Đánh giá tác dụng của viên khớp Vintong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của viên khớp Vintong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Osteoarthritis of lumbar spine) là bệnh lý cột sống mạn tính thường gặp và có liên quan mật thiết đến tuổi và vị trí đốt sống bị tổn thương [53]. Thoái hóa cột sống thắt lưng được chia thành “Thoái hóa cột sống thắt lưng trên X-quang” – với biểu hiện hình ảnh thoái hóa trên phim chụp X-quang và “Thoái hóa cột sống thắt lưng trên lâm sàng” – thường biểu hiện bằng đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm [56]. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch [58]. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu là sự lão hóa của tế bào hoặc tổ chức dưới sự thúc đẩy của các yếu tố cơ học, di truyền, nội tiết, chuyển hóa khiến quá trình này nhanh hơn và nặng thêm [3]. Thống kê Quốc gia được thu thập bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ thoái hóa cột sống năm 2002 đã tăng từ 45/100.000 lên 72/100.000 người năm 2009. Chi phí ước tính cho chẩn đoán và quản lý các bệnh lý vùng cột sống thắt lưng và đau lưng có thể lên đến 90 tỷ USD mỗi năm [59].
Kết quả từ một nghiên cứu phân tích tổng hợp (2015) công bố trên tạp chí Lancet về tình trạng tàn tật của 188 quốc gia, khảo sát trên 301 bệnh lý khác nhau trong thời gian từ năm 1990 – 2013 cho thấy các bệnh lý liên quan đến cột sống thắt lưng rất phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật [4]. Một phân tích khác dựa trên 28 nghiên cứu từ Medline, LILACS, EMBASE (2015) cho thấy có 19,6% người Mỹ ở nhóm tuổi 20 – 59 có bệnh lý vùng cột sống thắt lưng [4]. Theo Trần Ngọc Ân, có 11,4% bệnh nhân điều trị tại khoa Cơ
Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai là do các bệnh lý vùng thắt lưng và thắt lưng hông, đứng thứ hai sau viêm khớp dạng thấp. Tác giả cũng ước tính có khoảng 17% người trên 60 tuổi có các vấn đề liên quan đến cột sống thắt lưng [60].
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng Y học hiện đại (YHHĐ) cũng như Y học cổ truyền (YHCT) mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh những bài thuốc YHCT kinh điển, các bài thuốc kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc cũng đã chứng minh được những hiệu quả nhất định. Xu hướng hiện nay là việc điều trị bằng đa trị liệu, phối hợp nhiều phương pháp, trong đó là YHHĐ và YHCT thường mang lại hiệu quả cộng gộp tốt và được sử dụng khá phổ biến ở nhiều đơn vị tuyến cơ sở cũng như trung ương. Một trong số những thuốc đó là Viên khớp Vintong-sản phẩm được chuyển dạng từ bài thuốc KNC của PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh thành dạng hoàn phù hợp với thực tế lâm sàng và tiện dụng trong điều trị. Viên khớp Vintong đã được chứng minh an toàn (không có độc tính cấp, bán trường diễn) và có tác dụng chống viêm giảm đau trên mô hình thực nghiệm. Nhằm có thêm bằng chứng khoa học để chứng minh tác dụng thực sự của Viên khớp Vintong, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng của viên khớp Vintong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của viên khớp Vintong.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
Tổng quan………………………………………………………………………………….. 3
1.1.1. Giải phẫu, sinh lý cột sống thắt lưng……………………………………….. 3
1.1.2. Cấu tạo đĩa đệm ……………………………………………………………………. 3
1.1.3. Cơ – dây chằng …………………………………………………………………….. 5
1.1.4. Sự phân bố thần kinh …………………………………………………………….. 6
Đau thắt lưng theo y học hiện đại………………………………………………….. 7
1.2.1. Nguyên nhân gây đau thắt lưng………………………………………………. 7
1.2.2. Cơ chế gây đau thắt lưng ……………………………………………………….. 7
1.2.3. Tổng quan về đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng ………. 8
Đau thắt lưng theo Y học cổ truyền …………………………………………….. 13
1.3.1. Bệnh danh ………………………………………………………………………….. 13
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh …………………………… 13
1.3.3. Các thể lâm sàng, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị……………….. 14
Một số nghiên cứu điều trị đau thắt lưng ……………………………………… 16
Tổng quan về viên khớp Vintong………………………………………………… 17
1.5.1. Xuất xứ ……………………………………………………………………………… 17
1.5.2. Thành phần ………………………………………………………………………… 17
1.5.3. Phân tích bài thuốc………………………………………………………………. 18
