Đánh giá tác dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng bài thuốc COPD – HV kết hợp luyện thở dưỡng sinh và thuốc Y học hiện đại
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng bài thuốc COPD – HV kết hợp luyện thở dưỡng sinh và thuốc Y học hiện đại.“Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD – Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là tình trạng bệnh có hạn chế thông khí mà không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại” [11].
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO – World Health Organization), năm 1990, tỷ lệ mắc COPD trên toàn thế giới ước tính khoảng 9,34/1.000 ở nam và 7,33/1.000 ở nữ đã tăng lên thành 210 triệu năm 2011 [55] và lên tới 250 triệu năm 2016 [56]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ [44], đồng thời là nguyên nhân của khoảng 5,5% số ca tử vong toàn cầu (con số này ở các nước đang phát triển là 6,06% và ở các nước phát triển là 3,78%) [47]. Tại Mỹ, báo cáo của CDC (Centers for Disease Control and Prevention – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ) năm 2014 cho thấy, tỷ lệ mắc COPD dao động từ 4 đến 12,3% tùy từng tiểu bang và các bang khác nhau, cao nhất ở khu vực dọc theo sông Ohio và Mississippi [43]. Tại Việt Nam, một khảo sát năm 2010 của Đinh Ngọc Sỹ báo cáo tỷ lệ này là 2,2% dân số cả nước [27]. Tuy nhiên, con số này trong thống kê năm 2015 của Nguyễn Việt Nhung đã tăng lên thành 6,9% (khoảng tin cậy 95% CI: 5,7-8,3) [51].
Thực tế cho thấy, việc gia tăng số đợt cấp trong năm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là nhóm bệnh nhân cao tuổi. Trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” theo GOLD 2018 (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) được Bộ Y tế Việt Nam cập nhật đã thống nhất về phác đồ điều trị bệnh lý này bao gồm: liệu pháp oxy, thông khí nhân tạo, giãn phế quản, glucocorticoids, kháng sinh nếu có bội nhiễm [34]. Do đó, việc điều trị dự phòng COPD khi bệnh ở giai đoạn ổn định là một việc làm hết sức cần thiết.
Y học cổ truyền với nguồn dược liệu phong phú và nhiều phương pháp điều trị dùng thuốc, không dùng thuốc tỏ ra khá có hiệu quả đối với các bệnh lý mạn tính, trong đó có bệnh lý về hô hấp. COPD – HV là bài thuốc Bổ trung ích khí gia thêm các vị thuốc bổ thận ích tinh, có tác dụng tốt trong điều trị COPD giai đoạn ổn định. Luyện thở dưỡng sinh là phương pháp luyện tập có tác dụng nâng cao có tác dụng điều hòa khí huyết, nâng cao sức khỏe, cải thiện triệu chứng của các bệnh mạn tính.
Kết hợp bài thuốc COPD – HV và việc tập luyện khí công dưỡng sinh là phương pháp mới nhằm mục đích mang lại hiệu quả về việc “điều khí toàn thân”, đem lại tác dụng tối ưu nhất cho các bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào minh chứng tác dụng của phương pháp, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng bài thuốc COPD – HV kết hợp luyện thở dưỡng sinh và thuốc Y học hiện đại” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng bài thuốc COPD – HV với luyện thở dưỡng sinh 4 thì Nguyễn Văn Hưởng và thuốc Y học hiện đại trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN
ĐỀ………………………………………………………..……….1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………….. 3
1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo y học hiện đại ……… 3
1.1.1. Khái niệm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính………………………………… 3
1.1.2. Sinh lý quá trình trao đổi khí và rối loạn trao đổi khí ở phổi………. 3
1.1.3. Yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính……………………. 5
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính………………………. 6
1.1.5. Lâm sàng…………………………………………………………………………… 7
1.1.6. Cận lâm sàng……………………………………………………………………… 8
1.1.7. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định…………. 11
1.2. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo y học cổ truyền ….. 12
1.2.1. Bệnh danh ……………………………………………………………………….. 12
1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ ……………………………………………………….. 14
1.2.3. Phân thể lâm sàng và điều trị………………………………………………. 17
1.3. Tổng quan về bài thuốc COPD – HV sử dụng trong nghiên cứu……… 20
1.3.1. Xuất xứ …………………………………………………………………………… 20
1.3.2. Thành phần bài thuốc ………………………………………………………… 20
1.3.3. Cơ chế tác dụng của bài thuốc COPD – HV…………………………… 20
1.4. Tổng quan về bài tập thở bốn thì của Nguyễn Văn Hưởng…………….. 21
1.5. Một số nghiên cứu có liên quan ………………………………………………… 22
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới…………………………………………………….. 221.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………………. 26
