Đánh giá tác dụng của phương pháp hoả long cứu kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa

Đánh giá tác dụng của phương pháp hoả long cứu kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa

Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền Đánh giá tác dụng của phương pháp hoả long cứu kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa.Đau thần kinh tọa (TKT) là một bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng bệnh lý của cột sống thắt lưng (CSTL) và bệnh lý của các rễ thần kinh. Trên thế giới, ước tính có khoảng 49% đến 70% dân số có đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời, trong đó có từ 5 – 10% nguyên nhân là do đau TKT [1],[2],[3]. Tỷ lệ mắc chứng đau TKT ở Hà Lan hàng năm là 9,4 trường hợp trên 1000 người trưởng thành [4].

Tại Việt Nam, tình hình đau TKT chưa được thống kê đầy đủ, trong một nghiên cứu về đau mạn tính thực hiện trên 1100 bệnh nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, các kết quả cho thấy đau thắt lưng chiếm 30,18% trong các trường hợp đau mạn tính [5]. Theo Trần Ngọc Ân và cộng sự, bệnh chiếm tỷ lệ 41,45% trong nhóm bệnh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất [6].

Trong đa số các trường hợp đau TKT thường diễn biến lành tính, không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp trong đau TKT làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, khả năng sinh hoạt và giảm hiệu quả lao động sản xuất [4].

Y học hiện đại (YHHĐ) thường điều trị nội khoa, vật lý trị liệu hoặc điều trị can thiệp bao gồm cả phẫu thuật. Sử dụng thuốc chống viêm giảm đau trên lâm sàng thường gây tác dụng trên đường tiêu hóa, giữ nước, tắng huyết áp [2],[6].

Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau TKT có bệnh danh yêu cước thống, tọa cốt phong, thuộc chứng Tý [7]. YHCT có nhiều phương pháp điều trị đã được nghiên cứu như: thuốc YHCT, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, xông thuốc, cứu ngải, cấy chỉ…. Những phương pháp này đã và đang được áp dụng tại các cơ sở y tế trong điều trị đau TKT và mang lại hiệu quả điều trị cao trên lâm sàng [8],[9].

Hiện nay HLC mặc dù đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc điều trị các chứng đau do phong hàn ít nhiều đạt kết quả khả quan. Nhưng tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của phương pháp HLC trên các người bệnh mắc các chứng bệnh cơ xương khớp nói chung và bệnh lý cột sống nói riêng mà nguyên nhân do phong hàn gây bệnh, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của phương pháp hoả long cứu kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa” với hai mục tiêu sau:

2

1. Đánh giá tác dụng của phương pháp hoả long cứu kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa.