1.5.4. Chỉ định và cách dùng, liều lượng…………………………………………. 18Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 19
Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 19
2.1.1. Viên khớp Vintong ……………………………………………………………… 19
2.1.2. Thuốc điều trị nền……………………………………………………………….. 19
Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 20
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu …………………………………. 20
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………. 22
Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………….. 22
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu …………………………………………………………… 22
2.3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………. 23
2.3.4. Phương pháp tiến hành ………………………………………………………… 24
2.3.5. Chỉ tiêu theo dõi………………………………………………………………….. 25
2.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả…………………………………………………. 26
Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………….. 30
Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………… 30
Khống chế sai số……………………………………………………………………….. 30
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 31
Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu………………………………….. 31
3.1.1. Đặc điểm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu ………………………………. 31
3.1.2. Phân bố giới tính của bệnh nhân nghiên cứu…………………………… 32
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh…………………………… 32Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị ………………………… 33
3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng khởi phát bệnh ………………….. 33
3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau của thang điểm VAS ………. 33
3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng thường gặp trước điều trị …. 34
3.2.4. Phân bố bệnh nhân theo hội chứng cột sống trước điều trị ……….. 36
3.2.5. Phân bố bênh nhân theo hội chứng rễ trước điều trị của hai nhóm37
3.2.6. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT ……………………………….. 38
Kết quả điều trị …………………………………………………………………………. 39
3.3.1. Kết quả giảm đau sau điều trị theo thang điểm VAS ……………….. 39
3.3.2. Mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị…………… 39
3.3.3. Các triệu chứng thường gặp sau điều trị…………………………………. 40
3.3.4. Hội chứng cột sống sau điều trị…………………………………………….. 42
3.3.5. Hội chứng rễ sau điều trị ……………………………………………………… 44
3.3.6. Kết quả điều trị theo thang điểm của Dư Duy Hào sau điều trị …. 46
3.3.7. Kết quả điều trị theo thể bệnh của YHCT ………………………………. 47
3.3.8. Số viên thuốc Paracetamol sử dụng……………………………………….. 48
Tác dụng không mong muốn………………………………………………………. 48
3.4.1. Lâm sàng……………………………………………………………………………. 48
3.4.2. Cận lâm sàng………………………………………………………………………. 49
Chương 4 BÀN LUẬN………………………………………………………………………. 51
Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu………………………………… 51
4.1.1. Tuổi…………………………………………………………………………………… 51
4.1.2. Giới …………………………………………………………………………………… 524.1.3. Thời gian mắc bệnh …………………………………………………………….. 53
Bàn luận về đặc điểm lâm sàng trước điều trị……………………………….. 55
4.2.1. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng khởi phát bệnh ………………….. 55
4.2.2. Mức độ đau cột sống thắt lưng theo thang điểm VAS trước điều trị
…………………………………………………………………………………………………… 55
4.2.3. Các triệu chứng thường gặp trước điều trị ……………………………… 56
4.2.4. Hội chứng cột sống trước điều trị………………………………………….. 57
4.2.5. Hội chứng rễ trước điều trị …………………………………………………… 58
Bàn luận về kết quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của viên
khớp Vintong………………………………………………………………………………….. 59
4.3.1. Sự cải thiện về mức độ đau theo thang điểm VAS…………………… 59
4.3.2. Các triệu chứng thường gặp sau điều trị…………………………………. 62
4.3.3. Hội chứng cột sống sau điều trị…………………………………………….. 63
4.3.4. Hội chứng rễ sau điều trị ……………………………………………………… 63
4.3.5. Kết quả điều trị theo phân loại hiệu quả điều trị ……………………… 64
4.3.6. Kết quả điều trị theo y học cổ truyền …………………………………….. 66
Tác dụng không mong muốn………………………………………………………. 67
4.4.1. Trên lâm sàng …………………………………………………………………….. 67
4.4.2. Trên cận lâm sàng……………………………………………………………….. 68
KẾT LUẬN………………………………………………………………….69
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán …………………………………………………………… 21
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của hai nhóm bệnh nhân……………………………. 31
