Đánh giá tác dụng của viên Bài thạch trong điều trị sỏi tiết niệu

Đánh giá tác dụng của viên Bài thạch trong điều trị sỏi tiết niệu

Luận văn Đánh giá tác dụng của viên Bài thạch trong điều trị sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu là bệnh hay gặp ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, bệnh có tỷ lệ mắc cao tại các vùng được gọi là vùng sỏi. Bệnh sỏi tiết niệu thường chiếm 30 – 40% bệnh đường tiết niệu. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ mắc khoảng 1% dân số. Trong bệnh sỏi tiết niệu thì sỏi thận là hay gặp nhất chiếm khoảng 40 – 42% tiếp theo là sỏi niệu quản chiếm khoảng 26 – 40%. Mức độ nguy hiểm của sỏi phụ thuộc nhiều vào vị trí, kích thước và hình dạng của sỏi trong đường niệu.

Bệnh sỏi tiết niệu nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì thường đem lại kết quả khả quan. Bệnh để lâu ngày dễ gây ra các biến chứng như viêm nhiễm đường tiết niệu, xơ hoá tại chỗ, ứ nước, ứ mủ đài bể thận, suy thận….
Hiện nay YHHĐ có nhiều phương pháp điều trị sỏi tiết niệu. Như điều trị nội khoa, phẫu thuật mở và các phương pháp ít sang chấn. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất và an toàn nhất [1], [2].
Cùng với những thành tựu của YHHĐ thì YHCT từ xa xưa đã luôn đóng góp vai trò quan trọng trong vấn đề phòng và điều trị sỏi tiết niệu. Theo YHCT, sỏi tiết niệu nằm trong lâm chứng. Lâm chứng là một thuật ngữ trong YHCT nhằm mô tả một tình trạng bệnh lý, thường biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng tiểu tiện nhiều lần, số lượng nước tiểu ít, đái khó, đái buốt, đái rắt. Người xưa chia thành 5 loại: Nhiệt lâm, huyết lâm, cao lâm, lao lâm và thạch lâm. Thạch lâm có đầy đủ các triệu chứng của lâm chứng nhưng kèm theo có đái ra sỏi. Sỏi nhỏ như sạn cát gọi là sa lâm, sỏi to hơn gọi là thạch lâm. Nhiều bài thuốc cổ phương đã được áp dụng điều trị có hiệu quả. Tại bệnh viện YHCT Hà Đông hàng năm có nhiều bệnh nhân bị bệnh sỏi thận đến điều trị ngoài các bài thuốc cổ phương được các thầy thuốc YHCT kê đơn, còn sử dụng các chế phẩm YHCT mới thuận tiện sử dụng và có hiệu quả cao trong điều trị sỏi tiết niệu như viên kim tiền thảo, bài thạch… [3].
Viên Bài thạch được sản xuất theo phương thuốc cổ truyền có ghi trong dược điển Đông Y Trung Quốc với tên “Lợi đảm bài thạch phiến” và các vị thuốc nam sẵn có, tiện dụng đã được sử dụng điều trị sỏi tiết niệu ở Việt Nam. Cơ sở xây dựng bài thuốc dựa trên những thành tựu nghiên cứu của YHHĐ về tác dụng dược lý, sinh hoá học của từng vị thuốc kết hợp với biện chứng luận trị của YHCT về chứng thạch lâm, sa lâm. Để làm sáng tỏ tác dụng của bài thuốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của viên Bài thạch trong điều trị sỏi tiết niệu” được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
1.    Đánh giá tác dụng điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản của viên Bài thạch trên lâm sàng và cận lâm sàng.
2.    Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng và cận lâm sàng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá tác dụng của viên Bài thạch trong điều trị sỏi tiết niệu
1.    Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đình Hối (2005), Các khuynh hướng điều trị sỏi tiết niệu hiện nay, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9 – số 3, tr. 129-133.
2.    Nguyễn Văn Xang (2004), Sỏi tiết niệu, Bệnh thận nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 363-371.
3.    Lưu Chi Mai (2001), Nghiên cứu một số tác dụng dược lý bài thuốc điều trị sỏi tiết niệu ngũ linh tán gia vị, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4.    Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu, Nguyễn Văn Đức Và công sự (2004), Giản yếu giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, tr. 422-444.
5.    Trần Văn Hinh (2007), Bệnh sỏi tiết niệu, Nhà xuất bản Y học.
6.    Phạm Khuê (2004), Cẩm nang điều trị nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 387-391.
7.    Bùi Văn Lệnh, Trần Công Hoan (2004), Siêu âm chẩn đoán bộ máy tiết niệu sinh dục, Nhà xuất bản Y học, tr. 61-63.
8.    Harrison (2000), Các nguyên lý y học nội khoa tập III, Nhà xuất bản Yhọc, tr. 683-691.
9.    Trần Văn Hinh (2008), Điều trị sỏi tiết niệu bằng các phẫu thuật ít xâm lấn, Nhà xuất bản Y học.
10.    Lê Xuân Tân (2002), Nghiên cứu chỉ định và kết quả điều trị sỏi thận bằng tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội. 
11.    Dương Minh Sơn (2001), Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc thạch kim thang trong điều trị sỏi niệu quản, Luận án tiễn sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
12.    Trần Thuý, Hoàng Bảo Châu, Phạm Duy Nhạc và cộng sự (2005), Bài giảng y học cổ truyền tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 125-126, tr.154, 157, 173, 174, 175, 231, 238.
13.    Nguyễn Thiên Quyến (2005), Chan đoán phân biệt chứng hậu trong đông y, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc Hà Nội, tr. 616-620.
14.    Nguyễn Bửu Triều (1991), “Sỏi tiết niệu”, Bách khoa thư bệnh học tập 1, Chủ biên Phạm Song, Nguyễn Hữu Quỳnh, Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, tr227-30
15.    Nguyễn Thị Thu Hằng (2005), Đánh giá tác dụng bài sỏi niệu quản của cao lỏng Thạch lâm hợp tễ gia giảm, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
16.    Quan Thế Dân (2002), Nhận xét bước đầu về tác dụng của kim tiền thảo trong điều trị sỏi thận nhỏ, Tạp chí Đông y, 337, tr. 32-33.
17.    Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr. 215-216, 219, 249-250, 267-268, 432-434, 601-602, 818-820, 1040.
18.    Trần Quốc Bảo, Trần Quốc Bình (2011), Thuốc y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19.    Vũ Văn Điển, Mai Tất Tố, Chu Thị Lộc (1997), Thăm dò một số tác dụng dược lý của Kim tiền thảo. Tạp chí Dược học, tháng 4, Tr.16-18 
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.     BỆNH SỎI TIẾT NIỆU THEO YHHĐ    3
1.1.1.    Khái niệm    3
1.1.2.    Giải phẫu và sinh lý hệ tiết niệu    3
1.1.3.    Thành phần hoá học của sỏi    5
1.1.4.    Nguyên nhân    5
1.1.5.    Lý thuyết hình thành sỏi    6
1.1.6.    Chẩn đoán    7
1.1.7.    Điều trị    8
1.2.     BỆNH SỎI TIẾT NIỆU THEO QUAN NIỆM YHCT    9
1.2.1.    Khái niệm    9
1.2.2.    Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh    9
1.2.3.     Các thể bệnh theo Y học cổ truyền    10
1.2.4.    Một số nghiên cứu phòng và điều trị sỏi tiết niệu bằng thảo dược 11
1.3.    TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU    14
1.3.1.    Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu    14
Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 16
2.1.    CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU    16
2.2.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    18
2.2.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    18
2.2.2.    Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân    19
2.3.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    20
2.3.2.    Quy trình nghiên cứu    20
2.3.3.    Các chỉ tiêu theo dõi    21
2.3.4.    Chỉ tiêu đánh giá    21 
2.3.5.    Xử lý số liệu    22
2.4.    ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    23
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU    24
3.1.    TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN    24
3.1.1.    Tuổi và giới    24
3.1.2.    Thời gian mắc bệnh    25
3.1.3.    Thể bệnh theo YHCT    26
3.1.4.    Cận lâm sàng trước điều trị    26
3.2.    KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ    28
3.2.1.    Lâm sàng    28
3.2.2.    Cận lâm sàng    29
3.2.3.    Kết quả điều trị chung    32
Chương 4: BÀN LUẬN    34
4.1.    TÌNH HÌNH CHUNG BỆNH NHÂN    34
4.1.1.    Tuổi và giới    34
4.1.2.    Thời gian mắc bệnh    35
4.2.    BÀN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ    35
4.2.1.    Bàn về tác dụng điều trị của bài thuốc, thành phần vị thuốc trong bài … 35
4.2.2.     Bàn về kết quả điều trị trên các triệu chứng lâm sàng    38
4.2.3.     Bàn về hiệu quả điều trị trên các chỉ số cận lâm sàng    39
4.3.    TÍNH AN TOÀN CỦA BÀI THUỐC    42
4.3.1.    Trên lâm sàng    42
4.3.2.    Trên cận lâm sàng    43
KÉT LUẬN    44
KIÉN NGHỊ    45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALT    : Alanin Aminotransaminase
AST    : Aspartat Aminotransaminase
BC    : Bạch cầu
HC    : Hồng cầu
TC    : Tiểu cầu
YHCT    : Y học cổ truyền
YHHĐ    : Y học hiện đại

