Đánh giá tác dụng của viên nén Thần tiên giải ngữ điều trị chứng thất ngôn ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Đánh giá tác dụng của viên nén Thần tiên giải ngữ điều trị chứng thất ngôn ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Luận văn Đánh giá tác dụng của viên nén “Thần tiên giải ngữ” điều trị chứng thất ngôn ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp.Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thuộc hệ thần kinh, đã và đang là vấn đề y học và y tế lớn mang tính thời sự trên toàn thế giới. Bệnh có tần suất 0,2% trong cộng đồng, phần lớn ở người trên 65 tuổi với tỷ lệ xấp xỉ 1% [1]. Dự báo đến năm 2020, TBMMN sẽ là 1 trong 4 bệnh phổ biến dẫn đầu cùng với bệnh tim, trầm cảm và tai nạn giao thông [36]. Trong đó, trên 80% các trường hợp TBMMN có nguồn gốc thiếu máu cục bộ hay còn gọi là nhồi máu não (NMN) [15].

Cùng với sự phát triển của xã hội và y học, tỷ lệ sống sót sau TBMMN càng lớn cũng đồng nghĩa với tỷ lệ tàn tật do TBMMN càng tăng. Di chứng của bệnh nhân (BN) sau TBMMN bao gồm các di chứng về vận động, cảm giác, các rối loạn chức năng cao cấp của vỏ não… Một trong số đó là tình trạng thất ngôn, đây cũng chính là nguyên nhân âm thầm gây cản trở về mặt hòa nhập xã hội cũng như về chất lượng cuộc sống của BN sau tai biến. Thất ngôn là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não, là bệnh lý của “các quá trình ngôn ngữ trung tâm”, gồm các thức ngôn ngữ như: hiểu lời nói, hiểu chữ viết, diễn đạt bằng lời nói và chữ viết [11].

Nếu như trước đây, các nhà lâm sàng chỉ tập trung điều trị làm thế nào để giảm thiểu các di chứng về vận động thì ngày nay, khi xã hội phát triển, cuộc sống con người không ngừng được nâng cao, việc phục hồi rối loạn ngôn ngữ sau TBMMN mang ý nghĩa y học, xã hội và nhân văn sâu sắc [19].

Trên thế giới, ngành ngôn ngữ trị liệu phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai với việc hình thành môn khoa học chuyên nghiên cứu và điều trị các rối loạn về phát âm. Đây là cơ sở cho việc thực hành phục hồi ngôn ngữ cho BN sau NMN của chuyên ngành phục hồi chức năng.

Nền y học cổ truyền phương Đông cũng đã có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này. Tác giả Lê Văn Hải và Vũ Thường Sơn (Viện châm cứu Việt Nam – 2001) nghiên cứu điều trị rối loạn phát âm ở bệnh nhân TBMMN bằng điện châm [19]. Tác giả Đào Hữu Minh và Triệu Kinh Sinh (2005) áp dụng phương pháp kết hợp đầu châm và thiệt châm điều trị chứng thất ngôn sau TBMMN [27]. Kết quả cho thấy chức năng ngôn ngữ của bệnh nhân được điều trị đã được cải thiện rõ rệt so với nhóm đối chứng. Như vậy, nền Y học cổ truyền đã quan tâm và có nhiều nghiên cứu phục hồi ngôn ngữ cho BN thất ngôn bằng châm cứu. Tuy nhiên điều trị bằng châm cứu có một số hạn chế như: thủ thuật chỉ thực hiện được ở cơ sở y tế, châm cứu kéo dài gây đau tại chỗ châm và phải có những khoảng nghỉ… Một hướng mới điều trị chứng thất ngôn ở BN TBMMN là dùng thuốc YHCT đã được Trung Quốc áp dụng rộng rãi nhiều năm gần đây [55],[57]. Phương pháp này được chứng minh là có hiệu quả điều trị và BN sử dụng rất thuận tiện, đây chính là ưu thế so với phương pháp châm cứu.

“Thần tiên giải ngữ đan” là bài thuốc cổ phương nằm trong quyển “Phụ nhân đại toàn lương phương”, đã được nghiên cứu đưa vào lâm sàng điều trị cho BN thất ngôn do trúng phong tại các bệnh viện Trung y Trung Quốc và đạt được kết quả khá tốt [53], [56], [58]. Trong khi đó, ở Việt Nam đến nay chưa có nghiên cứu nào dùng thuốc YHCT để điều trị bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ sau TBMMN.

Với mong muốn kế thừa và phát huy nền y học cổ truyền, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả phục hồi chức năng ngôn ngữ trên bệnh nhân TBMMN, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của viên nén “Thần tiên giải ngữ” điêu trị chứng that ngôn ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp” với các mục tiêu sau:

1. Mô tả hiệu quả điều trị của viên nén “Thần tiên giải ngữ” trong chứng thất ngôn trên BN NMN vùng bán cầu sau giai đoạn cấp.

2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. DỊCH TỄ HỌC TBMMN VÀ RỐI LOẠN NGÔN NGỮ SAU TBMMN 3

1.1.1. Tình hình TBMMN và rối loạn ngôn ngữ trên thế giới 3

1.1.2. Tình hình TBMMN và rối loạn ngôn ngữ ở Việt Nam 4

1.2. NHỒI MÁU NÃO VÀ THẤT NGÔN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 5

1.2.1. Định nghĩa TBMMN và nhồi máu não 5

1.2.2. Chẩn đoán nhồi máu não 7

1.2.3. Nguyên tắc điều trị nhồi máu não 11

1.2.4. Giải phẫu sinh lý các cấu trúc bán cầu đại não có liên quan đến

chức năng ngôn ngữ 12

1.2.5. Khái niệm thất ngôn và phân loại 15

1.3. TBMMN VÀ THẤT NGÔN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 19

1.3.1. Chứng trúng phong 19

1.3.2. Di chứng trúng phong 21

1.3.3. Cơ sở lý luận theo YHCT về chứng thất ngôn 24

1.3.4. Một số nghiên cứu điều trị thất ngôn sau trúng phong bằng YHCT  25

1.4. BÀI THUỐC “THẦN TIÊN GIẢI NGỮ ĐAN” 27

CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 29

2.1.1. Bài thuốc nghiên cứu 29

2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 30

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32

2.2.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân 33

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIẾN CỨU 33

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 33

2.3.2. Quy trình nghiên cứu 33

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 35

2.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị 37

2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 38

2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40

3.1.1. Đặc điểm NMN trên lâm sàng 40

3.1.2. Phân loại mức độ di chứng lúc vào của hai nhóm 44

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 48

3.2.1. Kết quả trên lâm sàng 48

3.2.2. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc 59

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61

4.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA HAI NHÓM NGHIÊN CỨU 62

4.1.1. Tuổi 62

4.1.2. Giới 63

4.1.3. Vị trí tổn thương trên lâm sàng 64

4.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh 66

4.1.5. Đặc điểm về mức độ di chứng lúc vào của hai nhóm 67

4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 70

4.2.1. Kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm Orgogozo 70

4.2.2. Kết quả phục hồi chức năng ngôn ngữ bằng viên nén “Thần tiên

giải ngữ” 71

4.2.3. Kết quả phục hồi ngôn ngữ theo thời gian bị bệnh 75

4.3. TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC “THẦN TIÊN GIẢI NGỮ ĐAN”

ĐỐI VỚI CHỨNG THẤT NGÔN SAU TRÚNG PHONG THEO QUAN ĐIỂM CỦA YHCT 76

4.4. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA BÀI THUỐC “THẦN TIÊN

GIẢI NGỮ ĐAN” 78

4.4.1. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng 78

4.4.2. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 79

KÉT LUẬN 80

KIÉN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

Leave a Comment