Bảng 3.2. Phân bố giới tính của hai nhóm bệnh nhân ……………………………… 32
Bảng 3.3. So sánh thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm……………………………… 32
Bảng 3.4. So sánh khởi phát bệnh giữa hai nhóm……………………………………. 33
Bảng 3.5. So sánh mức độ đau theo VAS trước điều trị của hai nhóm ………. 33
Bảng 3.6. So sánh triệu chứng thường gặp trước điều trị của hai nhóm …….. 34
Bảng 3.7. So sánh hội chứng cột sống trước điều trị của hai nhóm …………… 36
Bảng 3.8. So sánh hội chứng rễ trước điều trị của hai nhóm…………………….. 37
Bảng 3.9. So sánh sự phân bố bệnh theo thể bệnh YHCT………………………… 38
Bảng 3.10. So sánh điểm VAS trung bình trước và sau điều trị của hai nhóm……… 39
Bảng 3.11. Mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị………….. 39
Bảng 3.12. Các triệu chứng thường gặp của hai nhóm thời điểm D14, D21 …. 40
Bảng 3.13. So sánh hội chứng cột sống sau điều trị của hai nhóm…………….. 42
Bảng 3.14. So sánh hội chứng cột sống sau điều trị 21 ngày của hai nhóm… 42
Bảng 3.15. So sánh hội chứng rễ sau điều trị của hai nhóm……………………… 44
Bảng 3.16. Thang điểm trung bình của Dư Duy Hào ………………………………. 46
Bảng 3.17. Kết quả điều trị theo thang điểm Dư Duy Hào sau điều trị………. 46
Bảng 3.18. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm theo thể bệnh YHCT ……. 47
Bảng 3.19. Thay đổi một số chỉ số huyết học sau điều trị………………………… 49
Bảng 3.20. Chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị ……………………………… 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Lương Thị Dung (2008), Đánh giá tác dụng của phương pháp điện
châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hóa
cột sống, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà
Nội.
2. Hồ Hữu Lương (2012). Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm, lần 2, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, 9-14, 106, 109, 150.
3. Trần Ngọc Ân (1992). Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
374-395.
4. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013). Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, 152-162.
5. Nguyễn Thị Ngọc Lan và Trần Ngọc Ân (2004). Thoái hóa khớp và
cột sống. Bệnh học nội khoa, (1),Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 422-435.
6. Trần Thị Thanh Hương (2002), Cấy chỉ điều trị giảm đau trong hội
chứng vai gáy, Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam, 6,
tr. 38 – 39.
7. Trịnh Văn Minh (2007). Giải phẫu người (tập II), Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, 29-31.
8. Cao Thị Nhi ( 2002 ), Đau cột sống thắt lưng, Tạp chí Bác sỹ gia đình
số 1, Nhà xuất bản Hà Nội , tr. 40 – 43.
9. Vũ Quang Bích (2001). Phòng và chữa các chứng bệnh đau thắt lưng,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 86-100, 137-139.
10. Ngô Quý Châu (2002). Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, 252-267.
11. Bộ Y Tế (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương
khớp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 131-134.
12. Các bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2008). Bài giảng Bệnh học Nội khoa tập II. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 297-308.
13. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2006). Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 475-477.
14. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2012). Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 145-147, 154.
15. Bộ Y Tế (2011). Lý luận Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 43-56, 96, 100.
16. Nguyễn Thiên Quyến (2010). Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 278, 280, 449.
17. Hoàng Minh Hùng (2017), Đánh giá tác dụng điều trị của “Đai hộp Ngải cứu Việt” kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng. Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
18. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005). Bài giảng Y học cổ truyền tập 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 160-168.
19. Nguyễn Đức Minh (2017). Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp từ trường kết hợp với điện châm điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, 60(2), 2, 2018.
20. Đoàn Hải Nam (2005), Đánh giá tác dụng của điện châm huyệt Ủy trung và Giáp tích thắt lưng (L1 – L5) trong điều trị chứng yêu thống thể hàn thấp, Luận văn thạc sỹ y học, TrườngĐại học Y Hà Nội.