 
Bảng 3.1: Đặc điểm về thời gian mắc bệnh    25
Bảng 3.2: Thay đổi pH nước tiểu trước và sau điều trị    30
Bảng 3.3: Thay đổi bạch cầu niệu trước và sau điều trị    30
Bảng 3.4: Đánh giá thay đổi xét nghiệm huyết học trước và    sau điều trị    31
Bảng 3.5: Đánh giá thay đổi chức năng thận trước và sau điều trị    31
Bảng 3.6: Thay đổi chỉ số trung bình ALT, AST trước và sau điều trị    32
Bảng 3.7: Kết quả điều trị chung theo YHHĐ    32
Bảng 3.8: Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT    33
Bảng 3.9: Theo dõi tác dụng phụ của thuốc trên lâm sàng    33
Bảng 4.1: So sánh giới tính của bệnh nhân sỏi niệu quản theo một số tác giả34 Bảng 4.2: Phân tích tính năng, công dụng của các vị thuốc theo YHCT
và YHHĐ    36 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố    bệnh nhân theo giới tính    24
Biểu đồ 3.2: Phân bố    bệnh nhân theo tuổi    25
Biểu đồ 3.3: Phân bố    bệnh nhân theo thể bệnh    26
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm độ pH nước tiểu    26
Biểu đồ 3.5: Đặc điểm bạch cầu trong nước tiểu    27
Biểu đồ 3.6: Phân bố kích thước sỏi    27
Biểu đồ 3.7: Vị trí sỏi    28
Biểu đồ 3.8: Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân trước và sau điều trị    28
Biểu đồ 3.9: Kích thước sỏi của bệnh nhân trước và sau điều trị    29

Leave a Comment