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………………………………….. 27
2.1. Chất liệu nghiên cứu ……………………………………………………………….. 27
2.1.1. Bài thuốc COPD – HV……………………………………………………….. 27
2.1.2. Bài tập thở bốn thì theo phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn
Hưởng……………………………………………………………………………………… 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………… 29
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu………………………………… 29
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………. 30
2.3. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu………………………………… 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….. 30
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………… 30
2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu…………………………………………………………. 30
2.4.3. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………. 32
2.4.4. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu………………………………………. 33
2.4.5. Công cụ và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu………………………. 35
2.4.6. Các bước tiến hành……………………………………………………………. 35
2.4.7. Phương pháp đánh giá kết quả…………………………………………….. 36
2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………………….. 38
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………… 39
2.6. Phương pháp khống chế sai số ………………………………………………….. 39
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 403.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định ……………… 40
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ………………………………………… 40
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi………………………………………. 41
3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu ………………….. 41
3.1.4. Yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nghiên cứu……………………………….. 42
3.1.5. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu ……………………… 42
3.1.6. Một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân nghiên cứu……………….. 43
3.2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn
định bằng bài thuốc COPD – HV với luyện thở dưỡng sinh 4 thì Nguyễn
Văn Hưởng và thuốc Y học hiện đại trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm
sàng ……………………………………………………………………………………………. 45
3.2.1. Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng nhập viện ………………………….. 45
3.2.2. Sự thay đổi một số thang điểm đánh giá ……………………………….. 45
3.2.3. Sự thay đổi chức năng thông khí …………………………………………. 47
3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị…………………. 48
3.3.1. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “COPD-HV”………… 48
3.3.2. Tác dụng không mong muốn của phương pháp luyện thở dưỡng
sinh …………………………………………………………………………………………. 50
3.3.3. Sự thay đổi mạch, huyết áp của bệnh nhân nghiên cứu……………. 50
3.3.4. Sự thay đổi chỉ số công thức máu cơ bản của bệnh nhân nghiên
cứu………………………………………………………………………………………….. 50
3.3.5. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu cơ bản của bệnh nhân nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………….. 51
Chương 4 BÀN LUẬN ……………………………………………………………………. 524.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ………………………………… 52
4.1.1. Đặc điểm tuổi và nhóm tuổi, tuổi trung bình …………………………. 52
4.1.2. Phân bố giới tính của bệnh nhân nghiên cứu………………………….. 53
4.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu ………………….. 55
4.1.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nghiên cứu ……………………………. 56
4.1.5. Thời gian mắc bệnh, triệu chứng lâm sàng và số lần tái phát đợt
cấp trong năm của bệnh nhân nghiên cứu………………………………………. 57
4.1.6. Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân nghiên cứu ……………….. 60
4.2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn
định bằng bài thuốc COPD – HV với luyện thở dưỡng sinh 4 thì Nguyễn
Văn Hưởng và thuốc Y học hiện đại trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm
sàng ……………………………………………………………………………………………. 62
4.3. Về tác dụng không mong muốn của phương pháp………………………… 67
4.3.1. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “COPD-HV” trong quá
trình điều trị ……………………………………………………………………………… 67
4.3.2. Tác dụng không mong muốn của phương pháp luyện thở dưỡng
sinh …………………………………………………………………………………………. 67
4.3.3. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau điều trị …………………. 67
4.3.4. Chỉ số công thức máu cơ bản trước và sau điều trị …………………. 67
4.3.5. Chỉ số sinh hóa máu cơ bản trước và sau điều trị……………………. 67
KẾT LUẬN……………………………………………………..…………..66
KIẾN NGHỊ…………………………………………………..…………….67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lụ
Nguồn: https://luanvanyhoc.com