21. Hoàng Bảo Châu (2010). Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội, 594-598.
22. Kiên Chinh (2011), “Hiệu quả chứng đau thắt lưng so thoái hóa cột sống của phương pháp mãng châm”, Tạp chí Châm cứu Việt Nam, số 2/2011, tr.18-26.
23. Nghiêm Hữu Thành (2010), “Nghiên cứu cơ sở khoa học của điện châm trong điều trị một số chứng đau”, Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KC10-30/06. Tr. 120-140
24. Nguyễn Tài Thu, Nguyễn Năng An, Nguyễn Tuất (1972). Dùng phương pháp châm cứu mới chữa 30 trường hợp đau thắt lưng do cột sống. Tạp chí Đông y, 118, 43-49.
25. Nguyễn Thị Thanh Tú (2009). Đánh giá tác dụng cao dán Thiên Hương trong điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
26. Trần Thái Hà (2008), Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp điện châm, xoa bóp kết hợp vật lý trị liệu, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
27. Lưu Thị Hiệp (2004). Đánh giá hiệu quả phối hợp châm cứu và tập vật lý trị liệu vào điểu trị đau thắt lưng do thoái hóa. Tạp chí châm cứu Việt Nam, 3, 30-38.
28. Lương Thị Dung, Trần Quốc Toán (2008). Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Tạp chí châm cứu Việt Nam, 3, 19-23.
29. Hoàng Văn Dũng (2011). Chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp. Tổng hội Y Dược học – Hội thấp khớp học Việt Nam, Nha Trang tháng 7/2011: tr. 56- 59
30. Tarasenko Lidiya (2003), Nghiên cứu điều trị hội chứng Đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống L1 – S1 bằng mãng châm, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Y Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). Thoái hóa khớp. Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: tr.138-151.
32. Trần Thị Kiều Lan (2009). Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp với thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
33. Lại Đoàn Hạnh (2008), Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp thủy châm, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
34. Nguyễn Tiến Hưng (2012). Đánh giá tác dụng của đại trường châm kết hợp laser châm trong điều trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng, Luận văn Thạc sĩ Y học, Viện Y học cổ truyền Quân Đội, Hà Nội.
35. Phạm Hồng Vân (2013). Nghiên cứu đặc điểm sinh học huyệt Thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể Thận hư, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
36. Trần Quốc Bình (2011). Đánh giá hiệu quả của viên nang bát vị quế phụ kết hợp ôn điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưng thể thận dương hư. Tạp chí y học thực hành, 752(2), 88-92.
37. Phạm Thị Ngọc Bích (2015). Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện trường châm kết hợp với bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh”, Luận văn bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
38. Nguyễn Thu Hương (2016). Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp “Cát căn thang” trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
39. Valal Y.P (1998), Đau thắt lưng, Hội thảo khoa học Pháp Việt, Hạ Long, tr. 124-126.
40. Phạm Hồng Vân (2014). Nghiên cứu đặc điểm huyệt Thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
41. Nguyễn Thị Hải Yến (2015). Đánh giá tác dụng điều trị của châm cứu kết hợp với xông thuốc Y học cổ truyền trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp, Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
42. Triệu Thị Thùy Linh (2015). Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
43. Trương Minh Việt (2005). Nghiên cứu tác dụng điều trị đau dây thần kinh hông to bằng phương pháp xoa hóp bấm huyệt. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội.
44. Mai Trung Dũng (2006). Điều trị đau, cơ sở sinh học và bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 90.
45. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương và cộng sự (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
46. Bộ Y tế (2018). Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ năm, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
47. Nguyễn Nhược Kim chủ biên (2011). Lý luận Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
48. Trần Văn Kỳ (2014). Dược học cổ truyền. Nhà xuất bản Đồng Nai.
49. Nguyễn Hoài Linh (2016), Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Quyên tý thang” kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú.
50. Đỗ Tất Lợi (2015). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
51. Hoàng Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn (2016). Phương tễ học, Nhà xuất bản Thuận Hóa.
52. Nguyễn Hoài Linh (2016), Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc
“Quyên tý thang” kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân đau vai
gáy do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội tr
Nguồn: https://luanvanyhoc.com