Đánh giá tác dụng của viên khớp VINTONG kết hợp phương pháp tiêm Knee-Collagen nội khớp điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát

Đánh giá tác dụng của viên khớp VINTONG kết hợp phương pháp tiêm Knee-Collagen nội khớp điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của viên khớp VINTONG kết hợp phương pháp tiêm Knee-Collagen nội khớp điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát.Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp trong nhóm các bệnh xương khớp, bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng đến lao động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên toàn thế giới, chủ yếu do đau và hạn chế vận động – lý do chính khiến người bệnh đến bệnh viện và phòng khám chuyên khoa để điều trị [1].
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân chính gây ra cơn đau dai dẳng kéo dài nhiều năm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối có triệu chứng được chẩn đoán bởi bác sĩ lâm sàng dao động từ 4,2% –15,5%, tăng dần theo tuổi già và có liên quan đến khu vực, đạo đức, v.v. [54]. Trong dân số Trung Quốc, tỷ lệ mắc thoái hóa khớp có triệu chứng là 8,1%, có sự khác biệt về giới tính (10,3% ở nữ và 5,7% ở nam) và vùng (ở nông thôn cao hơn 2 lần so với thành thị) [56]. Tỷ lệ phổ biến thoái hóa khớp gối dựa trên chụp X quang cao hơn nhiều, khoảng 80% dân số trên 65 tuổi cho thấy bằng chứng chụp X quang, và chỉ 60% trong số đó có các triệu chứng. Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau đớn và tàn tật trên toàn thế giới, xếp thứ 11 trong số 291 căn bệnh gây tàn tật trên toàn cầu.


Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối được áp dụng như: điều trị không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc, điều trị tiêm nội khớp, điều trị can thiệp ngoại khoa, vật lý trị liệu và PHCN… tuy nhiên, chưa có phương pháp điều trị nào khẳng định hiệu quả khỏi hoàn toàn trên lâm sàng. Dó đó, mục tiêu trong điều trị thoái hóa khớp gối chủ yếu vẫn là làm chậm quá trình tiến triển bệnh, quản lý bệnh ổn định, giảm đau cải thiện chức năng khớp và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Viên khớp Vintong có nguồn gốc từ bài thuốc KNC theo kinh nghiệm của PGS.TS Đậu Xuân Cảnh đã được nghiên cứu sử dụng trên thực nghiệm và lâm sàng có hiệu quả chống viêm giảm đau, phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, phục hồi chức năng xương, khớp sau chấn thương tác dụng điều trị một số bệnh xương khớp mạn tính như: Đau lưng, đau thần kinh tọa và đau khớp [29], [43], [61], [70], [79].
Từ năm 2010, sản phẩm collagen được đưa vào sử dụng trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp dựa trên quan điểm mới bệnh lý cơ xương khớp là bệnh lý collagen [79]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy collagen có giá trị bảo vệ các mô của hệ thống cơ xương khớp, chống lại tác dụng của việc quá tải thường được dùng trong hỗ trợ cải thiện chức năng khớp và giảm đau trong thoái hóa khớp mang lại hiệu quả cao [77], [78]
Với mong muốn kết hợp ưu điểm điều trị của viên khớp Vintong và phương pháp tiêm collagen nội khớp mang lại kết quả tốt, đồng thời cung cấp cho người thầy thuốc sự lựa chọn phương pháp điều trị bệnh thoái khớp gối, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của viên khớp VINTONG kết hợp phương pháp tiêm Knee-Collagen nội khớp điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của viên khớp Vintong kết hợp tiêm Knee-Collagen
nội khớp trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………. 3
1.1. Thoái hóa khớp gối theo y học hiện đại………………………………………………..3
1.1.1. Chức năng sinh lý khớp gối…………………………………………………… 3
1.1.2. Thoái hóa khớp gối………………………………………………………………. 5
1.2. Phương pháp tiêm Knee-Collagen nội khớp………………………………………..14
1.2.1. Đại cương về collagen………………………………………………………… 14
1.2.2. Vai trò của collagen trong y học …………………………………………… 14
1.2.3. Sản phẩm MD-Knee…………………………………………………………… 16
1.3. Thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền…………………………………………….16
1.3.1. Thể phong hàn thấp tý ………………………………………………………… 17
1.3.2. Thể nhiệt tý ………………………………………………………………………. 18
1.3.3. Tổng quan về viên khớp Vintong …………………………………………. 19
1.3.4. Tình hình nghiên cứu điều trị thoái hóa khớp gối trên thế giới và ở
Việt Nam………………………………………………………………………….. 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………… 29
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………………..29
2.1.1. Viên khớp Vintong…………………………………………………………….. 29
2.1.2. Sản phẩm MD-Knee…………………………………………………………… 29
2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………30
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân …………………………………………………. 30
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………….. 31
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………………31
2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………….31
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………. 312.4.2. Cỡ mẫu…………………………………………………………………………….. 31
2.4.3. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu …………………………………….. 32
2.5. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………………….33
2.5.1. Liệu trình điều trị……………………………………………………………….. 33
2.5.2. Chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………. 35
2.5.3. Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị…………………………………….. 39
2.5.4. Theo dõi và đánh giá tác dụng không mong muốn…………………… 40
2.5.5. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến đến kết quả điều trị………. 40
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………………………………..40
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………… 42