2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………..3
1.1. Đau thần kinh tọa theo YHHĐ …………………………………………………………………..3
1.1.1. Khái niệm chung………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Triệu chứng của đau TKT …………………………………………………………………..4
1.1.3. Chẩn đoán xác định ……………………………………………………………………………6
1.1.4. Điều trị……………………………………………………………………………………………..7
1.2. Đau thần kinh tọa theo YHCT……………………………………………………………………8
1.2.1. Bệnh danh…………………………………………………………………………………………8
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh ……………………………………………………………………….8
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị ………………………………………………………………..9
1.3. Tổng quan về HLC …………………………………………………………………………………11
1.3.1. Khái niệm ……………………………………………………………………………………….11
1.3.2. Tác dụng của HLC……………………………………………………………………………12
1.3.3. Nguyên liệu và dụng cụ…………………………………………………………………….12
1.3.4. Phương pháp thực hiện HLC……………………………………………………………..12
1.3.5. Chỉ định ………………………………………………………………………………………….13
1.3.6. Chống chỉ định ………………………………………………………………………………..13
1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ……………………………………………………………14
1.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam…………………………………………………………….16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………18
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu…………………………………………………………18
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu…………………………………………………………………………18
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu…………………………………………………………………….18
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..18
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh ………………………………………………………..18
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh ………………………………………………………….19
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………….192.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu ……………………………………20
2.3.3. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………………………..20
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………….23
2.4. Địa điểm thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………27
2.5. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………………….27
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………..27
Chương 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………………………………..29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………..29
3.1.1.Đặc điểm về tuổi……………………………………………………………………………….29
3.1.2. Đặc điểm theo giới …………………………………………………………………………..30
3.1.4. Thời gian mắc bệnh ………………………………………………………………………….31
3.1.5. Đặc điểm người bệnh phân bố theo thể bệnh YHCT …………………………….31
3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu trước điều trị ………………………..32
3.3. Kết quả điều trị ………………………………………………………………………………………33
3.3.1. Cải thiện điểm VAS tại các thời điểm nghiên cứu………………………………..33
3.3.2. Cải thiện TVĐ CSTL tại các thời điểm nghiên cứu………………………………34
3.3.3. Cải thiện độ giãn CSTL tại các thời điểm nghiên cứu …………………………..37
3.3.4. Cải thiện khoảng cách tay – đất tại các thời điểm nghiên cứu ………………..39
3.3.5. Cải thiện góc α tại các thời điểm nghiên cứu ……………………………………….41
3.3.6. Cải thiện số lượng điểm đau Valleix tại các thời điểm nghiên cứu …………42
3.3.7. Cải thiện mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt hàng ngày tại các thời
điểm nghiên cứu ……………………………………………………………………………..44
3.4. Kết quả điều trị chung …………………………………………………………………………….46
3.5. Đánh giá chỉ tiêu theo YHCT…………………………………………………………………..47
3.6. Theo dõi tác dụng không mong muốn……………………………………………………….48
3.6.1. Kết quả thay đổi về chỉ số mạch, huyết áp sau điều trị ………………………….48
3.6.2. Theo dõi tác dụng không mong muốn trên lâm sàng …………………………….48Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………..49
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………..49
4.1.1. Đặc điểm về tuổi………………………………………………………………………………49
4.1.2. Đặc điểm về giới………………………………………………………………………………50
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp ………………………………………………………………….51
4.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh ………………………………………………………..52
4.1.5. Đặc điểm người bệnh phân bố theo thể bệnh YHCT …………………………….53
4.2. Kết quả điều trị ………………………………………………………………………………………54
4.2.1. Cải thiện mức độ đau………………………………………………………………………..54
4.2.2. Cải thiện tầm vận động CSTL……………………………………………………………57
4.2.3. Cải thiện độ giãn CSTL…………………………………………………………………….58
4.2.4. Cải thiện khoảng cách tay – đất………………………………………………………….60
4.2.5. Cải thiện góc α…………………………………………………………………………………61
4.2.6. Cải thiện điểm đau Valleix ………………………………………………………………..63
4.2.7. Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày…………………………………………….63
4.2.8. Kết quả điều trị chung ……………………………………………………………………65
4.3. Kết quả thay đổi các triệu chứng YHCT………………………………………………..67
4.4. Tác dụng không mong muốn…………………………………………………………………69
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………70
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………………..71
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………1
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cách tính điểm phân loại mức độ đau theo thang điểm VAS trong nghiên
cứu …………………………………………………………………………………………………………………24
Bảng 2.2. Cách tính điểm và phân loại TVĐ của CSTL trong nghiên cứu……………….24
Bảng 2.3. Cách tính điểm và phân loại mức độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober) …25
Bảng 2.4. Cách tính điểm và phân loại khoảng cách tay – đất trong nghiên cứu ………25
Bảng 2.5. Cách tính điểm và phân loại góc α – Nghiệm pháp Lasègue trong nghiên cứu
. ……………………………………………………………………………………………………………………..26
Bảng 2.6. Cách tính điểm và phân loại mức độ số lượng điểm đau Valleix trong nghiên
cứu ………………………………………………………………………………………………………………..26
Bảng 2.7. Phân loại chức năng sinh hoạt hàng ngày dựa theo thang điểm ODI trong
nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………26
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi ……………………………………………………………..29
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh trước nghiên cứu…………………………….32
Bảng 3.3. Mức độ giảm đau sau 15 ngày điều trị………………………………………………….33
Bảng 3.4. Kết quả cải thiện điểm TB TVĐ CSTL ………………………………………………..34
Bảng 3.5. Kết quả cải thiện động tác gấp CSTL sau 15 ngày điều trị ……………………..35
Bảng 3.6. Kết quả cải thiện động tác duỗi CSTL sau 15 ngày………………………………..36
Bảng 3.7. Kết quả cải thiện động tác nghiêng CSTL sau 15 ngày điều trị ……………….36
Bảng 3.8. Kết quả cải thiện độ giãn CSTL sau 15 ngày điều trị ……………………………..37
Bảng 3.9. Kết quả cải thiện khoảng cách tay – đất sau 15 ngày điều trị…………………..39
Bảng 3.10. Kết quả cải thiện góc α sau 15 ngày điều trị………………………………………..41
Bảng 3.11. Kết quả cải thiện số lượng điểm đau Valleix sau 15 ngày điều trị ………….42
Bảng 3.12. Cải thiện mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt hàng ngày sau 15 ngày
điều trị…………………………………………………………………………………………………………….44
Bảng 3.13. Kết quả thay đổi các triệu chứng YHCT trên lâm sàng…………………………47
Bảng 3.14. Kết quả thay đổi về chỉ số mạch, huyết áp sau điều trị………………………….48
Bảng 3.15. Theo dõi tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………………………….48DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo giới tính……………………………………………………30
Biểu đồ 3.2. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp………………………………………………30
Biểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh…………………………………….31
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm người bệnh phân bố theo thể bệnh YHCT…………………………..31
Biểu đồ 3.5. Kết quả thay đổi chỉ số VAS TB tại các thời điểm NC ……………………….33
Biểu đồ 3.6. Kết quả thay đổi độ giãn CSTL TB tại các thời điểm NC……………………38
Biểu đồ 3.7. Kết quả thay đổi khoảng cách tay – đất TB tại các thời điểm NC…………40
Biểu đồ 3.8. Kết quả thay đổi góc α TB tại các thời điểm NC………………………………..41
Biểu đồ 3.9. Kết quả thay đổi điểm đau Valliex TB tại các thời điểm NC……………….43
Biểu đồ 3.10. Kết quả thay đổi chỉ số ODI TB tại các thời điểm NC………………………45
Biểu đồ 3.11. Kết quả điều trị chung…………………………………………………………………..46DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đường đi và phân nhánh dây thần kinh tọa……………………………………………..3
Hình 1.2. Định khu tổn thương tủy sống……………………………………………………………….4
Hình 1.3. Phương pháp HLC……………………………………………………………………………..11
Hình 1.4. Chuẩn bị nguyên liệu………………………………………………………………………….12
Hình 1.5. Chuẩn bị người bệnh …………………………………………………………………………1

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment