng bệnh đau do phong hànthấp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm hai mục tiêu:1. Đánh giá tác dụng điều trị củaphương pháp giác hơi thuốc trên bệnh nhân đau lưng cấp thể phong hàn thấp2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương phápcan thiệp
Nguồn: https://luanvanyhoc.com