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..42
3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………… 42
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vị trí khớp bị tổn thương ……. 44
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ………………………… 45
3.1.4. Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS ………………………….. 45
3.1.5. Mức độ hạn chế tầm vận động khớp gối ………………………………… 46
3.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu …………………… 47
3.1.7. Phân loại bệnh nhân theo chẩn đoán Y học cổ truyền………………. 47
3.2. Đánh giá kết quả điều trị…………………………………………………………………..48
3.2.1. Kết quả điều trị trên lâm sàng………………………………………………. 48
3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị chung …………………………………………… 52
3.3. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………………………………………54
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị…………………………………………..55
3.4.1. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ có hiệu quả điều trị ở D28 của nhóm
nghiên cứu theo mô hình hồi qui Logistic………………………………….. 553.4.2. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ hiệu quả điều trị tốt ở D28 của nhóm
nghiên cứu theo mô hình hồi qui Logistic………………………………… 56
3.4.3. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ cải thiện tầm vận động khớp gối ở
D28 của nhóm nghiên cứu theo mô hình hồi qui Logistic. …………… 57
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 58
4.1. Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu……………………………………….58
4.1.1. Tuổi…………………………………………………………………………………. 58
4.1.2. Giới tính …………………………………………………………………………… 60
4.1.3. Thời gian mắc bệnh……………………………………………………………. 61
4.1.4. Nghề nghiệp ……………………………………………………………………… 61
4.1.5. Đặc điểm BMI…………………………………………………………………… 62
4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị của bệnh
nhân nghiên cứu ……………………………………………………………………………….64
4.2.1. Bàn luận về vị trí khớp thoái hóa………………………………………….. 64
4.2.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng trước điều trị …………………………. 65
4.2.3. Bàn luận về mức độ tổn thương khớp gối trên X quang theo
Kellggren và Lawrence…………………………………………………………… 66
4.2.4. Bàn luận Chẩn đoán y học cổ truyền …………………………………….. 67
4.3. Bàn luận về tác dụng của viên khớp Vintong kết hợp tiêm Knee –
collagen nội khớp trong điều thoái hóa khớp gối thoái hóa khớp gối
nguyên phát của phương ……………………………………………………………………68
4.3.1. Sự thay đổi điểm đau VAS sau điều trị………………………………….. 68
4.3.2. Sự thay đổi thang điểm WOMAC sau điều trị ………………………… 70
4.3.3. Tác dụng cải thiện tầm vận động khớp gối …………………………….. 72
4.3.4. Tác dụng cải thiện chỉ số Lequesne ………………………………………. 74
4.4. Tác dụng không mong muốn của phương pháp …………………………………..76
4.5. Bàn luận về hiệu quả điều trị chung……………………………………………………764.6. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của nhóm
nghiên cứu……………………………………………………………………………. 77
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………. 79
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………… 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng giá mức độ hạn chế gấp khớp gối ……………………………. 37
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ tổn thương theo thang điểm Lequesne……….. 38
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi……………………………… 42
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới …………………………….. 42
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp………………….. 43
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh………… 43
Bảng 3.5. Đặc điểm chỉ số khối cơ thế (BMI) của các ĐTNC………………. 44
Bảng 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vị trí khớp bị tổn thương … 44
Bảng 3.7. Các dấu hiệu lâm sàng tại khớp thoái hóa …………………………… 45
Bảng 3.8. Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS ………………………. 45
Bảng 3.9. Mức độ hạn chế chức năng của khớp gối theo Lequesne ………. 46
Bảng 3.10. Mức độ hạn chế tầm vận động khớp gối …………………………….. 46
Bảng 3.11. Mức độ tổn thương khớp gối trên Xquang ………………………….. 47
Bảng 3.12. Phân loại bệnh nhân theo chẩn đoán Y học cổ truyền …………… 47
Bảng 3.13. So sánh mức độ giảm điểm đau trung bình VAS tại các thời điểm .48
Bảng 3.14. Mức độ cải thiện chỉ số Lequesne trước sau điều trị …………….. 49
Bảng 3.15. Mức độ cải thiện điểm Womac trung bình tại các thời điểm …. 50
Bảng 3.16. Mức độ cải thiện TVĐ khớp gối tại từng thời điểm ……………… 52
Bảng 3.17. Kết quả điều trị chung …………………………………………………….. 52
Bảng 3.18. Phân bố kết quả theo chẩn đoán YHCT ……………………………… 53
Bảng 3.19. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ………………………… 54
Bảng 3.20. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ có hiệu quả điều trị……………….. 55
Bảng 3.21. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ hiệu quả điều trị tốt……………….. 56
Bảng 3.22. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ cải thiện tầm vận động khớp gối.. 57DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. X.quang Thoái hóa khớp gối………………………………………………. 3
Hình 1.2. Hình ảnh khớp gối bình thường và bị thoái hóa …………………….. 5
Hình 1.3. Phần loại giai đoạn thoái hóa khớp gối trên Xquang Kellgren và
Lawrence ………………………………………………………………………. 11
Hình 1.4. Cấu trúc sợi Collagen ……………………………………………………… 14
Hình 1.5. Quá trình tổng hợp collagen……………………………………………… 15
Hình 2.1. Viên khớp Vintong …………………………………………………………. 29
Hình 2.2. Sản phẩm MD-Knee ……………………………………………………….. 29
Hình 2.3. Kỹ thuật tiêm khớp gối đường trước………………………………….. 34
Hình 2.4. Đo độ gấp duỗi của khớp gối …………………………………………… 3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment